- Phương pháp tổng hợp
3.3. Kết quả điều tra khảo sát
3.3.2. Thông tin chung
- Loại hình nhiệm vụ KH&CN các cấp từng tham gia
Khi được hỏi về việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, các giảng viên được hỏi hầu hết đã từng tham gia nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở (93%), trong khi đó tỷ lệ tham gia thực hiện cấp Nhà nước đạt 38% và không có ai trong số các giảng viên được hỏi chưa từng tham gia nhiệm vụ KH&CN ở cấp nào.
Bảng 3.10: Loại hình nhiệm vụ KH&CN các cấp từng tham gia
Loại hình nhiệm vụ KH&CN Tỷ lệ (%)
Cấp cơ sở 93%
Cấp Bộ/ĐHQGHN 65%
Cấp Nhà nước 38%
Chưa tham gia thực hiện nhiệm vụ nào 0% (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
- Nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN từng tham gia
Các giảng viên được hỏi từng tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có nguồn kinh phí đến từ NSNN (có đến 91%), một phần từ NSNN và phần còn lại từ Doanh nghiệp (45%), từ doanh nghiệp (6%) và từ các tổ chức quốc tế (11%).
Bảng 3.11: Nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN từng tham gia
Nguồn kinh phí nhiệm vụ KH&CN Tỷ lệ (%)
Từ NSNN 91%
Từ Doanh nghiệp 6%
Từ các tổ chức quốc tế 11%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
- Số lượng bài báo được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước
Hầu hết các giảng viên đăng được 1-3 bài báo (63%). Tỷ lệ các giảng viên có số bài đăng từ 4-5 bài (22%) không có bài đăng (5%) và tỷ lệ giảng viên có số bài đăng trên 5 bài (10%).
Bảng 3.12: Tỷ lệ bài báo khoa học đƣợc đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nƣớc trong năm vừa qua trên mỗi giảng viên
Số lượng bài báo Tỷ lệ (%)
0 bài 5%
Từ 1-3 bài 63%
Từ 4-5 bài 22%
Trên 5 bài 10%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
- Số lượng bài báo khoa học ISI/SCOUPUS được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế trong năm vừa qua trên mỗi giảng viên
Tỷ lệ giảng viên có từ 3 bài báo ISI/SCOUPUS được đăng trong năm là 0%, tỷ lệ đăng được 2 bài là 3%, tỷ lệ đăng được 1 bài là 23% và phần lớn các giảng viên (74%) không có bài báo ISI/SCOPUS được đăng trong năm.
Bảng 3.13: Tỷ lệ bài báo khoa học ISI/SCOPUS đƣợc đăng trên tạp chí khoa học quốc tế trong năm vừa qua trên mỗi giảng viên
0 bài 81%
1 bài 16%
2 bài 3%
Từ 3 bài trở lên 0%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
3.3.3. Kết quả điều tra khảo sát
Những khó khăn và thuận lợi của giảng viên liên quan đến vấn đề kinh phí và quản lý trong hoạt động KH&CN tại ĐHQGHN
- Khó khăn và thuận lợi đối với các giảng viên khi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có kinh phí từ NSNN tại ĐHQGHN
Những yếu tố được các giảng viên đánh giá là khó khăn nhất khi tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN có kinh phí từ NSNN nằm ở mức kinh phí được phê duyệt, tiến độ cấp kinh phí và thủ tục hành chính và thủ tục thanh quyết toán theo quy định của Nhà nước.
Yếu tố kết nối các sản phẩm nghiên cứu với thị trường tuy không phải là khó khăn lớn nhất những cũng được đánh giá là tương đối khó khăn với các giảng viên.
