Bộ máy kế toán và phân tích tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC (Trang 47 - 51)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng phân tích tài chính tạiTập đoànCMC

2.2.1. Bộ máy kế toán và phân tích tài chính

Kinh tế càng phát triển thì thông tin kế toán càng trở nên quan trọng và cần thiết không chỉ đối với các nhà quản lý mà còn đối với cả các nhà cung cấp, đầu tƣ, ngân hàng, Nhà nƣớc…Việc tổ chức tốt bộ máy kế toán sẽ giúp cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời tình hình tài sản, nguồn vốn và sự biến động của chúng, cũng nhƣ tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tập đoàn CMC đã tổ chức bộ máy kế toán khá rõ ràng, khoa học phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ máy kế toán của Tập đoàn CMC đƣợc khái quát qua sơ đồ sau:

Hình 2.2- Sơ đồ bộ máy kế toán của Tập đoàn CMC

Kế toán trƣởng Kế toán thanh toán Kế toán vật tƣ Kế toán thuế kiêm thủ quỹ Kế toán công nợ Kế toán lƣơng Kế toán tài sản cố định Kế toán vốn bằng tiền Kế toán chi phí giá thành

Kế toán trƣởng: là ngƣời đứng đầu phòng kế toán (trƣởng phòng kế toán) Chức năng của kế toán trƣởng tại Tập đoàn CMC là tham mƣu cho Tổng giám đốc trong công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ của Nhà nƣớc, đảm bảo cho quá trình kinh doanh của công ty đƣợc duy trì liên tuc đạt hiệu quả cao. Chịu trách nhiệm điều hành, hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán, thống kê của doanh nghiệp; đồng thời hƣớng dẫn, cụ thể hoá kịp thời các chế độ, chính sách, quy định tài chính của Nhà nƣớc và của Bộ Tài chính. Kế toán trƣởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và có trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ chính của kế toán trƣởng tại Tập đoàn CMC là kế toán tổng hợp, tổng hợp số liệu đã đƣợc duyệt để lên sổ tổng hợp, giám sát và kiểm tra công tác hạch toán của các kế toán viên khác, tổng hợp giá thành, xác định kết quả kinh doanh, đồng thời phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ theo chế độ kế toán hiện hành. Kế toán trƣởng chịu trách nhiệm lập các Báo cáo tài chính hợp nhất.

Ngoài ra, kế toán trƣởng cũng là ngƣời kiêm kế toán TSCĐ (tài sản cố định) và kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động TSCĐ qua sổ TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Định kỳ, căn cứ vào bảng chấm công, kế toán trƣởng tính ra lƣơng phải trả cho từng bộ phận, lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lƣơng, BHXH, trích lập các khoản trích theo lƣơng.

Kế toán thanh toán: Ngoài nhiệm vụ theo dõi chi tiết các khoản thanh toán của doanh nghiệp bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, kế toán thanh toán còn tiến hành làm các loại bảo lãnh dự thầu khi doanh nghiệp trúng thầu trong trƣờng hợp khách hàng yêu cầu. Đồng thời theo dõi quá trình tăng, giảm của vốn bằng tiền.

Kế toán vật tƣ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động vật tƣ hàng ngày tại các kho, lập báo cáo hàng tồn kho. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ tính và phân bổ chi phí, giá thành sản phẩm.

Kế toán công nợ: Chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ liên quan đến tình hình biến động công nợ phải thu, phải trả.

Kế toán thuế kiêm thủ quỹ:có trách nhiệm giữ tiền, thu chi tiền mặt, lập các báo cáo tồn quỹ tiền mặt, các khoản tạm ứng. Định kỳ, dựa vào các phần hành kế toán trên phần mềm, kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc, tiến hành lập Hóa đơn GTGT đầu vào, Hoá đơn GTGT đầu ra.

Với quy mô kinh doanh lớn, cơ cấu kinh doanh phức tạp, địa bàn kinh doanh rộng, hoạt động theo mô hình Tập đoàn nên công tác kế toán tại Tập đoàn CMC đƣợc tổ chức theo mô hình phân tán. Kế toán tại Tập đoàn và kế toán tại các công ty thành viên đều đƣợc tổ chức độc lập, các công ty thành viên đều phải tiến hành mở sổ kế toán, thực hiện toàn bộ khối lƣợng công tác kế toán phần hành từ giai đoạn hạch toán ban đầu tới giai đoạn lập báo cáo kế toán. Chỉ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán các công ty thành viên mới phải gửi các báo cáo tài chính của công ty mình lên bộ phận kế toán tại công ty mẹ, tại đây sẽ thực hiện khâu tổng hợp số liệu báo cáo của cơ sở, lập các báo cáo tài chính hợp nhất cho các cơ quan tổ chức quản lý, chịu trách nhiệm cuối cùng về toàn bộ hoạt động của đơn vị cơ sở trực thuộc trƣớc Nhà nƣớc, các nhà phân phối, khách hàng, các bên đầu tƣ, cho vay.

Tập đoàn CMC sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting trong quá trình hạch toán, Fast là phần mềm kế toán đƣợc sử dụng rất phổ biến, ở nhiều công ty kể cả công ty có quy mô lớn- vừa và nhỏ.

Hình 2.3- Sơ đồ hạch toán trên Nhật ký chung

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung trên máy vi tính, và không mở các sổ Nhật ký đặc biệt. Theo hình thức này thì tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau khi đƣợc nhập vào máy tính, phần mềm kế toán sẽ tự động kết xuất vào sổ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian, sau đó số liệu từ Nhật ký chung sẽ đƣợc chuyển vào các sổ cái có liên quan. Mỗi một tài khoản tổng hợp sẽ đƣợc mở một sổ cái tƣơng ứng để phản ánh và cung cấp thông tin về tình hình hiện có cũng nhƣ sự biến động của mỗi đối tƣợng kế toán cụ thể.

Chứng từ gốc

Nhật ký chung

Sổ cái

Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết Phần mềm kế toán Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Doanh nghiệp đã áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hƣớng dẫn chuẩn mực do Nhà nƣớc ban hành

Doanh nghiệp đã hình thành Ban Tài chính ở công ty mẹ (theo mô hình cơ cấu tổ chức) và bộ phận tài chính tại các công ty con.

Thực hiện việc lập báo cáo tài chính theo các niên độ, tiến hành phân tích định kỳ theo yêu cầu quản trị và quy định của UBCKNN.

Các báo cáo tài chính (BCTC) của Tập đoàn đƣợc lập trên hợp nhất BCTC riêng của công ty mẹ và BCTC của các công ty con do công ty kiểm soát.

BCTC của các công ty con đƣợc lập cùng năm với BCTC của Tập Đoàn, áp dụng các chính sách kế toán nhất quán với chính sách kế toán của Tập đoàn, trong trƣờng hợp cần thiết thì các BCTC của công ty con đƣợc điều chỉnh để đảm bảo tính nhất quán trong trong các chính sách Kế toán đƣợc áp dụng tại công ty con và Tập đoàn.

Đặc thù của doanh nghiệp hoạt động theo mô hình mẹ - con nên công ty mẹ kiểm soát vốn tại các công ty con và Ban Tài chính thực hiện việc đánh giá, phân tích và có báo cáo thƣờng xuyên kịp thời lên HĐQT và Ban GĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)