Các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại đại học quốc gia hà nội (Trang 46 - 49)

1.3. Nội dung, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng của quản lý tài chính trong

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng

1.3.3.1. Nhóm nhân tố vĩ mô

 Chính sách pháp luật và thể chế

Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tài chính. Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ là một bộ phận của chính sách tài chính quốc gia, đó là căn cứ để các đơn vị xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng. Trong mỗi thời kỳ, Nhà nước luôn có những ưu tiên phát triển cho những lĩnh vực khác nhau, những ngành nghề khác nhau. Vì vậy, nếu chính sách quản lý tài chính của nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện để phát huy tính chủ động, sáng tạo cho hoạt động khoa học công nghệ trong các trường đại học công lập thì đó sẽ là cơ sở để gia tăng nguồn thu từ NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ của mỗi trường đại học. Ngược lại, nếu các chính sách, cơ chế không ủng hộ, gây khó khăn thì đó là nhân tố gây hạn chế nguồn vốn cho hoạt động KH&CN. Hơn nữa, trong tổng mức đầu tư toàn xã hội cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam, đầu tư của NSNN chiếm khoảng 65 - 70% (Thảo Mộc, 2014) và hầu hết kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN tại các trường đại học công lập cũng đến từ NSNN, do đó các trường quản lý tài chính hoạt động KH&CN cũng phải tuân thủ theo các quy định của nhà nước.

 Tình hình kinh tế xã hội của quốc gia

Những thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội và nguồn lực, chính sách chi tiêu công cho hoạt động KH&CN là yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN. Đứng trước mỗi sự biến động của môi trường kinh tế xã hội, Nhà nước luôn có những chính sách mới nhằm phát triển đất nước

phù hợp với tình hình mới dẫn đến những thay đổi về nhiều mặt, trong đó có phương thức quản lý, cơ chế hoạt động. Các trường đại học công lập cũng cần theo sát xu hướng phát triển mọi mặt của đất nước để điều chỉnh kế hoạch hoạt đồng phù hợp với yêu cầu đó, từ đó có những chính sách quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính phù hợp và kịp thời để đạt được mục tiêu.

Đến lượt mình, khi hoạt động KH&CN được đầu tư hợp lý và đúng hướng

1.3.3.2. Nhóm nhân tố vi mô

 Danh tiếng của đơn vị

Danh tiếng, vị thế của mỗi đơn vị sẽ tác động đến việc thu hút nguồn kinh phí. Một đơn vị có danh tiếng sẽ thu hút được sự đầu tư từ Doanh nghiệp, Tổ chức đặt hàng cũng như sự tin tưởng giao thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm của Nhà nước lớn hơn so với các đơn vị khác.

 Nhiệm vụ được giao hàng năm đối với tổ chức

Mỗi tổ chức hoạt động KH&CN công hàng năm đều phải thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao, ngoài ra còn phải tận dụng cơ sở vật chất để mở rộng hoạt động của đơn vị. Các đơn vị phải thực hiện những hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài và chương trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho. Khối lượng nhiệm vụ được giao tác động trực tiếp đến mức chi của đơn vị. Bên cạnh đó, nhiệm vụ nhiều hay ít ảnh hưởng đến khả năng mở rộng thêm hoạt động sự nghiệp của đơn vị, dẫn đến sự thay đổi trong mức thu sự nghiệp.

 Chất lượng của sản phẩm đầu ra.

Chất lượng sản phẩm đầu ra có tác động kép đến hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN. Thứ nhất, chất lượng sản phẩm đầu ra chính

là yếu tố để các đơn vị nâng cao vị thế của mình trong hoạt động KH&CN đối với Chính phủ, Nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế và các Doanh nghiệp, qua đó tạo được danh tiếng và thu hút được nhiều kinh phí cả từ NSNN và Doanh nghiệp. Thứ hai, khi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có kinh phí từ NSNN, các trường đại học công lập được giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu7 nhiệm vụ đó. Với các sản phẩm tốt, các trường đại học công lập có thể tiến hành thương mại hóa sản phẩm và thu kinh phí về cho trường.

 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Quản lý tài chính bị ảnh hưởng khá lớn từ bộ máy quản lý. Thứ nhất, đối với một trường đại học có cơ cấu tổ chức quản lý rõ ràng, đơn giản và hiệu quả sẽ góp phần giảm tải được nhiều thủ tục các bước, góp phần nâng cao hiệu quả của quản lý tài chính trong trường. Thứ hai, trình độ năng lực của bộ máy cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý tài chính trong các trường đại học. Các bộ phận trong bộ máy quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho lãnh đạo đơn vị ra các quyết sách thích hợp. Sự yếu kém của một bộ phận sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả thực hiện cơ chế quản lý tài chính của đơn vị. Cùng với sự đổi mới của cơ chế thị trường, khi các nước đang phát triển được học tập và tiếp nhận kiến thức từ các nước phát triển kéo theo việc sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại các tổ chức KH&CN cũng được cải tiến, sự tinh giản nhân sự, khả năng phối hợp giữa các bộ phận trong các trường công cũng được cải thiện.

 Trình độ chuyên môn của đội ngũ nghiên cứu

7

Căn cứ Chương III, về quản lý, xử lý tài sản là kết quả của nhiệm vụ KH&CN, Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Trình độ chuyên môn của đội ngũ nghiên cứu là yếu tố có ảnh hưởng nhiều mặt đối với công tác quản lý tài chính trong KH&CN của các trường đại học. Thứ nhất, trình độ chuyên môn của đội ngũ nghiên cứu chính là nhân tố quyết định chất lượng của các nghiên cứu. Các sản phẩm KH&CN là những phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích được áp dụng vào trong đời sống thực tiễn - dạng hàng hóa đặc biệt, các sản phẩm đòi hỏi trí tuệ cao, do đó đây là lĩnh vực yêu cầu lao động cần có chuyên môn, trình độ cao để tạo ra được các sản phẩm nghiên cứu chất lượng.

Với một đội ngũ nghiên cứu có trình độ chuyên môn giỏi, tổ chức đó sẽ có sức cạnh tranh hơn so với các tổ chức khác. Từ đó, các tổ chức này có khả năng mở rộng quy mô hoạt động và huy động nguồn thu từ doanh nghiệp hoặc các tổ chức xã hội hoặc các sản phẩm tạo ra có thể thương mại hóa được, từ đó tăng nguồn thu cho đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại đại học quốc gia hà nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)