Vấn đề về quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại đại học quốc gia hà nội (Trang 26 - 32)

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.3. Vấn đề về quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công

tại Việt Nam

Theo Đăng Minh, 2015, Việt Nam duy trì mức đầu tư cho hoạt động KH&CN từ Ngân sách nhà nước (chưa tính kinh phí sự nghiệp môi trường và an ninh, quốc phòng) với tỷ lệ khoảng 1,36 - 1,59% tổng chi ngân sách nhà nước thông qua hai cơ quan là Bộ Khoa học và Công nghệ - cơ quan quản lý chi sự nghiệp hoạt động KH&CN và Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan quản lý chi đầu từ phát triển KH&CN. Tỷ trọng lớn đầu tư cho KH&CN ở Việt Nam chủ yếu là từ nguồn NSNN nên tổng mức đầu tư xã hội cho KH&CN của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước. Hơn nữa, nguồn ngân sách nhà nước dành cho hoạt động KH&CN lại được ưu tiên phân bổ nhiều hơn cho hệ thống các viện nghiên cứu quốc gia. Điều này xuất phát từ một đặc

điểm đó là tại Việt Nam tồn tại hai hệ thống cơ quan lớn của Nhà nước cùng được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực KH&CN, đó là hệ thống các viện nghiên cứu và hệ thống các trường đại học. Mặc dù cả trường đại học và viện nghiên cứu cùng tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, hệ thống các viện nghiên cứu vẫn nhận được nhiều nguồn ngân sách nhà nước hơn cho các hoạt động của mình.

Bài “vấn đề đầu tư và vốn cho khoa học và công nghệ ở nước ta” của Nguyễn Mậu Trung (2011) [31] đã tổng kết lại các nguồn vốn cơ bản từ NSNN cho KH&CN, thực trạng sử dụng vốn NSNN, một số cơ chế tạo vốn đầu tư cho KH&CN trong các doanh nghiệp và nêu ra một số giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động KH&CN…. Bài viết đưa ra một số trường hợp cụ thể như: ngân sách nhà nước bố trí cho KH&CN chiếm 2% tổng chi ngân sách nhưng việc phân bổ tồn tại nhiều bất cập, ách tắc dẫn đến tỷ lệ thực chi cho hoạt động KH&CN vẫn hình thức, không hiệu quả. Với trên 1200 tổ chức KH&CN, nhưng các tổ chức KH&CN và các nhà khoa học chủ yếu nghiên cứu KH&CN theo sự chỉ đạo của nhà nước, dùng kinh phí của nhà nước và nộp sản phẩm cho nhà nước để hưởng tiền lương, tiên công; Bên cạnh đó, nhà nước cho phép hình thành các quỹ để hỗ trợ đầu tư cho KH&CN, ưu đãi về thuế đối với hoạt động KH&CN, ra chủ trương chuyển đổi về tổ chức và hoạt động trong KH&CN. Nguyễn Mậu Trung đã đề xuất một số giải pháp sau: nâng cao nhận thức cho toàn dân; Có quy chế phân bổ và sử dụng đúng đủ và triệt để kinh phí được phân bổ; có chính sách khuyến khích chuyển đổi về tổ chức và hoạt động trong KH&CN sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Mở rộng xã hội hóa thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách cho hoạt động KH&CN; Tổ chức kiểm điểm thực hiện nghị quyết TW2 và kết quả thực hiện luật KH&CN cũng như các văn bản liên quan khác.

Tác giả Bùi Thiên Sơn (2010) [4], “Tổng quan về định hướng chi tiêu nguồn tài chính cho quá trình phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2020 và một số khuyến nghị” đã nhận định “công tác tài chính có vai trò quan trọng để tạo đột phá cho phát triển Khoa học và công nghệ quốc gia”. Những đánh giá cụ thể về mặt thu và chi ngân sách cho hoạt động khoa học và công nghệ còn nhiều bất cập. Tác giả đã chỉ ra một số thực trạng trong quản lý tài chính và có dẫn chứng bằng số liệu điều tra như năm 2008, có nhiều nơi các nhà khoa học mất đến 60% số thời gian để giải trình thuyết minh và ngân sách kinh phí đề tài được phê duyệt. Điều này cho thấy chính sách quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế, cần có các giải pháp phù hợp hơn cho sự phát triển Khoa học và công nghệ.

