7. Bố cục của luận văn
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính và họat động của Tập
3.2.2. Giải pháp về hoạt động của Tập đoàn
Đứng trƣớc sự suy thoái kinh tế toàn cầu, Năm 2013 là một năm đầy thách thức đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Tập đoàn CMC nói riêng. Suy thoái toàn cầu và khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thị trƣờng CNTT Việt Nam vẫn là thị trƣờng mới nổi, nhu cầu đầu tƣ của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân vẫn còn rất lớn. Vì vậy Tập đoàn CMC cần có những biện pháp và chiến lƣợc cụ thể hơn nữa để phát triển sản xuất kinh doanh cũng nhƣ cải thiện tình hình tài chính của công ty cụ thể: tình hình công nợ, khả năng thanh toán cũng nhƣ hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có.
3.2.2.1.Điều chính hợp lý hóa cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
Nhƣ đã phân tích ở phần thực trạng có cấu tài sản của CMC đang ở trạng thái mạo hiểm: Tài sản ngắn hạn giảm mạnh qua các năm từ năm 2010: 77% đến năm 2012 giảm xuống còn 26,4 %, Tài sản dài hạn tăng từ từ 23% lến 73,6%.
Cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn khá ổn định qua 3 năm. Dao động với biên độ hẹp (không quá 2%) và xung quanh ở cấu trúc: 37% Nợ phải trả và 63% Vốn chủ sở hữu. Với cấu trúc vốn nhƣ trên, có thể thấy Tập đoàn sử dụng khá nhiều nợ (gần gấp đôi vốn chủ sở hữu), điều này sẽ làm cho doanh nghiệp có thể tiến hành kinh doanh với quy mô lớn hơn rất nhiều nguồn vốn chủ sở hữu đang có.
Nhìn vào cơ cấu Tài sản và cơ cấu nguồn vốn của CMC ta nhìn thấy vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ đƣợc khoảng 50% giá trị tài sản dài hạn, số còn lại Tập đoàn phải tài trợ bằng các nguồn nợ phải trả. Trong nợ phải trả, nợ dài hạn chỉ chiếm hơn 10% tổng nguồn vốn. Nhƣ vậy còn hơn 20% giá trị tài sản dài hạn bắt buộc phải dùng nợ ngắn hạn để tài trợ. Đây là sự bất hợp lý trong sự cân đối này. Với cách tài trợ nêu trên, tập đoàn đứng trƣớc nguy cơ rủi ro thanh toán rất cao khi dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, đồng thời làm tăng chi phí sử dụng vốn và đƣa tình hình tài chính vào tình trạng không lành mạnh, sức khỏe tài chính kém, độ rủi ro cao.
Để cải thiện điều này CMC cần nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu là một trong những yêu cầu bức thiết đối với ngƣời quản lý.
Mối quan hệ giữa suất sinh lời của vốn chủ sở hữu với suất sinh lời của tài sản và hệ số nợ đƣợc tính:
ROE tỷ lệ thuận với ROA và Hệ số nợ (đòn bẩy tài chính), vì vậy trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì khi hệ số nợ tăng, ROA tăng thì ROE sẽ tăng
Do đó có 2 biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, một là tăng hiệu quả sử dụng tài sản (tăng hiệu suất sinh lời của tài sản), hai là tăng nợ phải trả tức tăng hệ số nợ. Để tăng ROA thì biện pháp quan trọng nhất là tăng lợi nhuận
ROE =
ROA x
1 1 – Hệ số nợ
doanh của công ty đang tốt, tình hình thanh toán tốt, tình hình tài chính lành mạnh thì việc tăng hệ số nợ cũng chính là một biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.
3.2.2.2.Tăng cường công tácquản lý và thu hồi nợ
Doanh nghiệpcần phải có các biện pháp quản lý cũng nhƣ thu hồi nợ tốt hơn. Đối với khách hàng lớn cần tìm hiểu và đánh giá trƣớc khi bán hàng và chấp nhận cho nợ; kích thích khách hàng thanh toán bằng cách tăng chiết khấu thanh toán cho họ, song vẫn phải đảm bảo ở mức hợp lý. Chủ động dòng tiền thu vào đảm bảo tự chủ tài chính cũng nhƣ sử dụng tốt hơn các nguồn lực tài chính của mình trên phạm vi cả Tập đoàn cũng nhƣ ở từng đơn vị thành viên.
3.2.2.3.Rà soát điều chỉnh công tác quản lý tồn kho
Công ty cần có biện pháp tăng tốc độ luân chuyển. Mở rộng bán hàng, chấp nhận thời gian thanh toán dài hơn đối với các đội thủ cạnh tranh để mở rộng thị trƣờng. Chủ động dòng tiền thu vào đảm bảo tự chủ tài chính cũng nhƣ sử dụng tốt hơn các nguồn lực tài chính của mình trên phạm vi cả Tập đoàn cũng nhƣ ở từng đơn vị thành viênnếu nhƣ khách hàng là những doanh nghiệp lớn có nhu cầu cung cấp đều đặn hoặc những doanh nghiệp đƣa ra những đảm bảo an toàn cho giao dịch mua bán. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét thời gian bán chịu để không ảnh hƣởng đến tình hình thu hồi nợ khách hàng.
