1.2. Cơ sở lý luận về chất lƣợng nhân lực tại doanh nghiệp
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực tại doanh nghiệp
1.2.4.1 Tiêu chí đánh giá về năng lực của người lao động
Trạng thái sức khỏe
Theo Tổ chức Xây dựng Thế giới WHO: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hoặc tàn phế”. Theo đó:
Sức khỏe thể chất: Là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất, càng sảng khoái và thoải mái càng khỏe mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái này là: sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng kháng bệnh, khả năng chịu đựng, thích nghi với các điều kiện môi trƣờng
Sức khỏe tinh thần: Là sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Đƣợc thể hiện ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tƣơi, những suy nghĩ mang tính lạc quan, yêu đời, quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động, ở khả năng chống lại những suy nghĩ và quan niệm bi quan, thiếu lành mạnh
Sức khỏe tinh thần là biểu hiện của nếp sống văn minh, lành mạnh, có đạo đức, là sự hài hòa và thăng bằng giữa lí trí và tình cảm.
Sức khỏe xã hội: Thể hiện sự thoải mái trong các mối quan hệ xã hội nhƣ gia đình, cơ quan, bạn bè, nơi công cộng, thể hiện ở sự đƣợc tán thành và chấp nhận của xã hội. Càng đƣợc yêu mến và đồng cảm thì sức khỏe sẽ càng tốt lên, cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, là sự hòa nhập vào môi trƣờng chung.x
Với các chỉ tiêu sức khỏe thì cần khác phƣơng pháp thực tế nhƣ cân, đo, khám định kỳ… dựa trên những tiêu chuẩn nhất định và kết luận của ngƣời có chuyên môn để đánh giá.
Tại Thông tƣ 13/2007/TT-BYT, Bộ Y tế hƣớng dẫn khám sức khỏe khi làm hồ sơ dự tuyển, khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ theo yêu cầu với ngƣời lao động và các đối tƣợng là cơ sở sử dụng ngƣời lao động với nội dung:
- Khám lâm sàng (tai-mũi-họng, răng-hàm, mặt, da liễu, ngoại khoa, nội khoa, sản phụ khoa..)
- Khám cận lâm sàng (xét nghiệm máu, nƣớc tiểu, chẩn đoán hình ảnh X Quang...)
Dự vào đó sẽ căn cứ vào kết quả để phân loại sức khỏe thành 5 loại theo Quyết định 1613 (1999) của Bộ Y tế:
- Loại I: Rất khỏe - Loại II: Khỏe
- Loại III: Trung bình - Loại 4: Yếu
- Loại 5: Rất yếu
Nhƣ đã đề cập thể lực là yêu cầu đầu tiên với NLD, là điều kiện tiền đề để phát triền trí lực, là cơ sở năng lực tƣ duy sáng tạo. Sức khỏe sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả lao động, khả năng tiếp thu, khả năng sáng tạo trong công việc, học tập vì vậy đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong đánh giá chất lƣợng NL.
Trình độ học vấn
Theo tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO), trình độ học vấn đã đạt đƣợc của một ngƣời đƣợc định nghĩa là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà ngƣời đó đã theo học.
