Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đông Triều - Quảng Ninh (Trang 71 - 98)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh

3.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng

* Nguồn lực tài chính

+ Quy mô và tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn

Vốn điều lệ đƣợc xét trên tổng vốn điều lệ của ngân hàng NHNN&PTNT Việt Nam. Ngân hàng Nhà nƣớc cho biết, đến tháng 12//2014, tổng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng đạt hơn 428,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,21% so với cuối 2013. Trong đó nhóm các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc có vốn điều lệ 130.634 tỷ đồng, ngân hàng TMCP là 190.314 tỷ đồng, tổng cộng chiếm 75% vốn của toàn hệ thống.

Số liệu của các ngân hàng cập nhật cùng thời điểm thì cho thấy Vietinbank hiện là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về vốn điều lệ với hơn 37.200 tỷ đồng, cao hơn trên dƣới chục nghìn tỷ so với 3 ngân hàng ở vị trí tiếp theo là Agribank, BIDV và Vietcombank.

Trong các ngân hàng vẫn có 12 ngân hàng vốn điều lệ dƣới 4.000 tỷ, trong đó có 6 ngân hàng vốn tròn 3.000 tỷ - tối thiểu theo quy định của NHN – đó là BaoVietBank, KienLongBank, NamABank, PGBank, VietcapitalBank và VietBank. Trong năm nay, nhiều ngân hàng đã lên kế hoạch tăng vốn nhƣ BaoVietBank có kế hoạch tăng vốn lên 5.200 tỷ; VPBank muốn tăng tiếp lên 7.325 tỷ; NamABank và SaiGonBank muốn tăng vốn lên 4.000 tỷ đồng; DongABank kế hoạch tăng lên 6.000 tỷ; LienVietPostBank muốn lên 6.647 tỷ đồng.

Nhóm các ngân hàng lớn hơn cũng có kế hoạch tăng vốn nhƣ MB lên 15.500 tỷ; Sacombank lên gần 13.500 tỷ; SCB lên gần 14.300 tỷ…

Vốn điều lệ là một phần của vốn tự có. Vốn tự có giúp ngân hàng bù đắp những thiệt hại phát sinh và đảm bảo ngân hàng tránh phá sản. Theo pháp lệnh ngân hàng, giới hạn cho vay không vƣợt quá 25% vốn tự có, tổng mức cho vay của Tổ chức tín dụng với một khách hàng không vƣợt quá 15% vốn tự có, tổng nguồn vốn huy động của NHTM tối đa gấp 20 lần so với vốn tự có. Hạn chế việc đầu tƣ và phát triển công nghệ vì theo qui định thì các NHTM chỉ đƣợc sử dụng 50% vốn tự có của mình để đầu tƣ tài sản cố định, công nghệ….

Nhƣ vậy rõ ràng vốn điều lệ ảnh hƣởng rất lớn tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Tăng vốn điều lệ là cơ sở để ngân hàng tăng thị phần tín dụng và huy động, là nền tảng để phát triển trình độ công nghệ cũng nhƣ các hoạt động kinh doanh khác. Với lợi thế ngân hàng quốc dân, tổng vốn điều lệ của NHNN&PTNT Việt Nam đứng thứ 2 trong toàn hệ thống là ƣu thế cốt lõi để ngân hàng phát triển gia tăng thị phần. Trong xu thế tăng vốn điều lệ của các NHTM CP để giành miếng bánh thị phần, NHNN&PTNT Việt Nam cần cân nhắc để vẫn giữ vững vị thế đồng thời nỗ lực tăng vốn điều lệ nhƣng phải hợp lý, tránh tăng vốn nhƣng hiệu quả sử dụng vốn thấp. 25.58 45.21 54.97 0 10 20 30 40 50 60

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tăng trƣởng tổng nguồn vốn huy động

Biểu đồ 3.3 Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động của NHNN&PTNT Đông Triều Quảng Ninh năm 2011-2014

(Nguồn tài liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN&PTNT Đông Triều năm 2011- 2014)

Tính đến thời điểm 31/12/2014 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Triều là: 3.524 tỷ đồng, đạt 173% so với kế hoạch năm 2013. Tốc độ tăng trƣởng bình quân gần 40 % của nguồn vốn huy động trong những năm gần đây là tín hiệu tích cực thể hiện khả năng huy động vốn tốt của chi nhánh. Nguồn vốn ổn định là cơ sở để chi nhánh phát triển bền vững, mở rộng các hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình và kỳ hạn vay.

