CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh
3.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng
* Môi trường vĩ mô:
- Môi trƣờng kinh tế:
Qua 4 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (2011 - 2014), Việt Nam đã đạt đƣợc những thành công nhất định nhƣ duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều lĩnh vực chuyển biến chậm, chƣa vững chắc, nhất là công nghiệp và nông nghiệp.
Đơn vị: (%)
Biểu đồ 3.2 Tỷ trọng vốn đầu tƣ toàn xã hội và tăng trƣởng GDP giai đoạn 2011-2014
Sau khi xuống đến mức thấp nhất trong năm 2012 (5,03%), mũi tên tăng trƣởng trong biểu đồ bắt đầu hƣớng lên, đạt 5,42% trong năm 2013. Năm 2014 này, mức tăng trƣởng từ 5,8-6% đã nằm trong tầm tay và năm 2015 dự báo có thể đạt 6,2%. Từ năm 2012, chính sách kinh tế nƣớc ta đã chuyển hƣớng sang mục tiêu ƣu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này dẫn tới tăng trƣởng GDP bình quân 4 năm 2011-2014 chỉ đạt 5,7%/năm, khá thấp so với mục tiêu Đại hội XI đề ra bình quân 7-7,5%/năm và thấp hơn mức điều chỉnh theo theo Nghị quyết của Quốc hội 6,5-7%/năm (tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 là 7%/năm). Có thể nói giai đoạn 2011-2014 là thời kỳ nền kinh tế tăng trƣởng dƣới tiềm năng và mục tiêu quan trọng nhất của chính sách Nhà nƣớc là ổn định vĩ mô, khắc phục tình trạng bất ổn kéo dài. Trong 3 năm 2012-2014, hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu đã tác động kiềm hãm sức mua của thị trƣờng và tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Số lƣợng doanh nghiệp (DN) ngƣng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hƣớng tăng nhanh từ đầu năm 2012 và kéo dài sang năm 2014. Vì thế, trong suốt 2 năm 2013 và đầu năm 2014 nền kinh tế vẫn đối diện với 4 thách thức:
- Nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trƣờng đã thu hẹp dƣ địa của các chính sách tài khóa và tiền tệ.
- Tình hình nợ xấu chƣa đƣợc cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ đƣợc vốn. Tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn còn khó khăn, nhất là DN nhỏ và vừa.
- Do lạm phát kỳ vọng cả năm 6,5-7%, nên việc kéo giảm lãi suất tiết kiệm tiền gửi bị hạn chế và lãi suất cho vay dù đã kéo giảm nhiều lần nhƣng vẫn còn khá cao, đặc biệt lãi suất vay trung - dài hạn, nên không kích thích đƣợc DN đang có thị trƣờng mở rộng đầu tƣ và vẫn là nguy cơ làm tăng nợ xấu đối với những DN đang nỗ lực phục hồi sản xuất.
- Những nỗ lực để làm ấm thị trƣờng bất động sản chƣa mang lại nhiều kết quả, nên thanh khoản của thị trƣờng này ít đƣợc cải thiện.
Cho đến thời điểm cuối năm 2014, có thể nói những khó khăn của nền kinh tế đã đƣợc cải thiện phần nào. Theo đó, GDP năm 2014 lạm phát đƣợc kiểm soát
(tăng 1,86%), thấp nhất trong 10 năm qua. Đặc biệt hàng tồn kho ngành công nghiệp chế biến chỉ tăng 9,4% so với mức tăng 21,5% cùng kỳ 2013; thanh khoản ngân hàng thƣơng mại (NHTM) có sự ổn định hơn so với các năm trƣớc; thành quả nổi bật là kinh tế vĩ mô ổn định hơn, lạm phát đƣợc kiểm soát, lãi suất giảm, tỷ giá ổn định.