Nhƣ vậy, trình độ học vấn là nền tảng kiến thức đầu tiên để ngƣời lao động có khả năng nắm bắt đƣợc những kiến thức chuyên môn phục vụ quá trình lao động sau này. Nó cũng là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện đào tạo, tái đào tạo phục vụ công tác nâng cao chất lƣợng NL của mình.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hiện về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đây là một trình độ đƣợc đào tạo chuyên nghiệp nên sẽ có các chỉ tiêu phản ánh rất cụ thể:
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: là % số lao động qua đào tạo trên tổng số lao động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này khái quát đƣợc trình độ chuyên môn kỹ thuật của doanh nghiệp, đƣợc tính theo công thức
Tđt=
Trong đó:
Tđt: Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động của doanh nghiệp
Lđt: : Số lao động đã qua đào tạo của doanh nghiệp
Ldn: Tổng số lao động của doanh nghiệp
- Tỷ lệ lao động theo cấp đào tạo: là tỉ lệ số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao(theo bậc đào tạo) so với tổng số lao động của doanh nghiệp (các bậc đào tạo: sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp..) được tính bằng công thức:
Tđti=
Trong đó:
Tđti: Tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn theo bậc so với tổng số lao động của doanh nghiệp
Lđti: : Số lao động đã qua đào tạo theo bậc của doanh nghiệp
Ldn: Tổng số lao động của doanh nghiệp
i: Chỉ số các bậc đào tạo Kỹ năng mềm
Là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, lao động của con ngƣời nhƣ: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, làm việc dƣới áp lực cao, kỹ năng sáng tạo...Kỹ năng mềm đƣợc phân biệt với kỹ năng cứng là trình độ chuyên môn, bằng cấp, chứng chỉ...
Những ngƣời sử dụng lao động hiện đại coi trọng các kỹ năng mềm khi đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy sự thành đạt do 25% kiến thức chuyên môn, 75% còn lại quyết định bởi những kỹ năng mềm. Chỉ số thông minh IQ (Intelligent Qoutient) đã dần đƣợc thay thế bởi chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Qoutient)
Ngoài các kiến thức chuyên môn, ngƣời lao động cần trang bị các kỹ năng hành nghề, kỹ năng mềm đảm bảo không chỉ có đƣợc việc làm mà còn có khả năng thăng tiến, phát triển bản thân, phát huy tối đa tiềm năng của mình.
1.2.4.2 Tiêu chí đánh giá về thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động
Một cá nhân dù làm gì, ở đâu hay trong bất cứ hoàn cảnh nào luôn cần duy trì ý thức và trách nhiệm của mình với công việc. Ý thức này chi phối hành vi và quyết định thành tích của ngƣời đó nên sẽ không thể thiếu khi đánh giá chất lƣợng NL.
Một cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm cao nhƣng thái độ, hành vi không tốt sẽ không thể đƣợc đánh giá cao. Các tiêu chí thƣờng đƣợc áp dụng ở thời điểm hiện tại nhƣ
-Tiêu chí đánh giá ý thứ, thái độ nghề nghiệp
-Tiêu chí đánh giá về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp -Tiêu chí đánh giá về tác phong lao động
- Tiêu chí đánh giá về tính chuyên nghiệp
Từng doanh nghiệp với văn hóa tổ chức khác nhau, thói quen khác nhau, định hƣớng khác nhau sẽ dựa trên nền tảng này để xây dựng các yêu cầu cụ thể với tổ chức của mình từ đó đƣa ra chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng ngƣời lao động.
1.2.4.3 Tiêu chí đánh giá thông qua kết quả thực hiện công việc của người lao động
Kết quả thực hiện công việc của ngƣời lao động là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lƣợng ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Đây là tiêu chí mang tính chính xác, trung thực và khách quan khi thể hiện mức độ phù hợp của ngƣời lao động với công việc đƣợc giao, sự cố gắng của cá nhân hay tập thể, khả năng và sở trƣờng của ngƣời lao động, những thuận lợi, khó khăn, cản trở khi làm việc của ngƣời lao động. từ đó có cơ sở để đƣa ra các chính sách nhằm nâng cao chất lƣợng NL tại tổ chức của mình:
- Là cơ sở tính lƣơng, phúc lợi, thù lao và đánh giá thi đua với ngƣời lao động tạo sự yên tâm khi ngƣời lao động đƣợc trả thù lao xứng đáng những gì mình đóng góp và khuyến khích với việc đánh giá thi đua
- Đề bạt nhân viên, nâng lƣơng, thuyên chuyển vị trí công tác để đạt hiệu quả cao trong công việc
- Cải thiện môi trƣờng làm việc, giải quyết những khó khăn, cản trở làm việc đang vƣớng mắc để ngƣời lao động yên tâm làm việc và cống hiến