3.2.2.4.Các giải pháp khác
Điều quan trọng hơn đó là doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ bán ra, đồng thời có chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng kinh doanh góp phần tiêu thụ hàng hóa tốt hơn, cụ thể:
-Tăng cƣờng đầu tƣ về nhân lực, phát triển sản phẩm và dịch vụ, tăng cƣờng quan hệ đối tác trong mảng dịch vụ tích hợp hạ tầng và ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thuế, hải quan, viễn thông,
giáo dục. Bên cạnh đó cần phát triển mạnh dịch vụ phần mềm cho doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất, phân phối.
-Nâng cao năng lực phát triển phần mềm theo yêu cầu, thông qua việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lƣợng và đào tạo nội bộ nhân viên.
-Đầu tƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm máy tính CMS, mở rộng kênh phân phối hƣớng tới đối tƣợng doanh nghiệp và hộ gia đình.
Đối với các công trình dự án: Doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình dự án để đƣa vào hoạt động, mang lại lợi nhuận cho công ty nhằm tăng hiệu quả sử dụng cũng nhƣ khả năng sinh lời của tài sản dài hạn.
Kiểm soát chi phí: cần rà soát và kiểm soát chặt chẽ các chi phí không có hiệu quả cao để gia tăng lợi nhuận và tránh rủi ro. Hạn chế đầu tƣ các dự án, lĩnh vực có độ mạo hiểm lớn, không có mô hình doanh thu rõ ràng và không mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra Tập đoàn cũng cần phải lƣu ý đến nhân tố thúc đẩy sự phát triển của Tập đoàn ngoài yếu tố tài chính nhƣ: chính sách (lƣơng, thƣởng), quy chế, quản lý, giám sát, hỗ trợ ... của Tập đoàn:
Xây dựng và hoàn thiện quy chế Tập đoàn để tạo động lực phát triển kinh doanh và kiểm soát tốt rủi ro, xây dựng năng lực quản trị cho các cán bộ quản lý, nâng cao năng lực dự báo, tận dụng tốt các cơ hội của thị trƣờng
Bổ sung và hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị thông suốt, chính xác và kịp thời, phục vụ tốt cho công tác quản lý và ra quyết định của các cấp lãnh đạo.
Tăng cƣờng giám sát, hỗ trợ và chỉ đạo điều hành từ Ban quản lý của Tập đoàn tới các đơn vị thành viên hƣớng tới thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh mà công ty đã đề ra.
Tăng cƣờng giám sát, hỗ trợ và chỉ đạo điều hành của Tập đoàn tới các đơn vị thành viên hƣớng tới thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh mà doanh
nghiệpđã đề ra. Một là tăng hiệu suất sinh lời của tài sản, hai là tăng nợ phải trả tức tăng hệ số tao năng lực hơn nữa cho đội ngũ kỹ sƣ và cán bộ công nhân viên đững sản phẩm, dịch vụ công nghệ chất lƣợng cao, nhiều tiện ích và tiên tiến nhất đến với khách hàng.
KẾT LUẬN
Đối với mỗi doanh nghiệp hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó vấn đề tài chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các thời kỳ, chẩn đoán một cách đúng đắn những “căn bệnh” của doanh nghiệp, từ đó có “đơn thuốc” hữu dụng và dự đoán đƣợc hệ quả tài chính từ các hoạt động của mình ở hiện tại cũng nhƣ có những chiến lƣợc đúng cho tƣơng lai. Mặt khác đối với các nhà đầu tƣ và chủ nợ của doanh nghiệp thì đây là những nguồn thông tin có giá trị, ảnh hƣởng trực tiếp đến quyết định đầu tƣ của họ.
Đồng hành cùng sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, việc phân tích tình hình tài chính qua các kết quả hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính ngày càng thể hiện rõ tầm quan trọng. Việc phân tích tình hình tài chính tạiTập đoàn CMC không nằm ngoài ngoại lệ đó.
Thực tế, với gần 20 năm tồn tại và phát triển, phân tích tình hình tài chính Tập đoàn CMC đã là một công cụ đắc lực giúp cho nhà quản trị tập đoàn nắm bắt đƣợc hiện trạng tài chính của đơn vị mình trên rất nhiều các khía cạnh khác nhau, từ đó nhà quản trị có thể thấy đƣợc một bức tranh tƣơng đối khái quát về bộ mặt của doanh nghiệp mình nói riêng và của ngành nói chung trong suốtmột chặng đƣờng dài hoạt động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Tấn Bình (2000), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb. Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Tấn Bình (2002), Phân tích quản trị tài chính, Nxb. Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh
3. Nguyễn Tấn Bình (2003), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Văn Công (2002), Lập-đọc-kiểm tra và phân tích Báo cáo Tài chính, Nxb Tài chính.
5. Phạm Văn Dƣợc - Đặng Kim Cƣơng (2000), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nxb Thống kê.
6. Phạm thị Gái (1997), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Giáo dục. 7. Huỳnh Lợi (2003), Kế toán quản trị, Nxb. Thống kê.
8. Huỳnh Đức Lộng (1997), Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, Nxb Thống kê.
9. Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp, Nxb. Tài chính.
Tiếng Anh
1. Josette Peyrard (1999-Ngƣời dịch: Đỗ Văn Thận), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê.
Website:
1. http://www.cmc.com.vn 2. http://www.msgs.com.vn 3. http://www.stockbiz.vn