Đơn vị: %

17.35 0.08

76 6.57

Tiền gửi của tổ chức kinh tế Tiền gửi tổ chức tín dụng khác

Tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ

Phát hành GTCG

Biểu đồ 3.4 Cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng huy động của NHNN & PTNT chi nhánh Đông Triều năm 2011

( Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT chi nhánh Đông Triều năm 2011 )

Từ biểu đồ 3.4, ta thấy tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động năm 2011, tiếp đến là tiền gửi của tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá. Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ trọng thấp nhất. Tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ là nguồn vốn ổn định mà ngân hàng có thể kiểm soát đƣợc và là nguồn vốn chính duy trì các hoạt động khác nên tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ chiếm tỷ trọng cao là điều kiện để ngân hàng mở rộng cho vay và đầu tƣ bền vững.

Đơn vị: %

13.47 0.76

82.32 3.45

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Tiền gửi tổ chức tín dụng khác

Tiền gửi tiết kiệm của

dân cƣ

Phát hành GTCG

Biểu đồ 3.5 Cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng huy động của NHNN & PTNT chi nhánh Đông Triều năm 2014

( Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT chi nhánh Đông Triều năm 2014 )

Đến năm 2014, cơ cấu nguồn vốn huy động có sự tăng giảm không đồng đều giữa các thành phần trong tổng nguồn vốn huy động. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hƣớng tăng trƣởng tốt. Tỷ trọng của tiền gửi của tổ chức kinh tế lại có xu hƣớng giảm so với năm 2011 ( năm 2011 tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm 17,35% tổng nguồn vốn huy động, năm 2014 chiếm 13,47% tổng nguồn vốn huy động) .Nguyên nhân là do có sự xuất hiện của nhiều ngân hàng thƣơng mại cạnh tranh trên địa bàn, làm tăng địa điểm giao dịch, thuận tiện cho việc gửi tiền của các tổ chức kinh tế vào năm 2012 nên lƣợng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế năm 2012 và 2013 tăng chậm, tỷ trọng giảm . Nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá có xu hƣớng giảm và chiếm tỷ trọng ngày càng thấp ( năm 2014 chiếm 3,45% tổng nguồn vốn huy động).

Đơn vị: Tỷ đồng 128 152 217 358 1119 1414 2057 3166 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2011 2012 2013 2014 TG không kỳ hạn TG có kỳ hạn

Biểu đồ 3.6 Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động của NHNN & PTNT chi nhánh Đông Triều

( Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT chi nhánh Đông Triều năm 2011 – 2014 )

Theo thời hạn huy động, tốc độ tăng trƣởng của tiền gửi có kỳ hạn khá ổn định và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2011 là 89,74%, năm 2012 là 90,29% đến năm 2014 là 89,94%). Bên cạnh đó tiền gửi không kì hạn tăng trƣởng qua các năm với với tốc độ và tỷ trọng không đồng đều. Đây là nguồn vốn có tính chất không ổn định nhƣng chi phí lãi suất thấp. Tốc độ tăng trƣởng bất thƣờng trên là do trong năm 2011 nền kinh tế có nhiều biến động và ngƣời dân có xu hƣớng tích trữ vàng và ngoại tệ thay cho gửi tiết kiệm nên các khoản tiền gửi có kì hạn dài nhƣ trung và dài hạn tăng chậm và ngƣời dân ƣu tiên các khoản tiền gửi không kì hạn và ngắn hạn để chủ động vốn. Nhƣng đến năm 2012 khi thị trƣờng vàng và ngoại tệ ổn định cùng với những nỗ lực thu hút vốn tiền gửi của ngân hàng thì tiền gửi có kì hạn tăng mạnh trở lại và tiền gửi không kì hạn tăng trƣởng không đáng kể.

+ Chỉ tiêu nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là chỉ số cho biết chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Nguyên nhân nợ xấu là do một số khách hàng gặp khó khăn về tài chính, nợ đọng xây dựng cơ bản nên chƣa trả đƣợc nợ.

Bảng 3.5 : Chỉ tiêu chất lƣợng tín dụng tại NHNN&PTNT Đông Triều năm 2011-2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014

1. Kết quả hoạt động kinh doanh( Tỷ đồng )

- Nguồn vốn huy động 1.247 1.566 2.274 3.524 - Tổng dƣ nợ 725 1.045 1.926 3.150 - Nợ quá hạn 18 16,9 48,9 93,2 - Nợ xấu 13,7 22,9 40,4 79,4 2. Hệ số sử dụng vốn - Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dƣ nợ 2,5% 1,62% 2,54% 2,96% - Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ 1,89% 2,19% 2,10% 2,52%

( Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT chi nhánh Đông Triều năm 2011 – 2014 đã được kiểm toán)

