Để triển khai dự án phần mềm hiệu quả, tất cả dự án triển khai đều trải qua các giai đoạn nhƣ sau: (1) Chuẩn bị dự án; (2) Khảo sát tổ chức; (3) Phân tích yêu cầu; (4) Thiết kế hệ thống; (5) Phát triển/triển khai yêu cầu; (6) Kiểm thử; (7) Đào tạo ngƣời sử dụng; (8) Sử dụng hệ thông và nghiệm thu. Chi tiết yêu cầu mỗi giai đoạn đƣợc thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.6 Quy trình triển khai dự án phần mềm
Nguồn: Quy trình triển khai dự án ERP của FIS Với mỗi giai đoạn triển khai dự án, sản phẩm của giai đoạn này là đầu vào cho giai đoạn sau, do đó để việc triển khai hệ thống phần mềm hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng của tổ chức thì tất cả các giai đoạn trong quy trình đều phải đáp ứng khắt khe có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bên liên quan từ cấp lãnh đạo chỉ đạo dự án, ý kiến của khách hàng qua từng giai đoạn triển khai cho tới từng nhân viên tham gia triển khai vào dự án. Đảm bảo tất cả các giai đoạn đều đƣợc thực hiện đúng quy trình và có sự kiểm soát chặt chẽ từ khối Đảm bảo chất lƣợng dự án.
1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng và điều kiện áp dụng kết hợp thành công Hệ thống Quản trị chất lƣợng ISO 9001:2015 và Scrum
bảo áp dụng thành công ISO 9001:2015 và Scrum cần đảm bảo các yêu cầu để hai hệ thống này có thể áp dụng tại tổ chức. Điều kiện áp dụng thành công hai hệ thống này đề cập đến các vấn đề sau:
1. Sự cam kết của lãnh đạo: Bất kỳ một hoạt động nào trong tổ chức đều cần sự quan tâm của lãnh đạo, đặc biệt là hoạt động đảm bảo chất lƣợng thì đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo các chƣơng trình chất lƣợng đƣợc triển khai, theo dõi và có hiệu quả/ hiệu lực trên phạm vi đơn vị áp dụng. Chính sự cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách chất lƣợng và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng, các phƣơng pháp tổ chức đã chọn là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công. Lãnh đạo cần hiểu rõ về phƣơng pháp luận mới áp dụng vào tổ chức. Chỉ khi lãnh đạo hiểu thì mới có thể truyền đạt ý tƣởng và đƣa ra những chính sách hợp lý, phù hợp và là ngƣời đặt nền móng xây dựng văn hóa, thay đổi tƣ duy cho cả tổ chức về việc áp dụng ISO 9001:2015 kết hợp với Scrum.
2. Yếu tố con ngƣời: Con ngƣời là yếu tố quyết định nên sự thành công của tổ chức. Sự tham gia tích cực và sự hiểu biết của mọi thành viên trong công ty giữ vai trò quyết định việc áp dụng hai hệ thống có hiệu quả và hiệu lực hay không.
- Với Scrum việc áp dụng không chỉ cần tính tuân thủ nhƣ với ISO 9001:2015 mà còn cần sự linh hoạt, nhanh nhẹn và thích nghi nhanh với thay đổi.
- Với ISO 9001:2015, sự áp dụng trên diện rộng và kiểm soát tính hiệu quả và hiệu lực trong quá trình áp dụng sẽ phản ánh đƣợc mức độ thành công việc áp dụng thực hiện theo quy trình do ISO 9001:2015 đƣa ra trong tổ chức.
3. Trình độ thiết bị công nghệ: Trình độ công nghệ thiết bị không đóng một vai trò quan trọng trong việc áp dụng kết hợp ISO 9001:2015 và Scrum, vì hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2015 và Scrum có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT.