Thị xã Đông Triều nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, vị trí địa lý có khá nhiều thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khai thác khoáng sản (than atraxit). Từ những quy hoạch ban đầu, Đông Triều đã hình thành nhiều cụm công nghiệp tập trung, cụm vùng nghề, cụm bến bãi thuỷ nội địa với diện tích trên 250ha gồm các phƣờng: Bình Dƣơng, Thuỷ An, Hồng Phong, Đức Chính, Xuân Sơn, Mạo Khê, Yên Thọ, Hoàng Quế... Đến hết năm 2014, thị xã đã thu hút gần 80 dự án đến đăng ký đầu tƣ với tổng số vốn là 6.190 tỷ đồng và hiện nay đã có 30 dự án đi vào sản xuất, giải quyết việc làm cho trên 5.150 lao động. Các doanh nghiệp Nhà nƣớc từng bƣớc thực hiện cổ phần hóa, tiếp tục sắp xếp lại bộ máy đồng thời đầu tƣ nâng cao dây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhƣ Công ty liên doanh gốm Hoàng Quế, Công ty TNHH Quang Vinh, Công ty TNHH Thắng Lợi, Công ty cổ phần Quang và Mỹ nghệ xuất khẩu, Công ty vận tải Thành Tâm từng bƣớc phát triển và góp phần không nhỏ thúc đẩy kinh tế của địa phƣơng.
Những yếu tố trên của nền kinh tế đã tác động mạnh tới ngân hàng NHNN&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNN&PTNT Đông Triều Quảng Ninh nói riêng. Chi nhánh đã triển khai có hiệu quả các chƣơng trình cho vay hỗ trợ lãi suất trong các lĩnh vực sản xuất chủ đạo nông-lâm-ngƣ nghiệp nhờ đó tăng thêm khách hàng, tăng dƣ nợ tín dụng, cơ cấu danh mục đầu tƣ tín dụng phù hợp, chọn lọc thêm nhiều khách hàng tiềm năng, tăng uy tín về quan hệ giao dịch tại ngân hàng. Đồng thời mở rộng hợp tác và tiếp cận các đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc thuộc các dự án đầu tƣ trên địa bàn.
Tuy nhiên năm vừa qua chi nhánh NHNN&PTNT Đông Triều Quảng Ninh cũng gặp không ít khó khăn. Hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu đã tác động
kiềm hãm sức mua của thị trƣờng và tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Số lƣợng doanh nghiệp ngƣng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hƣớng tăng. Chi nhánh đã rất nỗ lực để giảm tỉ lệ nợ xấu và tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ hiệu quả, phát triển thị phần và các khoản vay mới trong bối cảnh nền kinh tế khởi sắc chậm.
- Môi trƣờng văn hoá – xã hội – dân số:
Thị xã Đông Triều có diện tích 397,2 km², dân số là 379.902 ngƣời ( tính đến năm 2014). Tỷ lệ hộ giàu có trong thị xã đã chiếm 11%; số hộ khá và trung bình có 80,3%. Số hộ sản xuất giỏi và hộ giàu ngày càng tăng, đời sống vật chất tinh thần ngày đƣợc nâng cao.Với những làng nghề truyền thống từ cha ông để lại, Đông triều có rất nhiều làng nghề đƣợc phục vụ nhân dân và thị trƣờng nhƣ: làng nghề Gốm Sứ Đông triều, xay xát gạo, mộc gia dụng, thợ nề, sản xuất vật liệu xây dựng, nấm ăn và nguyên liệu, dệt thổ cẩm, đan lát mây tre làm thúng, mủng, rèn, cơ khí nhỏ, sửa chữa, dệt may, thêu ren, điêu khắc than đá...
Sự biến đổi về cơ cấu dân cƣ, tăng dân số ở những khu đô thị, khu công nghiệp dẫn đến số lƣợng cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ ngân hàng tăng nhanh. Các chi nhánh, phòng giao dịch của NHNN&PTNT Đông Triều Quảng Ninh đều đƣợc thiết lập trong những khu kinh tế trọng điểm, những khu vực đông dân cƣ tập trung và rất có tiềm năng phát triển.
Nhiều hoạt động đầu tƣ kinh doanh diễn ra cũng làm tăng nhu cầu cần dịch vụ ngân hàng. Các ngành thủ công mỹ nghệ ngày càng phát triển với doanh số xuất khẩu tăng tích cực, số lƣợng đối tác và chủ đầu tƣ ngƣớc ngoài tăng lên cũng thúc đẩy các dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối qua ngân hàng phát triển. Sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kĩ thuật, mức sống ngƣời dân tăng lên và quá trình toàn cầu hoá sẽ mở thêm nhiều cơ hội cho khách hàng sử dụng những nhu cầu dịch vụ ngân hàng khác nhau, giúp chi nhánh có nhiều cơ hội kinh doanh.
