Đối với Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 79 - 84)

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) là một tổ chức phi chính phủ, đƣợc chính thức thành lập ngày 20/12/2001 theo quyết định số 35/2001/QĐ-BTCCBCP do Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ phê duyệt trên nguyên tắc tự nguyện, quản lý dân chủ và cùng có lợi giữa các thành viên. Hiệp hội đƣợc thành lập mới mục tiêu tổ chức và tập hợp các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất – kinh doanh – xuất khẩu và các tổ chức khác có liên quan đến ngành Hồ tiêu Việt Nam nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới và trong nƣớc. Từ năm 2005, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Hồ tiêu thế giới [34]. Trong suốt hơn 10 năm hoạt động, Hiệp hội đã đem lại đƣợc nhiều thành tựu cho ngành Hồ tiêu Việt Nam. Tuy nhiên, với vai trò là tổ chức hƣớng dẫn và quản lý ngành, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động quảng bá, nghiên cứu và quản lý, cụ thể nhƣ sau:

3.2.2.1 Xây dựng thương hiệu và tăng cường truyền thông cho ngành hàng hồ tiêu. Nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu, gia tăng giá trị thương hiệu cho ngành hàng hồ tiêu.

Xây dựng nhận diện thương hiệu: dù xuất hiện từ rất lâu nhƣng

ngành hồ tiêu Việt Nam vẫn chƣa có một logo chung cho các sản phẩm của ngành. Hiện các sản phẩm chủ yếu vẫn xuất khẩu với các hình thức khác nhau và nhỏ lẻ,

chƣa có thƣơng hiệu chung trên toàn thế giới. Việc xây dựng một logo chung cho tất cả các sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời các quốc gia tiêu thụ hoặc ngƣời tiêu dùng quốc tế sẽ nhận dạng và biết đến sản phẩm hồ tiêu Việt Nam nhiều hơn, khẳng định đƣợc thƣơng hiệu trên thị trƣờng thế giới. Tuy nhiên, việc xây dựng thƣơng hiệu không chỉ nằm ở việc đƣa ra một logo nhận diện chung cho sản phẩm hạt tiêu mà còn là việc truyền thông, quảng bá về sản phẩm để ngƣời tiêu dùng biết tới sản phẩm.

Tăng cường hỗ trợ quảng bá và truyền thông:Thƣơng hiệu của sản

phẩm đƣợc thể hiện ở các giá trị: duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mở rộng thƣơng hiệu, tận dụng kênh phân phối và tạo rào cản đối với đối thủ cạnh tranh. Đối với ngành hồ tiêu Việt Nam, việc xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu đƣợc thể hiện qua các kênh:

Kênh truyền thông trực tuyến: xây dựng website của ngành theo mục đích quảng bá sản phẩm, ngôn ngữ Việt – Anh (bởi tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu. và các quốc gia sử dụng sản phẩm tiêu Việt Nam đều sử dụng phổ biến ngôn ngữ này); đăng tải các bài báo trên các website quốc tế uy tín để giới thiệu về sản phẩm hồ tiêu; tăng cƣờng quảng cáo cho các sản phẩm mới trên các kênh quảng cáo website và tivi…

Kênh truyền thông trực tiếp: Tham gia vào các phòng thƣơng mại, các doanh nghiệp thuộc ngành để tiếp thị hình ảnh, tham dự các hội chợ quốc tế để quảng bá thƣơng hiệu, hay tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi nấu ăn gắn với sản phẩm hồ tiêu để tăng cƣờng quảng cáo…

3.2.2.2 Tăng cường giám sát và hướng dẫn thực hiện đối với các doanh nghiệp và người trồng tiêu

Đạt đƣợc vị trí nƣớc xuất khẩu tiêu số 1 thế giới đã khó, nhƣng giữ đƣợc vị thế lâu dài và an toàn là việc còn khó hơn. Vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất – xuất khẩu tiêu Việt Nam đƣợc đi đúng hƣớng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cần tăng cƣờng các hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lƣợng tiêu của nông dân, thƣơng lái và các doanh nghiệp sản xuất chế biến đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng. Bên cạnh đó,

cần hƣớng dẫn các cơ sở chế biến thực hiện các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm, cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn cho các đơn vị đáp ứng đƣợc điều kiện, xử lý các đơn vị không tuân thủ…

Các quy định về đảm bảo chất lƣợng từ các nƣớc nhập khẩu luôn đƣợc nâng cao và thay đổi, ví dụ nhƣ Mỹ - đối tác nhập khẩu tiêu số 1 của Việt Nam đang triển khai một số quy định mới của Luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA), do đó Chính phủ và Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam cần có sự thông tin kịp thời và hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp trong nƣớc có thể đăng ký thông tin về tiêu chuẩn chất lƣợng và chủ động xuất khẩu tiêu vào thị trƣờng Mỹ….

