Quản lý các khoản chi trong hoạt động KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại đại học quốc gia hà nội (Trang 83 - 88)

- Phương pháp tổng hợp

3.2. Thực trạng quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN

3.2.2. Quản lý các khoản chi trong hoạt động KH&CN

Tổng hợp cơ cấu các khoản chi trong hoạt động KH&CN của ĐHQGHN giai đoạn từ 2014-2017 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.7: Cơ cấu các khoản chi trong hoạt động KH&CN của ĐHQGHN giai đoạn 2014-2017

(Đơn vị tính: triệu đồng)

T

T NỘI DUNG Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

I Nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia 50.815 128.793 224.862 105.635

1 Nhiệm vụ “đấu thầu” cấp quốc gia/ Đề

T

T NỘI DUNG Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2 Chương trình Tây Bắc 18.500 80.000 159.960 39.650 II Nhiệm vụ hợp tác 33.310 27.002 21.957 24.080

1 Nhiệm vụ hợp tác trong nước 16.218 9.907 6.065 5.319

2 Nhiệm vụ hợp tác quốc tế 17.092 17.095 15.892 18.761

III Nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp

ĐHQGHN 24.019 23.875 25.075 25.890

1 Chi nhiệm vụ KH&CN cấp

Bộ/ĐHQGHN 24.019 23.875 25.075 25.890

IV Chi tăng cường năng lực 16.324 19.817 15.196 15.120

1 Dự án tăng cường năng lực 7.519 10.547 6.546 6.836

2 Hỗ trợ hoạt động của các PTN trọng

điểm các cấp 6.685 4.198 4.500 4.300

3 Xây dựng hệ thống cổng thông tin khoa

học công nghệ 1.684

4 Hỗ trợ cơ cở vật chất nghiên cứu 2.120 3.388 4.150 3.984

V Chi khác 33.606 30.067 26.978 28.265

1 Chi lương và hoạt động bộ máy 10.046 9.500 9.863 9.314

2 Hoạt động KHCN khác9

23.560 20.567 17.115 18.951

(Nguồn: Ban Kế hoạch Tài chính, ĐHQGHN)

- Chỉ tiêu thứ năm: Tỷ trọng của từng khoản chi trong chi hoạt động KH&CN.

Từ bảng số liệu trên, ta tính toán được các chỉ tiêu trong bảng như sau

Bảng 3.8: Tỷ trọng từng khoản chi trong tổng chi hoạt động KH&CN tại ĐHQGHN giai đoạn 2014-2017

(Đơn vị tính: %)

TT NỘI DUNG Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia 32% 56% 72% 53%

9 Hoạt động KH&CN khác bao gồm: Đề án Xây dựng và phát triển tạp chí khoa học ĐHQGHN đạt

chuẩn quốc tế; hội nghị, hội thảo; Giải thưởng KHCN; Quỹ Phát triển KH&CN ĐHQGHN; Nhiệm vụ KH&CN về Quỹ gen; Đề tài cấp cơ sở; Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên; hoạt động của các hội đồng ngành/liên ngành;...

2 Nhiệm vụ hợp tác 21% 12% 7% 12%

3 Nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp ĐHQGHN 15% 10% 8% 13%

4 Chi tăng cường năng lực 10% 9% 5% 8%

5 Chi khác 21% 13% 9% 14%

TỔNG CỘNG 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Từ số liệu bảng trên, ta có biểu đồ sau:

Hình 3.7: Tỷ trọng các khoản chi trong chi hoạt động KH&CN

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Như vậy, có thể nhận thấy, trong cơ cấu chi cho hoạt động KH&CN, thì tỷ trọng chi cho nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tăng nhanh từ 32% năm 2014 lên 56% năm 2015 và lên cao nhất trong giai đoạn được xét là 72% năm 2016, sau đó có dấu hiệu giảm xuống còn 53% vào năm 2017. Chi các nhiệm vụ hợp tác (quốc tế và trong nước) và chi nhiệm vụ

KH&CN cấp ĐHQGHN chiếm tỷ trọng cao thứ hai. Hai khoản chi này có cùng một xu hướng giảm từ năm 2014-2016 và tăng trở lại vào năm 2017. Nhóm chi tăng cường năng lực (chi đầu tư cho cơ sở vật chất nghiên cứu) chiếm tỷ trọng thấp nhất. Như vậy có thể thấy, ĐHQGHN vẫn đang tập trung chủ yếu vào chi thực hiện các nhiệm vụ đã “thắng thầu” được theo đặt hàng, kinh phí chi cho tăng cường năng lực còn hạn chế.

