Tình hình hoạt động KH&CN tại ĐHQGHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại đại học quốc gia hà nội (Trang 67 - 71)

- Phương pháp tổng hợp

3.1. Giới thiệu chung về Đại học Quốc gia Hà Nội và hoạt động Khoa học

3.1.3. Tình hình hoạt động KH&CN tại ĐHQGHN

 Hệ thống các văn bản quản lý điều hành trong quản lý tài chính hoạt động khoa học và công nghệ

Cơ chế tài chính: Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ĐHQG quy định: ĐHQG được quyền chủ động cao trong các hoạt động về tài chính. ĐHQG được quy định nội dung, mức thu chi trên cơ sở cân đối các nguồn thu chi phù hợp khả năng của ĐHQG và quy định của Nhà nước.

Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020 làm cơ sở định hướng phát triển, xác định các nhiệm vụ KH&CN, xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn và kế hoạch KH&CN hằng năm;

Quy định về quản lý hoạt động KH&CN ở ĐHQGHN và Quy định về quản lý nhiệm vụ KH&CN, bao gồm các nội dung: quản lý nhiệm vụ KH&CN; quản lý nhiệm vụ KH&CN hợp tác trong nước và quốc tế; quản lý và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; quản lý đầu tư về

lý và tổ chức Hội nghị, Hội thảo khoa học; quản lý, sử dụng kết quả hoạt động KH&CN và thông tin KH&CN; khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động KH&CN. Quy định về quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp ĐHQGHN đã được phát triển theo tiếp cận sản phẩm đầu ra, đơn giản hóa các thủ tục, quy trình; tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ có năng lực tham gia thực hiện các hoạt động KH&CN; nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý ở các đơn vị, khuyến khích chuyển giao sản phẩm KH&CN gắn với thực thi sở hữu trí tuệ.

Tính đến tháng 12/2017, ĐHQGHN có tổng số 3.997 cán bộ (chi tiết xem phụ lục 1), trong đó số lượng đội ngũ làm công tác quản lý hoạt động KH&CN trong toàn ĐHQGHN hiện có 106 cán bộ. Bình quân mỗi đơn vị có khoảng 03 cán bộ, trong đó hơn một nửa là nữ. Có 09 cán bộ chức danh PGS; 21 Tiến sỹ và 34 thạc sỹ; 17 cử nhân. Cán bộ quản lý về cơ bản thông thạo quy trình quản lý, nhưng hoạt động còn theo kinh nghiệm, hạn chế về việc xây dựng và quản trị thông tin, cơ sử dữ liệu; hạn chế về quản trị KH&CN của đại học tiên tiến.

Bảng 3.1: Đội ngũ quản lý các phòng phụ trách KH&CN

(Đơn vị tính: người)

TT Đơn vị lƣợng Số Nam/Nữ

Trình độ

CN ThS TS PGS, GS

1 Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên 7 6/1 0 5 1 1

2 Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn 7 4/3 0 2 4 1

3 Trường Đại học Giáo

dục 5 2/3 2 1 2 0

4 Trường Đại học Kinh tế 6 2/4 3 1 1 1

5 Trường Đại học Ngoại

ngữ 7 2/5 0 3 2 2

TT Đơn vị lƣợng Số Nam/Nữ Trình độ CN ThS TS PGS, GS nghệ 7 Khoa Luật 4 0/4 1 1 2 0 8 Khoa Y-Dược 5 3/2 1 1 2 1 9 Khoa Quốc tế 11 2/9 4 6 1 0

10 Viện Việt Nam học và

Khoa học Phát triển 4 1/3 0 3 1 0

11 Viện Công nghệ thông

tin 3 1/2 1 1 1 0 12 Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học 3 2/1 1 1 1 0 13 Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục 2 0/2 0 1 1 0 14 Viện Quốc tế Pháp ngữ 4 2/2 1 1 2 0

15 Viện Trần Nhân Tông 2 1/1 0 0 2 0

16 Viện Tài Nguyên Môi

trường 6 4/2 2 1 2 1

17 Trung tâm hỗ trợ nghiên

cứu Châu Á 7 3/4 2 3 2 0

18 Trung tâm Hợp tác và

Chuyển giao tri thức 3 2/1 1 2 0 0

19 Ban KHCN 9 5/4 1 5 1 2

20 Văn phòng Chương trình

Tây Bắc 9 2/7 5 4 0 0

21 Văn phòng Nhiệm vụ

Quốc Chí 7 3/4 5 1 1 0

22 Quỹ phát triển khoa học

công nghệ 5 4/1 1 2 0 2

Tổng cộng 121 53/68 32 47 30 12

Nguồn 2017: Ban tổ chức cán bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Về đội ngũ nhà Khoa học:

công nghệ và kinh tế, tỷ lệ này đạt trên 70%. Tỉ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ dưới 45 tuổi đạt 28%. Đội ngũ khoa học bao gồm 437 giáo sư và phó giáo sư chiếm 19,8% tổng số cán bộ khoa học, đảm bảo điều kiện triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trình độ cao của ĐHQGHN và hỗ trợ các cơ sở đào tạo trong cả nước. CLB các nhà khoa học trẻ giàu tiềm năng, hoạt động bắt đầu có hiệu quả, là nguồn quy hoạch tốt.

Các nhóm nghiên cứu mạnh

Hiện tại ĐHQGHN có trên 80 nhóm, trong đó có 23 nhóm nghiên cứu mạnh và 02 nhóm nghiên cứu tiềm năng. 16 nhóm được Giám đốc ĐHQGHN tặng bằng khen là nhóm nghiên cứu mạnh năm 2014-2017. Cơ cấu các nhóm nghiên cứu theo 4 nhóm lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn/ khoa học tự nhiên – y dược/ khoa học kỹ thuật - công nghệ/ khoa học liên ngành.

Các nhóm nghiên cứu mạnh đều có hợp tác quốc tế mạnh, có đối tác quốc tế bền vững và thiết lập được các hướng nghiên cứu chung. Các nhóm nghiên cứu về môi trường đã có các công trình khoa học chất lượng cao (đăng ở tạp chí Nature), các nhóm nghiên cứu về công nghệ nano bán dẫn và từ tính đã trở thành thành viên của các phòng thí nghiệm quốc tế phối thuộc LIA của Cộng hòa Pháp. Tuy nhiên, mới chỉ có một số ít nhóm hình thành được định hướng phát triển sản phẩm hoàn chỉnh; đối tác và định hướng ứng dụng trong nước chưa rõ.

Hình 3.2. Một số kết quả đạt đƣợc năm 2017

Nguồn : Báo cáo thường niên Đại học quốc gia Hà Nội năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại đại học quốc gia hà nội (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)