3.2.2.3 Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu

Qua kinh nghiệm của nhiều quốc gia, để phát triển sản phẩm, bên cạnh việc đảm bảo chất lƣợng của sản phẩm để có thể tồn tại lâu dài ở thị trƣờng, trƣớc hết cần xây dựng nhận thức của ngƣời tiêu dùng ở quốc gia đó về hình ảnh của sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp cần chú trọng đến xây dựng, đăng ký và quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, khi kênh thông tin mở rộng toàn cầu, việc đẩy mạnh quảng bá sản phẩm cũng trở nên thuận tiện hơn có thể thông qua các kênh truyền thông nhƣ internet, các bài báo, các bài quảng cáo, tham gia các hội chợ triển lãm, tài trợ các cuộc thi nấu ăn, các hoạt động từ thiện để quảng cáo hình ảnh sản phẩm…

3.2.2.4 Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hồ tiêu trên thị trường thế giới

Đa dạng hóa các sản phẩm cung ứng cho thị trƣờng: Để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm hồ tiêu Việt Nam, các doanh nghiệp chế biến cần nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của từng quốc gia để sáng tạo nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa các chủng loại mặt hàng tiêu nhƣ tiêu nghiền bột, tiêu đóng gói hút chân không, tiêu đỏ, tiêu xanh ngâm giấm… để đáp ứng tối đa nhu cầu của ngƣời tiêu dùng đang thay đổi theo từng giai đoạn.

Việc đa dạng hóa sản phẩm còn bao gồm việc thay đổi mẫu mã, bao bì, hình thức đóng gói bảo quản của các sản phẩm hồ tiêu phù hợp với văn hóa, thị hiếu của từng thị trƣờng.

Tác dụng của việc đa dạng hóa sản phẩm thúc đẩy sự xuất hiện của các thƣơng hiệu hạt tiêu Việt Nam trên các gian hàng ở các siêu thị, cửa hàng…là một hình thức quảng bá hình ảnh của sản phẩm Việt Nam, góp phần giúp ngƣời tiêu dùng thế giới quen dần với thƣơng hiệu hồ tiêu Việt Nam trong cuộc sống tiêu dùng hàng ngày, thúc đẩy tăng trƣởng xuất khẩu cho sản phẩm tiêu Việt Nam.

Nâng cao chất lƣợng sản phẩm hồ tiêu: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cần nâng cao và giám sát hoạt động nghiên cứu giống hồ tiêu mới và các biện pháp bảo vệ chất lƣợng hồ tiêu nhƣ nghiên cứu vấn nạn dịch bệnh ở các vùng trồng tiêu Việt Nam, nhất là các bệnh có nguồn gốc từ virus và vi khuẩn, nấm. Đƣa vào áp dụng quy trình canh tác tốt (GAP) và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Ngoài ra cần chú trọng áp dụng công nghệ ở khâu sơ chế cho hộ trồng tiêu và các đại lý thu mua địa phƣơng…để đảm bảo việc tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất, nâng cao chất lƣợng và uy tín thƣơng hiệu hồ tiêu Việt Nam phù hợp với công nghệ và tiêu chuẩn thế giới.

Qua nghiên cứu ở trên, có thể thấy Mỹ là quốc gia nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam, nên cần giữ vững vị thế của nƣớc ta đối với thị trƣờng này. Thị trƣờng Mỹ đòi hỏi các sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn Mỹ ASTA (American Spice Trade Association Standards 1999) gồm các tiêu chuẩn:

Black pepper reclean: tiêu đen rửa sạch bằng hơi nƣớc. Black pepper steamwashed: tiêu đen sạch.