Một nghiên cứu khác liên quan đến quản lý tài chính trong lĩnh vực KH&CN của tác giả Trần Ngọc Hoa (2012) “Hoàn thiện thiết chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu trường hợp của tổ chức R&D có sử dụng ngân sách nhà nước” [15] đã đề cập đến cơ chế tự chủ về ngân sách trong hoạt động nghiên cứu và phát triển tự chủ của tổ chức KH&CN về vấn đề tài chính chỉ là một nội dung trong đó, do vậy nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một khía cạnh trong công tác quản lý và sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước trong các tổ chức R&D. Bài báo chưa nêu ra được những vấn đề về nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN và các thủ tục gây khó khăn cho các nhà khoa học.

Bài báo “Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ ở Việt Nam: một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Hồng Sơn (2012) [12] chỉ ra một số hạn chế của cơ chế tài chính hiện hành cho hoạt động KH&CN gồm: cơ chế huy động, cơ chế phân bổ vấn đề sử dụng nguồn lực tài chính. Tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính cho

hoạt động KH&CN theo 2 hướng là: tài cấu trúc khu vực đầu tư công và duy trì các khuyến khích nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện. Bài viết phân tích khá rõ nét về thực trạng cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN ở nước ta hiện nay đồng thời cũng đóng góp một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả quản lý cũng như hoạt động nghiên cứu. Tuy nhiên, đó là những giải pháp vĩ mô mà tác giả hướng tới một cơ chế chung.

GS.TS Mai Ngọc Cường, chủ nhiệm đề tài cấp bộ “Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính cho hoạt động Khoa học và công nghệ trong các trường đại học tại Việt Nam” năm 2014, đã phân tích các số liệu tài chính dành cho hoạt động KH&CN, nêu ra các hạn chế trong công tác phân bổ, quản lý sử dụng và thanh quyết toán NSNN cho hoạt động KH&CN. Nghiên cứu đã chỉ ra một số vấn đề thực trạng tài chính cho hoạt động KH&CN gồm: Tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN còn thấp; Việc phân bổ nguồn kinh phí này cho các nhiệm vụ của ngành KH&CN còn dàn trải làm cho hiệu quả sử dụng vốn chưa cao; Thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp KH&CN còn nhiều bất cập.

Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Hà (2016) “Một số vấn đề về cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và Công nghệ ở Việt Nam” [14] về vấn đề vì sao khu vực doanh nghiệp hiện nay đầu tư thấp cho KH&CN, mặc dù nhận được rất nhiều những khuyến khích về mặt tài chính trực tiếp cũng như cơ chế. Từ câu hỏi đó, tác giả cũng đưa ra một số nguyên nhân chính cho câu hỏi trên: thứ nhất, nhu cầu đầu tư cho KH&CN của các doanh nghiệp Việt Nam chưa lớn, do đặc điểm của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, trong đó các ngành cần nhiều vốn và lao động. Và lợi thế cạnh tranh không dựa trên chất lượng vượt trội của sản phẩm mà dựa trên cơ sở chi phí lao đông thấp do

nghiệp có nhu cầu nhưng chưa đủ tiềm lực về tài chính để đầu tư cho hoạt động KH&CN. Thứ ba, một số doanh nghiệp có đủ tiềm lực về tài chính và có nhu cầu nhưng khả năng đáp ứng của các tổ chức KH&CN trong nước còn hạn chế.

Nghiên cứu của tập thể tác giả Nguyễn Thị Minh Nga, Phạm Quang Trí, Phạm Hồng Trang (2016) “Chính sách phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong các trường đại học Việt Nam” [13] đã hệ thống hóa các chính sách phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong các trường đại học Việt Nam hiện hành và từ đó đề xuất bổ sung một số chính sách như: Hỗ trợ phát triển nhân lực nghiên cứu khoa học trong các trường đại học thông qua hỗ trợ các nhà khoa học trẻ và tăng cường lưu chuyển nhân lực KH&CN giữa các khu vực (viện nghiên cứu – trường đại học – doanh nghiệp) để các nhà nghiên cứu có cơ hội nâng cao năng lực nghiên cứu đồng thời tránh hiện tượng lý thuyết không gắn liền với thực tiễn; Tăng nguồn thu cho hoạt động KH&CN trong các trường đại học thông qua đa dạng hóa các nguồn tài chính và tăng cường sử dụng phương thức tài trợ cạnh tranh trong nghiên cứu;