Kinh tế càng phát triển, văn hoá tiêu dùng của ngƣời dân sẽ thay đổi phù hợp. Hiện nay tốc độ cuộc sống đƣợc đẩy nhanh, sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa thích hơn cả.. Xét trong nền kinh tế hiện nay, gửi tiết kiệm cũng là kênh an toàn cho ngƣời dân khi các kênh đầu tƣ khác bị đóng băng và
phục hồi chậm, và đối với các doanh nghiệp cũng cần vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất kinh doanh.
- Môi trƣờng pháp luật - chính sách nhà nƣớc:
Môi trƣờng chính trị của Việt Nam đƣợc đánh giá cao về tính ổn định. Là thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế đã đƣợc nâng cao. Bộ máy điều hành của chính phủ trong những chính sách kinh tế - chính trị - xã hội đối nội, đối ngoại trong những năm qua cũng đƣợc đánh giá cao.
Tuy nhiên, xét về hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam tuy đã đƣợc Chính phủ cải cách nhiều lần theo hƣớng thông thoáng hơn nhƣng vẫn còn nhiều mâu thuẫn, thủ tục hành chính phức tạp. Hoạt động của ngân hàng thƣơng mại chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật các tổ chức tín dụng. Trong khi văn bản luật này còn thể hiện nhiều bất cập. Luật chỉ quy định những nội dung chủ yếu, bao quát nên phát sinh nhiều văn bản hƣớng dẫn dƣới Luật. Việc ban hành văn bản hƣớng dẫn dƣới Luật lại gặp nhiều khó khăn do bị chi phối bởi một số Luật liên quan khác nhƣ Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật đầu tƣ, Luật phá sản… Cho đến nay, việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn Luật các tổ chức tín dụng vẫn chƣa đầy đủ dẫn đến tình trạng có nhiều quy định trong Luật chƣa thực hiện đƣợc. Một số quy định của Luật các tổ chức tín dụng chƣa rõ ràng, minh bạch, gây nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong triển khai thực hiện cho ngân hàng nói chung và NHNN&PTNT Việt Nam nói riêng. Hiện nay Nhà nƣớc đang đƣa ra các phƣơng án sửa đổi Luật các TCTD cho phù hợp với hoạt động ngành tài chính nƣớc ta. Bên cạnh đó cũng có một số cải cách của Chính phủ nhằm giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn nhƣ Quy định 13/2008/QD-NHNN quy định về mạng lƣới hoạt động của ngân hàng thƣơng mại đã xử lý một số bất cập, đối xử bình đẳng giữa NHNN, NHTMCP, ngân hàng liên doanh và 100% nƣớc ngoài.
Năm 2011, khi Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực, hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu tái cơ cấu theo Đề án 254 ngày 1/3/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ. Theo đó, giai đoạn 2011- 2014 tập trung chủ yếu xử lí các ngân hàng yếu kém, các ngân hàng thiếu thanh khoản. Giai đoạn 2015 là sự nâng cấp mới của
sắp xếp và tái cơ cấu hệ thống. Do đó tạo đƣợc sự bình đẳng trong hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện cho NHNN&PTNT Việt Nam tăng khả năng thanh khoản, cạnh tranh lành mạnh.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn hoạt động toàn bộ hệ thống ngân hàng, NHNN cần có các giải pháp toàn diện đối với vấn đề quản trị rủi ro. Cụ thể, trong năm 2015, NHNN cần hoàn thiện Thông tƣ số 13/2010/ TT-NHNN với mục tiêu hƣớng các NHTM tiếp cận việc quản lý rủi ro theo Basel II. Bên cạnh việc sửa đổi Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN, NHNN Việt Nam cần có lộ trình cụ thể về thời gian trong việc áp dụng Basel II và Basel III trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nƣớc đã triển khai; tăng cƣờng yêu cầu an toàn vốn với mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng để tránh tối đa rủi ro chéo.
Chính sách kinh tế của Chính phủ trong những năm qua, đƣợc đánh giá là linh hoạt và kịp thời.