White pepper: tiêu trắng sạch.

Tổ chức nghiên cứu lại về giá cả và chi phí: Giá cả là một lợi thế của Việt Nam, tuy nhiên cần đảm bảo cung cấp cho thế giới một mức giá cạnh tranh nhƣng không vi phạm các quy định của thƣơng mại quốc tế đồng thời đem lại nguồn thu tốt nhất cho các khâu của quá trình trồng tiêu. Vì vậy, Hiệp hội cần tổ chức nghiên cứu kỹ về ngành hàng, trong đó có chi phí sản xuất và giá thành ở mọi công đoạn. Tại các hộ trồng tiêu, cần lập dự báo tƣơng đối chính xác về diễn biến của chi phí, giá cả, tình hình sâu bệnh, năng suất sản lƣợng… Tại các trạm thu mua, thì lập bảng thông tin về chủng loại hàng hóa, giá bán buôn, bán lẻ, khối lƣợng mua bán…Các doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin về quy mô sản xuất, công nghệ và chi phí sản xuất…Sự liên kết và cung cấp thông tin đầy đủ tại các khâu đem lại những dự báo chính xác nhất làm căn cứ cho quá trình trồng, sản xuất và xuất khẩu tiêu.

3.2.2.5 Tăng cường kết nối giữa các thành phần liên quan đến sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cần tăng cƣờng gắn kết với Chính phủ, nắm bắt các thông tin, chủ trƣơng chính sách để phổ biến cho các doanh nghiệp, đồng thời kiến nghị các khó khăn, đề xuất các giải pháp cho Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu và hộ trồng tiêu đạt đƣợc mục đích.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cần tăng cƣờng vai trò trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của hộ nông dân trồng tiêu và các doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu trƣớc thị trƣờng nƣớc ngoài; giữ vai trò phân giải khi có mâu thuẫn trong nội bộ ngành và tăng cƣờng xây dựng uy tín, thƣơng hiệu của hồ tiêu Việt Nam trên trƣờng quốc tế.

Một vai trò khác của VPA là đầu mối để tổ chức và rút gọn lại kênh thu mua và sản xuất tiêu. Nhƣ đã phân tích ở trong phần thực trạng, do đặc điểm trồng trọt nhỏ lẻ của nông nghiệp Việt Nam, hệ thống kênh phân phối hồ tiêu phức tạp vì có sự tham gia của quá nhiều thành phần trung gian, trong đó có sự xuất hiện của thƣơng lái. Đây là nhóm đối tƣợng không cần thiết của khâu phân phối nhƣng lại đang giữ vai trò lớn: thu mua 80% khối lƣợng hồ tiêu để xuất khẩu, dẫn đến tình trạng ép giá và nhiễu về tiêu chuẩn do trộng các loại tiêu không cùng chất lƣợng…gây ảnh hƣởng tới thƣơng hiệu hồ tiêu Việt Nam, bên cạnh đó gây tâm lý bất an cho ngƣời trồng tiêu. Việc hoàn thiện kênh phân phối có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, giảm chi phí tối đa và nâng cao năng lực cạnh tranh của hồ tiêu Việt Nam trên thế giới.

Vậy Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cần nắm vai trò chủ đạo trong việc tổ chức lại kênh phân phối, tăng cƣờng sự liên kết của hai thành phần chính là ngƣời nông dân và doanh nghiệp để hoạt động xuất khẩu diễn ra thông suốt.

Hình 3.2: Đề xuất kênh kinh doanh hồ tiêu mới

Hộ nông dân Trạm thu mua của DN Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Quốc gia nhập khẩu Ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài

Hình 3.2 đề xuất kênh kinh doanh hồ tiêu mới, trong đó chỉ có sự xuất hiện của bốn thành phần liên quan trực tiếp từ khâu trồng đến khâu tiêu thụ tiêu. Hộ nông dân sau khi thu hoạch tiêu sẽ mang đến bán tập trung tại các trạm thu mua nhỏ ở từng địa phƣơng (có thể là hợp tác xã hoặc xây dựng các trạm thu mua nhỏ tập trung tại từng khu vực trồng tiêu nhỏ), các trạm thu mua sẽ bán hàng trực tiếp cho Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu để chế biến, trƣớc khi chuyển ra nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)