Nghiên cứu của tác giả Hoàng Xuân Long và Hoàng Lan Chi (2017) “Một số giải pháp gắn kết nghiên cứu với đào tạo trên thế giới” [9] đã chỉ ra một số giải pháp như tập trung xây dựng một số đại học nghiên cứu, tăng cường gắn kết đào tạo đại học và trên đại học và nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường đại học; Tăng cường nghiên cứu khoa học trong sinh viên học viên cao học, nghiên cứu sinh, sau tiến sĩ; Phát triển tổ chức nghiên cứu và phát triển trong trường đại học; Tăng cường hoạt động đào tạo của các viện nghiên cứu và cán bộ nghiên cứu; phát triển nghiên cứu viện - trường - doanh nghiệp;

Viết về “Đại học nghiên cứu” (ĐHNC), tác giả Trương Quang Học (2009) [16] cũng chỉ ra những đặc trưng cơ bản sau:

- Quy mô lớn, tính liên ngành cao. Thường có hàng trăm mã ngành/ chương trình đào tạo trong trường ĐHNC. Chẳng hạn: Đại học Callifornia, Mĩ có gần 600 chương trình đào tạo ở cả ba bậc, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ; Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc có hơn 100 chương trình đại học, 158 chương trình thạc sĩ và 114 chương trình tiến sĩ,...;

- Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao: Các trường đại học có tính tự chủ cao, họ gần như quyết định mọi hoạt động của nhà trường: tổ chức nhân sự, quản lý, học thuật, cơ sở vật chất, tài chính,... Đặc điểm này tập trung cao nhất trong hệ thống giáo dục ở Mỹ;

- Hoạt động chủ yếu của đội ngũ cán bộ là NCKH và giảng dạy. Đối với các cán bộ giảng dạy đại học, bên cạnh hoạt động đào tạo, hoạt động NCKH là hoạt động bắt buộc. Tỷ lệ thời gian dành cho các hoạt động này khác nhau tùy loại trường. Ở các ĐHNC của Hoa Kỳ, khoảng 1/2 thời gian dành cho công tác NCKH và cứ sau 5 năm mỗi cán bộ có 1-2 học kỳ để bồi dưỡng NCKH. Qua nghiên cứu, đội ngũ cán bộ giảng dạy luôn có cơ hội thăng tiến (cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ, cũng như học vị, học hàm và đi đôi với các điều này là chế độ đãi ngộ);

- Đội ngũ cán bộ có chất lượng cao và có quyền tự chủ cao trong hoạt động, đặc biệt là trong NCKH. Chẳng hạn: Trường Đại học Bắc Carolina (Hoa Kỳ) có 7.400 cán bộ, trong đó có 1.975 cán bộ giảng dạy - là những người dẫn đầu quốc gia trong NCKH và giảng dạy với 10 viện sĩ Hàn lâm khoa học Quốc gia, 10 viện sĩ Hàn lâm công nghệ Quốc gia và hơn 400 thành viên của Viện Hàn lâm là các thầy giáo xuất sắc. Đại học Seoul (Hàn Quốc)

có 971 giáo sư, 500 phó giáo sư; 80% số lượng tiến sĩ của trường được đào tạo từ Hoa Kỳ;

- Kinh phí NCKH lớn và chủ yếu có từ các nguồn bên ngoài (chiếm tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 50% tổng thu nhập của trường). Kinh phí NCKH trung bình các đại học của Mỹ là 100 triệu USD/năm (Đại học North Carolina State: 350 triệu USD/năm; Trung tâm Nghiên cứu Ung thư, Đại học Texas: 300 triệu USD/năm; Đại học Seoul: 100 triệu USD/năm);

- Các điều kiện nghiên cứu đầy đủ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và thông tin;

- Số lượng sinh viên sau đại học (đặc biệt là nghiên cứu sinh) lớn và là lực lượng nghiên cứu quan trọng của trường (thường chiếm tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 50%/tổng số sinh viên của trường);

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại đại học quốc gia hà nội (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)