Khoảng trống trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại đại học quốc gia hà nội (Trang 32 - 33)

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.4. Khoảng trống trong nghiên cứu

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nước ngoài đề cập đến vấn đề cơ chế, chính sách về tài chính đối với các trường đại học. Các nghiên cứu đã dựa trên hai nguyên lý cơ bản là: nguyên lý về tài chính công trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu về quản lý tài chính trong các trường đại học. Các nghiên cứu đã làm rõ một khuôn khổ lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính của các trường đại học và của các nước trên Thế giới. Tuy nhiên, đây là những mô hình tại những trường đại học của các nền kinh tế phát triển, vì vậy chưa hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam và đặc biệt là đối với các trường ĐHCL điển hình đặc thù như Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đối với các công trình nghiên cứu trong nước, phần lớn đã nêu lên được những thực trạng về quản lý tài chính nói chung và quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ nói riêng. Có những nghiên cứu khá

tổng quan nhằm đóng góp cho cơ chế hiện hành, có những nghiên cứu viết về nguồn tài chính cho hoạt động công nghệ. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể nào về quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ đối với một mô hình đặc thù như Đại học Quốc gia Hà Nội và tiếp cận theo hướng đi sâu phân tích quản lý tạo lập các nguồn thu và thực hiện các khoản chi, từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu chi trong hoạt động Khoa học và công nghệ. Do đó việc làm rõ được thực trạng công tác quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại ĐHQGHN, từ đó đề ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại ĐHQGHN là rất cần thiết được nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại đại học quốc gia hà nội (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)