Theo bảng trên, Năm 2011, tỷ lệ dƣ nợ xấu là 13,7 tỷ đồng, chiếm 1,89% tổng dƣ nợ. Năm 2012 dƣ nợ xấu là 22,9 tỷ đồng, chiếm 2,19% tổng dƣ nợ. Đến năm 2014 tỷ lệ dƣ nợ xấu là 79,4 tỷ đồng, chiếm 2,52% tổng dƣ nợ . Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn ở mức dƣới 3%, thấp hơn so với quy định nợ xấu của ngân hàng tuy nhiên lại có xu hƣớng tăng trong những năm gần đây. Mặc dù ngân hàng đã áp dụng các biện pháp thắt chặt tín dụng, chọn lọc các khách hàng tốt để giảm thiểu rủi ro nhƣng sự tăng lên của tỷ lệ nợ xấu bên cạnh sự tăng trƣởng nhanh của tổng dƣ nợ là nguy cơ tiềm ẩn về tăng tỷ lệ nợ xấu trong tƣơng lai. Chi nhánh cần có những chính sách kịp thời để nâng cao chất lƣợng tín dụng, đảm bảo nguồn thu nợ.

Dù đã thành lập và đi vào hoạt động hơn 20 năm, NHNN&PTNT chi nhánh Đông Triều Quảng Ninh đƣợc đánh giá là một trong những NHTM quốc dân sở

hữu nhiều lợi thế cạnh tranh nhất trong hệ thống NHTM trên địa bàn (thƣơng hiệu đã ăn sâu vào lòng ngƣời dân trong nƣớc, mạng lƣới rộng khắp, qui mô khách hàng nhiều…). Thế nhƣng, với những gì mà NHNN&PTNT chi nhánh Đông Triều Quảng Ninh đạt đƣợc của một ngân hàng hiện đại vẫn chƣa đƣợc thể hiện.

NHNN&PTNT chi nhánh Đông Triều Quảng Ninh với nhiều lợi thế nhƣ trên mà thu nhập chủ yếu dựa vào cho vay thì còn có rất nhiều việc phải làm để cũng cố vị trí của mình trên thƣơng trƣờng cũng nhƣ gia tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn, Rủi ro về tín dụng là rủi ro không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh, nó ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng thanh khoản của một ngân hàng. Việc nguồn thu nhập của NHNN&PTNT Đông Triều còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cho vay sẽ làm sức mạnh cạnh tranh của NHNN&PTNT Đông Triều giảm.

*Thị phần

Thị phần hoạt động cũng là một yếu tố đánh giá năng lực tài chính của một ngân hàng thƣơng mại, thể hiện qua huy động vốn và cho vay trên toàn hàng. Hiện nay tổng dƣ nợ cho vay, huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn phần lớn tập trung vào các ngân hàng TMCP quốc dân nhƣ BIDV, Vietinbank, Agribank, Vietcombank. Với ƣu thế là ngân hàng TMCP quốc dân hình thành sớm nhất trên địa bàn, NHNN&PTNT chi nhánh Đông Triều Quảng Ninh chiếm thị phần lớn trên cả mảng huy động và tín dụng. Ƣu thế này là cơ sở cốt lõi để chi nhánh mở rộng các hoạt động kinh doanh và tăng trƣởng thị phần.Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, khi các ngân hàng cạnh tranh gay gắt, số lƣợng ngân hàng mới tham gia thị trƣờng tăng mà nguồn khách hàng có hạn, vừa giữ vững thị phần vừa tăng trƣởng doanh số cho vay và huy động thật sự là bài toán khó mà chi nhánh cần nỗ lực để hoàn thành trong tƣơng lai.

*Hệ thống sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng là sản phẩm có tính vô danh, không có khả năng đăng kí bản quyền, sản phẩm ra đời dễ bị bắt chƣớc. Do đó phát triển sản phẩm là yếu tố quan trọng tạo tính khác biệt cho ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh

Các sản phẩm chủ yếu của NHNN&PTNT Đông Triều Quảng Ninh

-Sản phẩm tín dụng: Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay thì hiện tại sản phẩm tín dụng của NHNN&PTNT Đông Triều Quảng Ninh gồm có: Cho vay tiêu dùng (mua xe, mua nhà trả bằng lƣơng, bằng thu nhập, mua sắm vật dụng gia đình..); Cho vay kinh doanh bất động sản; Cho vay kinh doanh chứng khóan; Cho vay du học; Cho vay đi lao động nƣớc ngòai; Cho vay bổ sung vốn lƣu động sản xuất kinh doanh; Cho vay lƣu vụ; Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; Cho vay mua sắm tài sản cố định, đầu tƣ dự án.