4. Chuyên gia tƣ vấn có khả năng và kinh nghiệm: Đóng vai trò quan trọng đối với mức độ thành công trong những bƣớc đầu áp dụng kết hợp ISO 9001:2015 và Scrum. Hầu hết các tổ chức đã từng áp dụng Scrum thì đều đƣa ra các bài học kinh nghiệm sau, thì tổ chức cần làm các việc sau:
- Xem xét việc áp dụng kết hợp Scrum và ISO 9001:2015 có phù hợp với bối cảnh và điều kiện của công ty
- Khảo sát thực trạng HTQLCL của công ty hiện tại. Đặc biệt đi sâu, khảo sát quy trình, hiệu lực/ hiệu quả quy trình phần mềm của công ty
- Lập kế hoạch triển khai áp dụng kết hợp Scrum và ISO 9001:2015
- Đào tạo nhận thức về Scrum, ISO 9001:2015 và cách kết hợp 2 hệ thống này
- Triển khai thí điểm; thực hiện kiểm soát, đánh giá quá trình áp dụng, đƣa ra bài học kinh nghiệm và các điểm có thể cải tiến để hoàn thiện
- Văn bản hóa quy trình và các bài học kinh nghiệm thành các kho dữ liệu để mọi ngƣời có thể truy cập.
- Triển khai trên phạm vi rộng
- Thực hiện kiểm soát, đánh giá quá trình áp dụng. Liên tục cải tiến để hoàn thiện.
1.6 Tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả dự án phần mềm
Sản phẩm của quá trình phát triển phần mềm là sản phẩm hàng hóa vô hình, không nhìn thấy đƣợc do đó, không có một phép đo nào đúng hoàn toàn để đánh giá chất lƣợng của dự án phần mềm mà phụ thuộc vào môi trƣờng chúng đƣợc sử dụng và theo quan điểm của ngƣời tiếp nhận và sử dụng sản phẩm.
Các tiêu chí có thể đo một cách định lƣợng bằng cách dùng các phép đo chất lƣợng bao gồm:
• Phản ánh đúng yêu cầu ngƣời dùng: các yêu cầu chức năng và phi chức năng của sản phẩm sau khi bàn giao.
• Chứa ít lỗi tiềm tàng: Thông thƣờng dự án golive(tức đi vào sử dụng) thƣờng có quá trình sử dụng thử hệ thống để đánh giá chất lƣợng hệ thống và tính ổn định của hệ thống. Giai đoạn này chính là giai đoạn phát hiện lỗi, các điểm chƣa đạt yêu cầu từ phía ngƣời dùng để đánh giá chất lƣợng hệ thống.
• Giá thành không vƣợt quá giá ƣớc lƣợng ban đầu: Gía thành phát triển sản phẩm nằm trong giá thành đã đƣợc thỏa thuận từ thời điểm chấm thầu và thƣơng thảo hợp đồng.
không cần quá nhiều thao tác trên hệ thống.
• Tính an toàn và độ tin cậy cao: Đảm bảo quy định An toàn, bảo mật thông tin cho doanh nghiệp sử dụng hệ thống.
Các tiêu chí này đã đƣợc đánh giá và ban hành theo QĐ số 64-QĐ/KH&CN - Công nghệ thông tin – Đánh giá sản phẩm phần mềm – trong bộ Tiêu Chuẩn Quốc Gia do Viê ̣n Khoa ho ̣c Kỹ thuâ ̣t Bƣu điê ̣n (RIPT) biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt và ban hành. Các tiêu chuẩn đánh giá này đƣợc xây dựng trên cơ sở chấp thuận hƣớng dẫn đánh giá sản phẩm phần mềm theo bộ tiêu chuẩn ISO 14598 (Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng phần mềm ) phần 1, phần 2 và phần 4.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
- Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, câu hỏi và mục đích nghiên cứu.
Ở bƣớc này tác giả nêu lên vấn đề cấp thiết của đề tài, đặt ra câu hỏi nghiên cứu và xác định mục tiêu nghiên cứu, là tiền đề để thực hiện các bƣớc sau của luận văn. - Bƣớc 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu; xây dựng hệ thống các khái niệm, cơ sở lý luận, các sơ đồ, mô hình.
Sau khi xác định đƣợc vấn đề, mục đích và câu hỏi nghiên cứu, tác giả xác định nội dung để tìm kiếm các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tổng quan các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan. Từ đó tổng hợp, phân tích các kết quả nghiên cứu để xác định những vấn đề còn trống mà luận văn cần giải quyết. Đồng thời hệ thống hóa các khái niệm, cơ sở lý luận về ISO 9001:2015 để phân tích và thực hiện trong quá trình nghiên cứu của luận văn.
-Bƣớc 3: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng
Qua các tài liệu thứ cấp, tác giả thu đƣợc các dữ liệu về thực trạng những tồn tại trong quá trình triển khai dự án tại FPT FIS.