Trong điều kiện áp lực lạm phát còn lớn và đã bộc lộ thành những bất ổn kinh tế vĩ mô, trong những tháng đầu năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP vào ngày 24/2/2011, trong đó nhấn mạnh những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Có thể nói Nghị quyết 11/NQ-CP đã đƣa ra các gói giải pháp toàn diện có tác dụng tích cực đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Với việc thực hiện chính sách này, 4 tháng đầu năm, tín dụng tăng trƣởng trên 5%, tổng phƣơng tiện thanh toán tăng 1,5%. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng gây đã nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất – kinh doanh phụ thuộc lớn vào nguồn vốn vay. Việc điều chỉnh tỷ giá và lãi suất tiết kiệm USD đã tạo khả năng giải quyết cung cầu USD, tính thanh khoản ngoại tệ tăng lên, góp phần chống nhập siêu, hạn chế việc găm giữ và đầu cơ USD. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá cũng những tác đô ̣ng tiêu cực đến doanh nghiệp mà ảnh hƣởng rõ nhất là viê ̣c tăng chi phí đối với các doanh nghiê ̣p phải sƣ̉ du ̣ng nhiều ngoa ̣i tê ̣ nhâ ̣p khẩu vâ ̣t tƣ , nhiên liê ̣u, thiết bi ̣ làm tăng giá thành, giá vốn hàng nhập khẩu và hàng sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã bắt đầu tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng từ cuối năm 2011 khi thực hiện sắp xếp lại một số ngân hàng yếu kém. Nhìn tổng thể cả quá trình tái cơ cấu ngân hàng thƣơng mại, Chính phủ khẳng định thành công là đáng ghi nhận.
Trong 4 năm qua, hệ thống ngân hàng dần đi vào ổn định. Nợ xấu cơ bản đã đƣợc kiềm chế, các ngân hàng yếu kém đã đƣợc sáp nhập vào các ngân hàng khác mạnh hơn, một số ngân hàng yếu kém khác buộc Ngân hàng Nhà nƣớc phải tiến hành giành quyền kiểm soát thông qua mua lại với giá trị 0 đồng.Sáp nhập các ngân hàng yếu với các ngân hàng mạnh, không chỉ để tạo ra những ngân hàng có quy mô lớn hơn, giải quyết đƣợc nguy cơ đổ vỡ các ngân hàng nhỏ yếu mà còn đồng thời giải quyết đƣợc quan hệ sở hữu chéo giữa các ngân hàng này. Về cơ bản, các mục tiêu đến năm 2015 trong đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đã đƣợc thực hiện. Đến nay, thành công nổi bật nhất là đảm bảo đƣợc tính thanh khoản hệ thống, không để xảy ra đổ vỡ, tạo ổn định ngành, tạo điều kiện để ổn định kinh tế vĩ mô. Các nhóm mục tiêu quan trọng tiếp theo: mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu; cơ cấu lại hoạt động và quản trị cũng đạt đƣợc những kết quả ban đầu.
Tuy vậy, xem xét các giải pháp xử lý nợ xấu cho đến nay (kể cả đang trong soạn thảo), có thể thấy nợ xấu đƣợc xử lý theo các biện pháp nghiệp vụ, hành chính nhiều hơn là chuyển khối tài sản thế chấp thành vốn và chuyển vào các mục đích sản xuất, kinh doanh.Mới chú ý nhiều đến làm sạch báo cáo tài chính của ngân hàng, chƣa chú ý giải phóng gánh nặng nợ cho doanh nghiệp.
Tuân thủ theo những chính sách kinh tế của nhà nƣớc thời gian qua, NHNN&PTNT Việt Nam Đông Triều Quảng Ninh đã dần cơ cấu lại nợ và từng bƣớc góp phần nâng cao tính thanh khoản của NHNN&PTNT Việt Nam, đồng thời nỗ lực hỗ trợ các DN có tiềm lực tài chính tốt trên địa bàn để tăng trƣởng dƣ nợ, khai thác nguồn khách hàng đa dạng hơn và chất lƣợng hơn.
* Môi trường vi mô:
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn:
Áp lực cạnh tranh của ngành ngân hàng không chỉ đến từ sự xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng nƣớc ngoài, mà còn là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa với
nhau. Trong gần 20 năm qua, số lƣợng ngân hàng trong nƣớc đã tăng lên đáng kể. Từ 9 ngân hàng theo thống kê năm 1991, đến tháng 10/2014, thị trƣờng có tổng cộng 43 ngân hàng nội địa (3 NHTM quốc doanh, 40 NHTMCP). Những NHTM lớn nhƣ Ngân hàng công thƣơng Việt Nam Vietinbank, Ngân hàng ngoại thƣơng Vietcombank, Ngân hàng TMCP Á Châu ACB, Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam… có thời