Chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại đại học quốc gia hà nội (Trang 49 - 54)

Tăng cường quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại các trường đại học công lập là một trong những cách thức để tăng kết quả thu được trong quá trình đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ.

Để đánh giá được các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ mà sản phẩm là các hàng hóa dịch vụ thông thường người ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu phản ánh mối tương quan giữa kết quả và chi phí một cách rõ ràng và định lượng như tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu; tỷ lệ lợi nhuận so với vốn kinh doanh; thời gian thu hồi vốn đầu tư; tốc độ quay của vốn kinh doanh;… Sở dĩ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ hàng hóa thông thường có thể làm được điều đó là do các chi phí đầu vào cũng như các kết quả đầu ra của nó đều có thể dễ dàng tính toán được thông qua thước đo chung là tiền tệ. Tuy

nhiên đối với hoạt động KH&CN, sản phẩm đầu ra có vai trò rất quan trọng, nhưng lại không hoàn toàn thể hiện bằng tiền;

Do đặc trưng của hoạt động khoa học và công nghệ, ngay các yếu tố đầu vào của hoạt động này cũng không thể lượng hóa bằng tiền một cách đầy đủ. Điều này là khó khăn trong việc xây dựng chỉ tiêu đánh giá tăng cường quản lý tài chính. Trong trường hợp này, người ta phải dựa vào kỹ thuật phân tích chi phí - lợi ích (Cost - benefit) thường được áp dụng trong phân tích kinh tế trong hoạt động kinh tế công cộng. Khi thực hiện phân tích chi phí - lợi ích, kết quả quản lý tài chính hoạt động công cộng không được lượng hóa bằng tiền có thể chọn một trong hai phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả (Cost - Effectiveness), là phương pháp dùng dưới một trong hai dạng để lựa chọn phương án có chi phí phương pháp dùng dưới một trong hai dạng để lựa chọn phương án có chi phí tối thiểu, bằng cách giữ nguyên mức lợi ích và thay đổi mức chi phí hoặc giữ nguyên mức chi phí và thay đổi lợi ích. Nhưng phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả chỉ được áp dụng “khi lợi ích có thể được đo lường theo một đơn vị phi tiền tệ duy nhất nào đó.

- Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả gia quyền (Weighted – Effectiveness) là phương pháp được sử dụng để giảm bớt những thước đo đa chiều về lợi ích thành thước đo đơn chiều. Nó được sử dụng phổ biến nhất khi lợi ích của một nhân tố nào đó can thiệp không được đo lường bằng tiền và “lợi ích là sự cải thiện trên nhiều phương diện, thì các phương diện lợi ích khác nhau đó cần được gắn với một quyền số và chuyển về một thước đo chung duy nhất.

Như vậy, gắn với đặc thù của hoạt động khoa học công nghệ, cả hai phương pháp phân tích trên được kết hợp để phân tích quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ; Mặt khác ngay cả khi áp dụng những

phương pháp này cũng không dễ dàng gì để có thể gộp tất cả các đầu ra về một mối; thay vào đó là sự cố gắng định lượng kết quả theo một số chi tiêu phi tiền tệ để làm cơ sở cho việc so sánh với các mục tiêu, yêu cầu phát triển của hoạt động khoa học công nghệ trong từng gia đoạn của mỗi quốc gia.

Về cơ bản, khi đánh giá kết quả quản lý hoạt động KH&CN nói chung và quản lý tài chính hoạt động KH&CN nói riêng cần phải dựa vào lợi ích thu - chi. Để đánh giá được kết quả quản lý tài chính cho hoạt động KH&CN hiện vẫn đang có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, để đạt được mục đích cuối cùng của quản lý tài chính là chặt chẽ, toàn diện, tránh lãng phí, tăng tích lũy thì các tổ chức nên hướng tới vấn đề kết quả đầu ra, để từ đó định hướng trong vấn đề chi tiêu. Dựa trên mục đích đó, tác giả xin đề xuất nhóm chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ gắn với kết quả đầu ra:

Nhóm chỉ tiêu đánh giá quản lý thu - chi

- Chỉ tiêu thứ nhất: Tỷ trọng của nguồn thu trong hoạt động KH&CN so với tổng nguồn thu của đơn vị.

Chỉ tiêu thứ nhất = Số thu được trong hoạt động KHCN / Tổng thu của đơn vị

Chỉ tiêu này cho biết hoạt động hoạt động KH&CN của đơn vị mang lại nguồn thu chính như thế nào so với các nguồn thu từ các hoạt động khác. Từ đó xác định được vị trí, vai trò của hoạt động KH&CN tại đơn vị.

- Chỉ tiêu thứ hai: Tỷ trọng của nguồn thu từ NSNN cho hoạt động KH&CN

Chỉ tiêu thứ hai = Số thu được từ NSNN trong hoạt động KH&CN/ Tổng thu từ NSNN của đơn vị

Chỉ tiêu này cho thấy Nhà nước quan tâm đầu tư cho hoạt động KH&CN tại đơn vị đến mức độ nào?

- Chỉ tiêu thứ ba: Tỷ trọng của nguồn thu từ NSNN trong hoạt động KH&CN trong tổng nguồn thu cho hoạt động KH&CN

Chỉ tiêu thứ ba = Nguồn kinh phí NSNN giao trong hoạt động KH&CN/ Tổng nguồn thu của hoạt động KH&CN

- Chỉ tiêu thứ tư: Tỷ trọng nguồn thu ngoài NSNN

Chỉ tiêu thứ tư = Nguồn vốn ngoài NSNN cho hoạt động KH&CN/ Tổng nguồn thu trong hoạt động KH&CN

Chỉ tiêu thứ ba và chỉ tiêu thứ tư khả năng thu hút nguồn vốn cho hoạt động KH&CN của đơn vị đến từ Nhà nước hay các Doanh nghiệp bên ngoài.

- Chỉ tiêu thứ năm: Tỷ trọng từng mục chi trong tổng chi cho hoạt động KH&CN

Chỉ tiêu thứ năm = Kinh phí của từng mục chi / Tổng chi hoạt động KH&CN

Chỉ tiêu này cho biết, phân bổ kinh phí trong hoạt động KH&CN của đơn vị hiện nay đang tập trung vào lĩnh vực, nội dung nào.

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong hoạt động KH&CN

- Chỉ tiêu thứ nhất: Tỷ lệ công trình NCKH đăng tải trên tạp chí quốc tế/giảng viên

Tỷ lệ công trình NCKH của giảng viên đăng tải trên các tạp chí quốc tế = số bài báo, công trình NCKH của giảng viên đăng trên tạp chí quốc tế trong năm/ tổng số giảng viên

Chỉ tiêu này thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa chi phí và giá trị tạo ra. Các công trình nghiên cứu: bài báo, sách, tài liệu tham khảo được đăng tải trên tác tạp chí quốc tế uy tín đòi hỏi cả sự đầu tư về trí tuệ và vật chất rất lớn, chỉ tiêu này phản ánh năng lực và hiệu quả hoạt động nghiên cứu của đội ngũ ngũ giảng viên tại trường.

- Chỉ tiêu thứ hai: Sản phẩm KHCN chuyển giao hoặc thương mại hóa

- Chỉ tiêu thứ ba: Số giải thưởng KHCN quốc gia và quốc tế

- Chỉ tiêu thứ tư: Sách chuyên khảo, giải pháp hữu ích hoặc tư vấn chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại đại học quốc gia hà nội (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)