Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC (Trang 41 - 44)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Giới thiệu về Tập đoànCMC

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn

CMC là một trong những Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam với gần 20 năm xây dựng và phát triển. Đƣợc tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con với 10 công ty thành viên hoạt động tại Việt Nam và nhiều nƣớc trên thế giới. CMC có cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ và rõ ràng.

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan cao nhất của CMC, có nhiệm vụ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Hội đồng quản trị, báo cáo của các kiểm toán viên, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dại hạn của doanh nghiệp …

Ban kiểm soát: của doanh nghiệp có từ ba đến năm thành viên; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá bốn năm; thành viên Ban kiểm soát có thể đƣợc bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế, thực thi các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Hội đồng quản trị: Có nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp, có quyền nhân danh công ty để quyết định các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng cổ đông...

Ban điều hành: quản lý, chỉ đạo các hoạt động kinh doanh của tập đoàn, đồng thời đƣa ra các chính sách, mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhân sự, sử dụng nguồn lực…nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Các ban chuyên môn:

Ban Giám đốc: Ban giám đốc có các chức năng sau:

- Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ các hoạt động hàng ngày khác của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị, Hội đồng cổ đông về việc thực hiện các quyền & nhiệm vụ

đƣợc giao.

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng Cổ đông, Hội đồng quản trị. Thực hiện kế hoạch kinh doanh & phƣơng án đầu tƣ của doanh nghiệp.

- Kiến nghị phƣơng án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ doanh nghiệp nhƣ bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh quản lý trong doanh nghiệp, trừ các chức danh do Hội đồng Quản trị, Hội đồng cổ đông bổ nhiệm.

Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác & tuân thủ một số nghĩa vụ của ngƣời quản lý doanh nghiệp theo Luật pháp quy định.

Ban Tài chính: Tổ chức tham mƣu giúp Tổng giám đốc về công tác tài chính trong doanh nghiệp, bao gồm: xây dựng chế độ, chính sách, kiểm tra trong lĩnh vực tài chính, tài sản và tổ chức quản lý kinh phí đƣợc giao

Ban Truyền thông: Thực hiện chức năng tham mƣu, giúp công ty thực hiện quản lý về: báo chí, quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính; phát thanh và truyền hình; bƣu chính và chuyển phát

Ban Quan hệ cổ đông:

- Tìm kiếm và quản lý thông tin cổ đông - Thông báo cổ tức cho các cổ đông

- Tính toán số lƣợng cổ phiếu các cổ đông đƣợc mua cho mỗi đợt phát hành.

- Theo dõi các cuộc họp cổ đông, thống kê tỷ lệ bỏ phiếu.

Ban Kế hoạch và đầu tư:

- Đề xuất, xây dựng kế hoạch hàng tháng, quý, năm của công ty;

- Theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và các nhiệm vụ do lãnh đạo công ty giao

- Đầu mối công tác phân cấp quy hoạch và thực hiện quy chế phối hợp với các công ty thành viên, hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin cho các công ty con;

- Kiểm tra, tổng hợp các hồ sơ chuyên môn (về thể thức pháp lý và nội dung chính) do các phòng chuyên môn giải quyết trƣớc khi trình lãnh đạo

- Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo công ty giao

Khối văn phòng: Thực hiện các nghiệp vụ hành chính văn phòng, văn thƣ lƣu trữ, quản lý cơ sở vật chất và các dịch vụ công cộng, phục vụ hội nghị, hội thảo..., phục vụ công tác nghiên cứu của doanh nghiệp.

Ban pháp chế: Có chức năng tham mƣu giúp Tổng giám đốc thực hiện quản lý công ty bằng pháp luật theo quy định của Luật doanh nghiệp, bao gồm tổ chức thực hiện công tác: xây dựng điều lệ công ty; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong doanh nghiệp; hỗ trợ pháp lý cho công ty trong hoạt động kinh doanh.

Mỗi bộ phận trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có quyền hạn và trách nhiệm riêng tất cả đều vì mục tiêu chiến lƣợc và sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp.

Hình 2.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)