Có một tỷ lệ tương đối các giảng viên cho rằng các yếu tố: Tìm kiếm các nhiệm vụ mới, kết nối với các nhà khoa học khác trong quá trình nghiên cứu, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu được đầu tư phục vụ cho nghiên cứu không phải là khó khăn mà thậm chí là thuận lợi cho các giảng viên khi tham gia thực hiện các nhiệm vụ có kinh phí đến từ NSNN tại ĐHQGHN. Kết quả điều tra cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.14: Khó khăn và thuận lợi khi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có kinh phí từ NSNN tại ĐHQGHN
Khó khăn và thuận lợi Tỷ lệ
Khó khăn và thuận lợi Tỷ lệ
Khó khăn 25%
Bình thường 13%
Thuận lợi 10%
Rất thuận lợi 3%
Tiến độ cấp kinh phí cho nhiệm vụ
Rất khó khăn 52%
Khó khăn 22%
Bình thường 18%
Thuận lợi 6%
Rất thuận lợi 2% Thủ tục hành chính và thủ tục thanh quyết toán
theo quy định của Nhà nước
Rất khó khăn 44%
Khó khăn 29%
Bình thường 13%
Thuận lợi 8%
Rất thuận lợi 5%
Tìm kiếm các nhiệm vụ mới
Rất khó khăn 15%
Khó khăn 19%
Bình thường 36%
Thuận lợi 24%
Rất thuận lợi 6%
Kết nối các sản phẩm nghiên cứu với thị trường
Rất khó khăn 29%
Khó khăn 24%
Bình thường 29%
Thuận lợi 9%
Rất thuận lợi 8% Kết nối với các nhà khoa học khác trong quá trình
nghiên cứu Rất khó khăn 4% Khó khăn 9% Bình thường 18% Thuận lợi 40% Rất thuận lợi 29% Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu được đầu tư
phục vụ cho nghiên cứu
Rất khó khăn 11%
Khó khăn 12%
Bình thường 27%
Khó khăn và thuận lợi Tỷ lệ
Rất thuận lợi 13% (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
- Khó khăn và thuận lợi đối với các giảng viên khi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có kinh phí từ Doanh nghiệp tại ĐHQGHN.
Yếu tố được đánh giá là khó khăn nhất đối với nhóm nhiệm vụ KH&CN này là yếu tố tìm kiếm các nhiệm vụ mới. Có đến 118/190 người (61%) đánh giá là rất khó khăn, 57/190 người (30%) đánh giá ở mức độ khó khăn, chỉ có 9% đánh giá ở mức độ bình thường và thuận lợi.
Các yếu tố như mức hỗ trợ kinh phí, tiến độ cấp kinh phí và kết nối sản phẩm với thị trường được đánh giá là tương đối thuận lợi.
Các yếu tố thủ tục hành chính và thủ tục thanh quyết toán theo quy định của Nhà nước, kết nối với các nhà khoa học khác trong quá trình nghiên cứu và cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu được đầu tư phục vụ cho nghiên cứu được đánh giá ở mức độ bình thường.
Bảng 3.15: Khó khăn và thuận lợi khi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có kinh phí từ Doanh nghiệp tại ĐHQGHN
Khó khăn và thuận lợi Tỷ lệ
Mức hỗ trợ kinh phí/ mức kinh phí phê duyệt
Rất khó khăn 9%
Khó khăn 11%
Bình thường 24%
Thuận lợi 34%
Rất thuận lơi 22%
Tiến độ cấp kinh phí cho nhiệm vụ
Rất khó khăn 7%
Khó khăn 9%
Bình thường 18%
Thuận lợi 22%
Rất thuận lơi 44% Thủ tục hành chính và thủ tục thanh quyết toán Rất khó khăn 18%
Khó khăn và thuận lợi Tỷ lệ
theo quy định của Nhà nước Khó khăn 22%
Bình thường 34%
Thuận lợi 18%
Rất thuận lơi 8%
Tìm kiếm các nhiệm vụ mới
Rất khó khăn 61%
Khó khăn 30%
Bình thường 6%
Thuận lợi 2%
Rất thuận lơi 1%
Kết nối các sản phẩm nghiên cứu với thị trường
Rất khó khăn 4%
Khó khăn 11%
Bình thường 19%
Thuận lợi 34%
Rất thuận lơi 32% Kết nối với các nhà khoa học khác trong quá trình
nghiên cứu Rất khó khăn 11% Khó khăn 20% Bình thường 45% Thuận lợi 15% Rất thuận lơi 9% Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu được đầu tư
phục vụ cho nghiên cứu
Rất khó khăn 13% Khó khăn 20% Bình thường 33% Thuận lợi 22% Rất thuận lơi 13% (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
- Mức độ sẵn sàng của các giảng viên trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN
Tỷ lệ các giảng viên trả lời sẵn sàng và rất sẵn sàng đối với cả 4 loại hình nhiệm vụ đều chiếm tỷ lệ cao, cụ thể đối với loại nhiệm vụ có kinh phí từ NSNN chiếm đến 68% (43% sẵn sàng và 25 % rất sẵn sàng), loại nhiệm vụ có kinh phí một phần từ NSNN, một phần từ Doanh nghiệp chiếm 70%
(31% sẵn sàng, 39% rất sẵn sàng), loại nhiệm vụ có kinh phí đến từ doanh nghiệp chiếm 81% (26% sẵn sàng, 55% rất sẵn sàng), loại nhiệm vụ KH&CN có kinh phí từ các tổ chức quốc tế chiếm 66% (39% sẵn sàng, 27% rất sẵn sàng).
