Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC (Trang 36 - 39)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Nội dung cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp

 Yếu tổ chủ quan

Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến phân tích tài chính của một doanh nghiệp trong đó các yếu tố ảnh hƣởng nhiều là nhất là các yếu tố sau:

- Tƣ duy và trình độ quản lý của ngƣời quản lýảnh hƣởng rất công tác phân tích tài chính. Nếu lãnh đạo chú trọng đến công tác phân tích thì hoạt động này sẽ đƣợc đẩy mạnh. Ngƣợc lại nếu lãnh đão không chú trọng thì việc phân tích tài chính sẽ bị bỏ qua hoặc chỉ mang tính chất hình thức.

- Năng lực bộ máy và cán bộ phân tích có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của công tác phân tích và từ đó dẫn đến chất lƣợng của quyết định sử dụng kết quả phân tích.

- Nguồn thông tin sẵn có: doanh nghiệp có cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho cán bộ công nhân viên của công ty không, thái độ, phản ứng và cách xử lý nguồn thông sẵn có nhƣ thế nào cũng ảnh hƣởng lớn đến tiến độ cũng nhƣ hiệu quả công tác phân tích.

- Tính chất kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ Các yếu tố thời vụ cũng làm ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động của công ty và khiến cho các tỷ số tài chính có khuynh hƣớng thay đổi bất thƣờng. Chẳng hạn vào mùa vụ hàng tồn kho tăng lên cao hơn bình thƣờng nên nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho tăng lên cao hơn bình thƣờng nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho sẽ thấy công ty có vẻ hoạt động kém hiệu quả.

 Yếu tố khách quan

- Sự thay đổi của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nhƣ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát, lãi suất đều có ảnh hƣởng đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Ví dụ, lạm phát có thể ảnh hƣởng và làm sai lệch thông tin tài chính đƣợc ghi nhận trên các báo cáo tài chính khiến việc tính toán và phân tích trở nên sai lệch. Lạm phát sẽ gây ảnh hƣởng đến giá trị của dòng tiền tại một thời điểm,

làm cho dòng tiền ở các năm khác nhau sẽ có giá tiền tệ khác nhau. Điều này làm cho việc so sánh, phân tích số liệu giữa các năm có sự sai lệch.

- Các quy định về chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và nguyên tắc kế toán cũng ảnh hƣởng quan trọng đến phân tích tài chính của doanh nghiệp. Phân tích dựa trên các tỷ số tài chính phụ thuộc lớn vào tính chính xác của các báo cáo tài chính. Điều này bị ảnh hƣởng lớn bởi các nguyên tắc kế toán. Tuy nhiên nguyên tắc và thực hành kế toán lại có thể khác nhau giữa các công ty, các ngành, các quốc gia và trong các thời kỳ khác nhau. Do đó các nguyên tắc thực hành kế toán có thể làm sai lệch và làm mất đi ý nghĩa của các tỷ số tài chính.

- Môi trƣờng kinh tế và pháp luật trong đó doanh nghiệp hoạt động có ảnh hƣởng quan trọng đến phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Phân tích Báo cáo Tài chính ở Việt Nam là quá trình học tập, vận dụng lý thuyết và thực hành phân tích Báo cáo Tài chính các công ty Mỹ. Tuy nhiên do nguyên tắc thực hành kế toán và môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam có một số khác biệt nên phân tích Báo cáo Tài chính công ty Việt Nam có một số khác biệt so với phân tích tài chính của các công ty ở các nƣớc phát triển nhƣ sau: + Thứ nhất: phân tích Báo cáo Tài chính công ty Việt Nam gặp trở ngại lớn là

không có dữ liệu bình quân ngành để so sánh. Điều này làm giảm đi phần nào ý nghĩa trong việc đánh giá tình hình tài chính công ty

+ Thứ hai: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Việt Nam không tách bạch rõ ràng các khoản chi phí tiền thuê và lãi vay nên ít khi các nhà phân tích sử dụng tỷ số đo lƣờng khả năng thanh toán lãi vay và khả năng trả nợ để đánh giá. Trừ khi chỉ số này đóng một vai trò quan trọng với Ngân hàng và chủ nợ nên họ phải tìm cách tách phần chi phí này từ chi phí hoạt động tài chính

+ Thứ ba: trên góc độ nhà đầu tƣ Việt Nam và các cổ đông, chỉ số mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là rất đáng quan tâm khi quyết định đầu tƣ. Tuy nhiên do Báo cáo Kết quả kinh doanh chỉ dừng lại ở chỗ báo cáo lợi nhuận ròng là bao nhiêu, trong khi thực tế không phải tất cả các khoản Lợi nhuận ròng đều thuộc về cổ đông do công ty phải trích lập một số quỹ khác. Vì vậy chỉ tiêu Lợi nhuận ròng dễ gây sự sai lệch kỳ vọng cho cổ đông và nhà đầu tƣ.

+ Thứ tư: mức độ tin cậy của các số liệu trên báo cáo tài chính không cao, kể cả các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán nên kết quả phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty thông qua phân tích Báo cáo Tài chính thƣờng chỉ có giá trị tham khảo hơn là phản ánh thực trạng

Thứ năm: phân tích Báo cáo Tài chính công ty Việt Nam ít khi đƣợc tiến hành vì mục đích đánh giá kiểm soát bởi các nhà quản lý trong công ty mà chủ yếu do Ngân hàng hay Công ty chứng khoán là những ngƣời bên ngoài thực hiện.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)