Sau đó, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính với các chuyên gia để xác định đƣợc thang đo và bảng câu hỏi. Sau đó tiến hành nghiên cứu định lƣợng với các đối tƣợng từ Ban Lãnh Đạo đến nhân viên trong công ty.
- Bƣớc 4: Thu thập dữ liệu thống kê nghiên cứu định lƣợng
Sau khi thực hiện khảo sát, thu đƣợc các kết quả khảo sát, tác giả tiến hành tổng hợp, phân loại, phân tích dữ liệu.
- Bƣớc 5: Xử lý số liệu
Sau khi tổng hợp dữ liệu xong, tác giả tiến hành xử lý số liệu qua các công cụ, biểu đồ….các kỹ năng phối hợp từ excel để vẽ các chart chỉ rõ thực trạng vấn đề nghiên cứu. - Bƣớc 6: Tổng hợp kết quả nghiên cứu và đề xuất xây dựng chiến lƣợc.
2.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
1. Dữ liệu thứ cấp bao gồm:
EGCB;GTCL; EDL; các dự án triển khai ERP cho Vinasoy; Fecon; BIDV; dự án VCBCORE; dữ liệu survey từ khách hàng của các dự án trên, các tạp chí nội bộ phát hành theo quý năm 2018, các báo cáo thƣờng niên, bảng cân đối kế toán từ năm 2015-2018.
- Bên cạnh đó các tài liệu giới thiệu về công ty, lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chiến lƣợc phát triển, các quy chế, quy định đã ban hành về các chính sách của công ty.
- Các báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của Tổng Giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh, Hệ thống quản trị chất lƣợng, sổ tay, quy trình triển khai dự án ...trong giai đoạn từ 2015 đến 2018.
Các dữ liệu thứ cấp này đƣợc tác giả tổng hợp cẩn thận theo các hạng mục, rút ra các kết luận cho từng hạng mục đó để thuận tiện cho việc nêu bật thực trạng ở công ty, từ đó đƣa ra giải pháp phù hợp để cải tiến.
2. Dữ liệu sơ cấp bao gồm:
- Những thông tin thu thập thông qua bảng hỏi, phỏng vấn, đặc biệt là phỏng vấn sâu, các đối tƣợng để thu thập thông tin bao gồm thành viên trong Ban Điều hành, Ban Đảm bảo chất lƣợng; các Giám đốc đảm nhiệm các công ty thành viên và Giám đốc, phó giám đốc phụ trách triển khai dự án phần mềm của các đơn vị thành viên. - Trong luận văn, tác giả tiến hành điều tra chi tiết, phỏng vấn sâu 15 cán bộ cấp cao từ các đơn vị trong công ty, trong đó có cả Phó Giám đốc, trƣởng phòng, trƣởng các line dự án(Bank, ERP, Service, FTU, FPS), thời lƣợng phỏng vấn từ 45 phút đến 1 tiếng đối với mỗi vị trí, ngoài các câu hỏi xoáy sâu vào vấn đề nghiên cứu trong bảng hỏi thì các câu hỏi mở ngoài cũng đƣợc gợi mở để đối tƣợng tham gia phỏng vấn đề thể chia sẻ hết suy nghĩ, cách nhìn, kinh nghiệm của họ.
- Ngoài ra tác giả còn tiến hành điều tra khảo sát nhân viên thông qua bảng câu hỏi nhằm đánh giá về quy trình phát triển phần mềm hiện tại với nội dung bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở(Chi tiết câu hỏi khảo sát tác giả trình bày ở Phụ lục 01).
Từ các số liệu thu thập đƣợc tác giả tiến hành phân tích dựa vào phần mềm hỗ trợ là Excel. Các phân tích đƣợc tiến hành là tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích và đánh giá dữ liệu.
- Phƣơng pháp nghiên cứu định tính:
+ Thông tin từ các nghiên cứu về mô hình đánh giá chất lƣợng
+ Thông từ từ 06 dự án thực tế triển khai tại công ty chia thành 02 nhóm: Nhóm dự án có áp dụng triển khai kết hợp ISO 9001:2015 và Scrum và Nhóm dự án chỉ áp dụng ISO 9001:2015. Các dự án khác nhau tuy nhiên đƣợc lựa chọn theo các tiêu chí dƣới đây để đảm các dự án dùng để so sánh là cùng tính chất, đặc điểm, phạm vi:
- Cùng phạm vi triển khai về nội dung (scope của hợp đồng).
