Giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC (Trang 77 - 80)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính và họat động của Tập

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính

Qua phân tích tình hình tài chính tại công ty những năm qua, mặc dù Tập đoàn đã có những đầu tƣ đích đáng và chú trọng vào việc phân tích tài chính và sử dụng các nguồn số liệu đó làm cơ sở đánh giá tình hình tài chính cũng nhƣ việc vạch ra các chiến lƣợc cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tuy nhiên Tập đoàn CMC mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng các chỉ tiêu riêng lẻ, không có tính hệ thống nên chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Để hoàn thiện hệ thống phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn số liệu của Tập đoàn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, Tập đoàn CMC cần xây dựng đƣợc mô hình tổng quát thể hiện mối liên hệ của các chỉ tiêu nhƣ Dupont, xây dựng các mô hình đánh giá theo tiêu chuẩn của các tổ chức xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp để có thể hƣớng tới mục tiêu phát hành chứng khoán quốc tế. Dƣới đây là một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính của Tập đoàn:

3.2.1.1.Chú trong hơn công tác phân tích tài chính

Mặc dù Tập đoàn đã có sự coi trọng nhất định về chính sách quản lý qua các năm, đặc biệt về mặt Tài chính, Tập đoàn đã thành lập Ban tài chính riêng ở công ty mẹ và bộ phận tài chính tại các công ty con chuyên quản lý các vấn đề về tài chính tuy nhiên do mới thành lập nên các hoạt động của Ban Tài chính chƣa đem lại hiệu quả phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp

Tập đoàn cần xem xét lại cơ cấu Ban tài chính, phân định rõ vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phần, từng ngƣời trong Ban

Tập đoàn cũng cần có những chính chính sách hỗ trợ để hoạt động của ban giúp cho việc ra quyết định và quản trị tốt nhất

Tăng cƣờng tính chuyên nghiệp của Ban bằng cách chuyên môn hóa nhân viên trong Ban qua cá khóa đào tạo về nghiệp vụ.

3.2.1.2.Tăng cường năng lực bộ máy và năng lực cán bộ

Đối với sự thành công của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, trình độ, thái độ quản lý và cấu trúc bộ máy quản lý của họ. Hiện tại CMC có cấu trúc bộ máy quản lý đƣợc tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con với 10 công ty thành viên hoạt động tại Việt Nam và nhiều nƣớc trên thế giới. CMC đang có cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ và rõ ràng.

Tuy nhiên chính vì sợ gọn nhẹ nhờ sự lồng ghép một số Ban vào nhau khiến cho vai trò cũng nhƣ trách nhiệm của từng Ban không rõ ràng dẫn đến có những sự sai sót không biết quy trách nhiệm về ai và trách nhiệm của mỗi bên cũng không cao cho mỗi công việc cần hoàn thành.

Về việc tách Ban Tài chính ra khỏi Ban điều hành là một việc làm hết sức cần thiết và đúng đắn của doanh nghiệp. Hiện tại cơ cấu bộ máy của Ban tài chính còn khá sơ sài và đơn giản với số lƣợng nhân viên không đáng kể, chủ yếu đƣợc điều chuyển từ bộ phận kế toán sang, kinh nghiệm và khả năng phân tích còn hạn chế nên để hoạt động tốt Tập đoàn cần có chiến lƣợc đào tạo để nâng cao chuyên môn nhân viên Ban tài chính hoặc tuyển dụng ngững nhân viên đã có kinh nghiệp để hoạt động của Ban hiệu quả nhất theo đúng chủ chƣơng và chính sách của doanh nghiệp.

3.2.1.3.Đa dạng hóa nguồn thông tin sử dụng

Hiện tại doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn thông tin nội bộ doanh nghiệp, các nguồn thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp chƣa đƣợc doanh nghiệp

khai thác hiệu quả một phần do hạn chế của thị trƣờng chứng khoán, khả năng và trình độ của bộ phận thu thập và xử lý thông tin từ bên ngoài không chuyên nghiệp nên những thông tin thu thập từ bên ngoài doanh nghiệp độ chính xác chƣa cao và việc sử dụng các thông tin này vẫn còn hạn chế.

Doanh nghiệp cần có đầu tƣ đích đáng về năng lực chuyên môn cho bộ phận, nhân viên chuyên xử lý các thông tin từ các nguồn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Vì những nguồn thông tin từ 2 nguồn này có giá trị rất lớn đối với những quyết định chiến lƣợc cho sự phát triển của doanh nghiệp.

3.2.1.4.Tăng cường đầu tư cho bộ phận phân tích

Doanh nghiệp cần có sự đầu tƣ hơn nữa về máy móc, trang thiết bị cũng nhƣ đầu tƣ về năng lực chuyên môn cho Ban, bộ phận thực hiện việc phân tích tài chính của doanh nghiệp.

3.2.1.5.Các giải pháp khác

Ngoài ra Tập đoàn cũng cần phải lƣu ý đến nhân tố thúc đẩy sự phát triển của Tập đoàn ngoài yếu tố tài chính nhƣ: chính sách (lƣơng, thƣởng), quy chế, quản lý, giám sát, hỗ trợ ... của Tập đoàn:

Xây dựng và hoàn thiện quy chế Tập đoàn để tạo động lực phát triển kinh doanh và kiểm soát tốt rủi ro, xây dựng năng lực quản trị cho các cán bộ quản lý, nâng cao năng lực dự báo, tận dụng tốt các cơ hội của thị trƣờng

Bổ sung và hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị thông suốt, chính xác và kịp thời, phục vụ tốt cho công tác quản lý và ra quyết định của các cấp lãnh đạo.

Tăng cƣờng giám sát, hỗ trợ và chỉ đạo điều hành từ Ban quản lý của Tập đoàn tới các đơn vị thành viên hƣớng tới thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh mà công ty đã đề ra.

Về công tác phát triển nhân sự: Cần chú trọng đào tạo và nâng cao năng lực hơn nữa cho đội ngũ kỹ sƣ và cán bộ công nhân viên để nâng cao năng lực sản xuất và chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ.

Về quan hệ đối tác, phải không ngừng tăng cƣờng và mở rộng quan hệ với các đối tác công nghệ hàng đầu giúp CMC luôn mang đến những sản phẩm, dịch vụ công nghệ chất lƣợng cao, nhiều tiện ích và tiên tiến nhất đến với khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)