Xem xét chi tiết diễn biến của từng khoản chi:

Từ thông tin của bảng trên, ta thấy tổng chi của ĐHQGHN tăng mạnh từ năm 2014-2016 và có sự sụt giảm vào năm 2017. Để thấy rõ hơn sự biến động của các khoản chi, ta xem xét cụ thể trong biểu đồ dưới đây.

Hình 3.8: Diễn biến các khoản chi trong hoạt động KH&CN tại ĐHQGHN giai đoạn 2014-2017

Từ biểu đồ trên ta thấy, khoản chi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia trong giai đoạn này có sự biến động mạnh, trong khi bốn đường còn lại là chi thực hiện nhiệm vụ hợp tác, chi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN

cấp Bộ/cấp ĐHQGHN, chi tăng cường năng lực và chi khác (chi lương quản lý, hội nghị hội thảo,…) có xu hướng ổn định.

Đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia gồm các nhiệm vụ KH&CN đấu thầu cấp Quốc gia như: nhiệm vụ Nghị định thư, đề tài KC, KX, đề tài thuộc Chương trình Tây Nguyên, đề tài thuộc Chương trình Nông thôn mới và các nhiệm vụ tổ chức triển khai thuộc Chương trình Tây Bắc. Việc lập dự toán và chi tiêu các nhóm nhiệm vụ này được thực hiện theo Quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và công nghệ về việc hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước, theo đó kinh phí đã được phân bổ cho các đề tài thực hiện theo đơn đặt hàng ngay từ khi ký kết hợp đồng. Các yếu tố cấu thành dự toán kinh phí của các dạng đề tài này gồm có: chi tiền công lao động thực hiện nhiệm vụ; chi nguyên vật liệu; chi sửa chữa mua sắm tài sản; Chi khác (chi hội thảo, điều tra, khảo sát, chi quản lý, chi đánh giá) Kinh phí của các nhiệm vụ này tăng đột biến phần lớn là do sự biến động kinh phí của Chương trình Tây Bắc, cụ thể tăng từ 18,5 tỷ vào năm 2014 lên 80 tỷ năm 2015, tiếp tục tăng đến 159,96 tỷ vào năm 2016 và giảm xuống còn 39,65 tỷ vào năm 2017.

Đối với các khoản chi cho hợp tác trong nước chủ yếu đến từ các địa phương như Thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Hà Nam, tỉnh Quảng Ngãi. Đối với các khoản chi hợp tác quốc tế chủ yếu là chi cho hoạt động điều tra khảo sát và cung cấp số liệu thô cho đối tác.

Đối với khoản chi nhiệm vụ KH&CN cấp ĐHQGHN được quy hoạch theo 3 nhóm lĩnh vực KH&CN bao gồm: Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Khoa học Tự nhiên và Y dược; Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ và Khoa học liên ngành.

Hình 3.9 Tƣơng quan giữa quy mô đầu tƣ, khả năng thu hút kinh phí và sản phẩm công bố quốc tế của các nhóm lĩnh vực giai đoạn 2010-2015

(Nguồn: Báo cáo tổng kết KH&CN, ĐHQGHN năm 2015; đơn vị tính: triệu đồng)

Theo hình trên, ta thấy xét trên cả ba chỉ tiêu: kinh phí thiết bị đầu tư, kinh phí đề tài thu hút được và số lượng bài báo ISI/Scopus của nhóm đề tài KHXH&NV là thấp nhất và của nhóm KHTN&YD là cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại đại học quốc gia hà nội (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)