Các chỉ tiêu sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC (Trang 52 - 56)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng phân tích tài chính tạiTập đoànCMC

2.2.3. Các chỉ tiêu sử dụng

Việc tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tƣ cũng nhƣ với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ…Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng nhƣ khả năng chi trả nợ vay…

Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lƣớt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra đƣợc xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp cũng nhƣ giúp nhà đầu tƣ, các chủ nợ kiểm tra đƣợc tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Đối với công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC họ đã áp dụng các chỉ số sau trong phân tích báo cáo tài chính:

Chỉ số thanh toán: các chỉ số trong loại này đƣợc tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không?

Chỉ số hoạt động: Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt nhƣ thế nào. Trong các chỉ số của loại này lại đƣợc chia ra các chỉ số “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”. Các chỉ số về lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty, còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào?

Chỉ số rủi ro: bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ nhƣ rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, ví dụ nhƣ việc sử dụng nợ.

Chỉ số tăng trưởng tiềm năng: đây là các chỉ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ đông và nhà đầu tƣ để xem xét xem doanh nghiệp đáng giá đến đâu và cho phép các chủ nợ dự đoán đƣợc khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có.

Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio):Đây là chỉ số đo lƣờng khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 đƣợc xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhƣng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản ngắn hạn” quá nhiều và nhƣ vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

Chỉ số thanh toán nhanh: Chỉ số thanh toán nhanh đo lƣờng mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới đƣợc đƣa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác đƣợc bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.

Chỉ số tiền mặt: (Chỉ số thanh toán tức thời) Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa

vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả?

Chỉ số dòng tiền từ hoạt động: Các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho có thể làm cho thông tin nhà các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh không thật sự mang ý nghĩa nhƣ kỳ vọng của các nhà sử dụng báo cáo tài chính. Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có đƣợc từ hoạt động

Chỉ số vòng quay các khoản phải thu: Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp đƣợc khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhƣng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và nhƣ vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vƣợt quá mức.

Trong đó: Các khoản phải

thu trung bình =

Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trƣớc và các khoản phải thu năm nay

2

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu :Cũng tƣơng tự nhƣ vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu đƣợc tiền của khách hàngsố ngày trung bình= 365/ vòng quay các khoản phải thu. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho:Chỉ số này

hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì nhƣ thế có nghĩa là lƣợng hàng tồn kho trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho: chỉ số này cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng.

Trong đó: Hàng tồn kho

trung bình =

Hàng tồn kho trong báo cáo năm trƣớc+ hàng tồn kho năm nay

2

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho:Tƣơng tự nhƣ vòng quay hàng tồn kho có điều chỉ số này quan tâm đến số ngày.

Số ngày bình quân vòng

quay hàng tồn kho =

365

vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả: Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp nhƣ thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hƣởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.

Vòng quay các khoản phải trả =

Doanh số mua hàng thƣờng niên Phải trả bình quân

Trong đó:

Doanh số mua hàng

thƣờng niên =

Giá vốn hàng bán + hàng tồn kho cuối kỳ - hàng tồn kho đầu kỳ

Kỳ phải trả bình quân =

Phải trả trong báo cáo năm trƣớc + phải trả năm nay

2 Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả:

Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả =

365

vòng quay các khoản phải trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)