Bảng 3.16: Mức độ sẵn sàng của các giảng viên trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN
Mức độ sẵn sàng Tỷ lệ
Nhiệm vụ KH&CN có kinh phí từ NSNN
Rất không sẵn sàng 4%
Không sẵn sàng 6%
Bình thường 22%
Sẵn sàng 43%
Rất sẵn sàng 25%
Nhiệm vụ KH&CN có kinh phí một phần từ NSNN, phần còn lại là từ Doanh nghiệp
Rất không sẵn sàng 5%
Không sẵn sàng 9%
Bình thường 16%
Sẵn sàng 31%
Rất sẵn sàng 39%
Nhiệm vụ KH&CN có kinh phí từ Doanh nghiệp Rất không sẵn sàng 4% Không sẵn sàng 6% Bình thường 8% Sẵn sàng 26% Rất sẵn sàng 55%
Nhiệm vụ KH&CN có kinh phí từ các tổ chức quốc tế Rất không sẵn sàng 7% Không sẵn sàng 8% Bình thường 18% Sẵn sàng 39% Rất sẵn sàng 27% (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
- Các kiến nghị của các giảng viên đối với hai vấn đề kinh phí và quản lý trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN tại ĐHQGHN
Tổng hợp các vấn đề khó khăn và kiến nghị của các giảng viên được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3.17: Bảng tổng hợp khó khăn và kiến nghị của các giảng viên
Các vấn đề khó khăn Các kiến nghị
- Tiến độ cấp kinh phí chậm, dẫn đến chậm triển khai đề tài, khi có kinh phí thì lại ào ạt về và bị ép tiến độ từ đơn vị quản lý.
- Kinh phí cấp cho các nhiệm vụ KH&CN còn thấp.
- Các thủ tục hành chính để đấu thầu được nhiệm vụ quá rườm ra, không cần thiết.
- Thủ tục thanh quyết toán khó khăn, việc hoàn thiện hồ sơ chứng từ mất nhiều thời gian hơn làm nghiên cứu.
- Thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ hợp đồng NCKH
- Kinh phí còn hạn chế, đặc biệt là đối với các đề tài nghiên cứu cơ bản
- Khó khăn trong việc tìm kiếm các nhiệm vụ KH&CN mới, đặc biệt là các nhiệm vụ kH&CN có vốn từ Doanh nghiệp
- Các nhiệm vụ KH&CN được “trúng thầu” còn phụ thuộc phần lớn vào quan
- ĐHQGHN cần có kế hoạch cấp kinh phí và thực hiện đúng thời hạn để đảm bảo việc triển khai đề tài.
- Cần tăng kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN.
- Cần giảm bớt các thủ tục hành chính.
- Nên thực hiện theo phương thức khoán đến sản phẩm cuối cùng. Đánh giá dựa trên sản phẩm nghiên cứu.
- Các nhiệm vụ KH&CN nghiên cứu cơ bản cần được phân bổ kinh phí theo đề xuất từ dưới lên và tăng kinh phí cho các nhiệm vụ này.
- Nhà nước cần có cơ chế giảm thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ hợp đồng NCKH đối với các giảng viên.
- Tăng kinh phí đối với các đề tài nghiên cứu cơ bản.
Các vấn đề khó khăn Các kiến nghị
hệ cá nhân của giảng viên.
- Thủ tục xử lý tài sản là kết quả của nhiệm vụ KH&CN có một phần vốn Doanh nghiệp tham gia rườm rà, gây khó khăn cho Doanh nghiệp
- Khó khăn tìm thị trường cho sản phẩm đầu ra
- Các nhiệm vụ hợp tác quốc tế mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp số liệu thô, chưa tương xứng với năng lực nghiên cứu
- Số lượng giờ giảng nhiều, ảnh hưởng tới thời gian nghiên cứu
- Số lượng học viên, nghiên cứu sinh hướng dẫn/giảng viên quá nhiều
- Các công việc khác ngoài giảng dạy và nghiên cứu ở các khoa
- Cơ sở vật chất và học liệu chưa đáp ứng được yêu cầu cho nghiên cứu
- Tài liệu nghiên cứu còn hạn chế
cung - cầu trong hoạt động KH&CN từ các trường thành viên và ĐHQGHN. Chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp có nhu cầu.
- Cần có những hướng dẫn cụ thể về thủ tục xử lý tài sản là kết quả của nhiệm vụ KH&CN ngay từ khi hình thành nhiệm vụ.
- ĐHQGHN cần tăng cường tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm nghiên cứu
- Giảm số giờ giảng của giảng viên, để có thời gian nghiên cứu
- Cần tăng số lượng đội ngũ giảng viên hiện có
- Tăng cường cơ sở vật chất hiện
- Tăng số lượng và chất lượng tài liệu phục vụ nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)