-Sản phẩm huy động vốn gồm: Tiền gửi không kỳ hạn; Tiền gửi thanh toán; Tiền gửi tiết kiệm (Tiền gửi tiết kiệm đảm bảo bằng vàng, tiền gửi tiết kiệm bậc thang); Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn; Tài khỏan tiền gửi có kỳ hạn; Tiền gửi của ngân hàng khác.

-Sản phẩm bảo lãnh trong nƣớc bao gồm: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh hoàn thanh toán; Bảo lãnh bảo hành công trình, thiết bị; Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh khác.

-Sản phẩm thanh toán quốc tế: Mở L/C; Ủy nhiệm chi; Ủy nhiệm thu; Nhờ thu; Chuyển tiền; Chiết khấu bộ chứng từ.

-Sản phẩm dịch vụ: Dịch vụ kiều hối; Dịch vụ chi trả Western Union; Dịch vụ thẻ; Dịch vụ thu, chi hộ; Dịch vụ trả lƣơng qua thẻ; Dịch vụ chuyển tiền trong nƣớc; Dịch vụ séc; Dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ tài khỏan; Dịch vụ thanh toán đa biên; Dịch vụ mua bán ngoại tệ.

-Sản phẩm ngân hàng điện tử bao gồm: SMS banking-truy vấn số dƣ; Atransfer;-dịch vụ chuyển khoản bằng tin nhắn, Vntopup- dịch vụ nạp tiền điện thoại trả trƣớc, ApayBill-Dịch vụ thanh toán hóa đơn cƣớc điện thoại trả sau và gần đây nhất là Agribank M-Plus- dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động thông qua ứng dụng đƣợc cài đặt trên các dòng điện thoại thông minh chạy hệ điều hành iOS (Iphone), Android, Windows Phone hoặc các điện thoại có hỗ trợ Java.

Thẻ Agribank là phƣơng tiện thanh toán đƣợc ƣa chuộng và sử dụng nhiều, với doanh số thanh toán thẻ năm 2013 chiếm khoảng 19% thị phần, doanh số sử

dụng thẻ chiếm khoảng 19,5% thị phần. Nhiều sản phẩm dịch vụ thẻ của Agribank đã tạo dựng đƣợc niềm tin nơi khách hàng: thẻ ghi nợ nội địa (E-Commerce), thẻ tín dụng quốc tế, thẻ liên kết sinh viên, thẻ lập nghiệp, thẻ liên kết thƣơng hiệu (Co- Brand Card)…Các hình thức thẻ Visa, Master card, JCB bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng đều đã đƣợc phát hành và trở thành những sản phẩm tiềm năng, có khả năng cạnh tranh cao khi các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng đƣợc khuyến khích.

Dịch vụ thu Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc NHNN&PTNT Việt Nam triển khai bắt đầu từ năm 2009 cũng có sự tăng trƣởng cả về số lƣợng và số tiền giao dịch. Dịch vụ này đã hoàn thành triển khai tại tất cả các chi nhánh NHNN&PTNT Việt Nam có tài khoản tiền gửi Kho bạc Nhà nƣớc. Đến 31/12/2013, 563 chi nhánh NHNN&PTNT Việt Nam đã triển khai dịch vụ "Thu ngân sách Nhà nƣớc" với tổng số 1.284 điểm, thực hiện 5.145.206 khoản, với số tiền là 115.604 tỷ đồng, tăng 25,2% về số món thu và tăng 33,6% về số tiền thu so với năm 2012. Dịch vụ thu ngân sách nhà nƣớc tại NHNN&PTNT Đông Triều triển khai từ năm 2011 và cũng đạt đƣợc những thành công đáng kể, là chi nhánh có khối lƣợng giao dịch thu ngân sách cao nhất trên địa bàn.

Tuy nhiên xét về số lƣợng sản phẩm dịch vụ của NHNN&PTNT Đông Triều vẫn còn là những con số khiêm tốn, đa phần là những sản phẩm truyền thống nhƣ: cho vay, huy động vốn, thanh toán trong ngoài nƣớc, bảo lãnh… Các chƣơng trình khuyến mãi tuy thu hút đƣợc khách hàng, tăng nguồn vốn huy động nhƣng chƣa khác biệt với các ngân hàng bạn, thủ tục dài dòng. Dƣới đây là bảng tổng hợp số lƣợng sản phẩm, dịch vụ đang đƣợc cung cấp tại các ngân hàng trên địa bàn:

Bảng 3.6 : Tổng hợp các sản phẩm chủ lực của các ngân hàng trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đông Triều - Quảng Ninh (Trang 71 - 98)