- Triển khai bởi cùng Đơn vị
- Số lƣợng nhân sự và chất lƣợng đồng đều (theo năng lực tại hồ sơ thầu)
- Cùng giá trị hợp đồng.
+ Nhóm 1 – Nhóm dự án có áp dụng kết hợp triển khai ISO và Scrum: 03 dự án khác nhau của công ty (Dự án EGCB; GTCL; EDL) để đánh giá kết quả và hiệu quả của các dự án trong quá trình triển khai áp dụng ISO 9001:2015 và Scrum. + Nhóm 2- Nhóm dự án chỉ thực hiện triển khai áp dụng ISO trong phát triển phần mềm: Để kiểm chứng và có sự so sánh với kết quả và hiệu quả của các dự án áp dụng ISO và Scrum, tác giả tiến hành nghiên cứu sâu 03 dự án (Dự án Vietcombank; dự án Ecoba; dự án Fecon) là những dự án triển khai theo tinh thần mô hình thác nƣớc và có áp dụng ISO trong quá trình triển khai (không áp dụng Scrum).
Ngoaì ra quá trình nghiên cứu tác giả cũng thực hiện tham khảo các ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển phần mềm, đầu vào để thiết kế bảng hỏi thu thập thông tin từ nhân viên cho đến lãnh đạo của công ty để chuẩn bị cho nghiên cứu định lƣợng.
- Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: Sau khi thiết kế bảng hỏi, tác giả sử dụng bảng hỏi đi điều tra với số mẫu là 245 mẫu từ Ban lãnh đạo, Giám đốc các đơn
vị, Giám đốc sản xuất, các nhân viên lâu năm, nhân viên ở các dự án trọng điểm, các nhân viên ở các dự án khác nhau.
- Sau khi thu thập dữ liệu, những bảng hỏi không có câu trả lời cụ thể, hoặc không hợp lệ (không có thông tin cá nhân, trả lời không đủ ý, trả lời khiêu khích…) sẽ bị loại bỏ trƣớc khi đƣa vào phân tích thống kê. Các dữ liệu đạt tiêu chuẩn sẽ đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp tổng hợp, so sánh, nhóm ý theo hạng mục.
2.4 Điều tra và thu thập dữ liệu
2.4.1 Đối tượng nghiên cứu và số lượng điều tra
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này nhƣ tác giả đã nói từ chƣơng mở đầu, sẽ điều tra thu thập thông tin theo nhiều chiều khác nhau để có thể đƣa ra đƣợc cái nhìn khách quan về vấn đề nghiên cứu: Theo chiều từ BLĐ công ty xuống cấp nhân viên, từ cấp nhân viên lên nhu cầu hỗ trợ từ BLĐ công ty; theo chiều từ dự án nhỏ đến các dự án trọng điểm, theo nghành dọc và các đơn vị khác nhau trong FIS. Tác giả làm việc trực tiếp tại FIS nên thời gian và chi phí cho việc thu thập mẫu sau điều tra và cách tiếp cận rất thuận tiện, nhận đƣợc sự hƣởng ứng tốt của các bên tham gia lấy mẫu.
Số lƣợng mẫu lấy là 245, theo phân cấp:
- BLĐ, Giám đốc các đơn vị trực thuộc; giám đốc sản xuất: 15 mẫu.
- Nhân viên ở các dự án trọng điểm trong các đơn vị trực thuộc FIS: 100 mẫu.
- Nhân viên ở tất cả các dự án khác: 130 mẫu.
Hạng mục nội dung thu thập bao gồm 05 hạng mục với 24 biến nghiên cứu:
- Hệ thống tài liệu
- Chất lƣợng dịch vụ
- Chất lƣợng sản phẩm
- Chất lƣợng từ Quản lý/Quản trị hệ thống
- Sự hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo.
Theo các nghiên cứu gần đây, kích thƣớc mẫu đƣợc xác định dựa trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1998) và Hair & ctg (1998), tức là để đảm bảo phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) tốt thì cần ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo
lƣờng và số quan sát không nên dƣới 100. Vậy theo các nghiên cứu trên, tính đại diện của số lƣợng mẫu đƣợc lựa chọn khảo sát sẽ thích hợp nếu kích thƣớc mẫu là 5 mẫu cho một ƣớc lƣợng. Mô hình khảo sát của luận văn này bao gồm 05 hạng mục độc lập với 24 biến quan sát, vậy số lƣợng mẫu cần thiết phải thu thập là: 24 *5 =