Đặc điểm quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại đại học quốc gia hà nội (Trang 44 - 46)

1.3. Nội dung, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng của quản lý tài chính trong

1.3.2. Đặc điểm quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN

Về bản chất, hoạt động tài chính đối với các đơn vị có hoạt động khoa học và công nghệ cũng có những điểm giống như QLTC ở các doanh nghiệp. Ví dụ, trong dài hạn, các trường cần cân bằng chi phí đầu vào với kết quả đầu ra; Trong hoạt động, các tổ chức cũng phải chịu tác động của quy luật thị trường về quan hệ cung cầu, sự cạnh tranh, rủi ro, lợi nhuận, sự gia tăng của giá cả…

Tuy nhiên, quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN có những điểm khác biệt so với QLTC ở những hoạt động và chủ thể khác. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ đặc điểm hoạt động và kết quả đầu ra của hoạt động KH&CN. Vì đầu tư của của các tổ chức KH&CN là để tạo ra những giải pháp, phát

minh, sáng chế KH&CN được áp dụng vào đời sống thực tiễn - sản phẩm đòi hỏi trí tuệ cao, do đó mà nguồn tài chính của đơn vị phụ thuộc rất nhiều vào danh tiếng của đơn vị trong hoạt động KH&CN, chất lượng sản phẩm đầu ra và đội ngũ nghiên cứu hiện có. Bởi nếu không sử dụng hiệu quả các nguồn lực này, sẽ làm giảm sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội cũng như Nhà nước đối với đơn vị. Do đó, để bảo vệ danh tiếng, đòi hỏi các đơn vị sử dụng hiệu quả các khoản kinh phí và tạo ra những sản phẩm thật sự chất lượng.

Thứ hai, Quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN hướng tới mục tiêu giải quyết hài hòa các mặt lợi ích giữa “người đặt hàng” sản phẩm KH&CN - người trả chi phí với “người nhận đặt hàng” - người thực hiện nhiệm vụ. “Người đặt hàng” ở đây có thể là Nhà nước, các tổ chức xã hội, các Doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu, trong khi đó “người nhận đặt hàng” có thể là các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức KH&CN hoặc các cá nhân. Mặc dù mục đích của những đơn đặt hàng đến từ Nhà nước - nhằm giải quyết các vấn đề KH&CN chung của toàn xã hội, hay của Doanh nghiệp - giải quyết vấn đề KH&CN của riêng Doanh nghiệp, là khác nhau, nhưng về bản chất đây là quan hệ “mua” và “bán”. Do đó, quản lý tài chính ở đây như là một cầu nối trong quan hệ “mua - bán” ấy.

Thứ ba, Quản lý tài chính của các đơn vị hoạt động trong ngành KH&CN cũng phụ thuộc lớn vào chính nội lực của bản thân đơn vị. Sản phẩm của hoạt động KHCN là những giải pháp, phát minh, sáng chế KH&CN được áp dụng vào đời sống thực tiễn. Nguồn kinh phí để hoạt động cũng phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm đầu ra. Một đơn vị có chất lượng sản phẩm đầu ra cho hoạt động KH&CN tốt, có đội ngũ nhà nghiên cứu hùng hậu, có cơ sở trang thiết bị hiện đại phục vụ nghiên cứu thì sẽ thu hút được đầu tư từ các

doanh nghiệp, công ty, tổ chức đặt hàng cũng như được nhà nước tin tưởng giao thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trọng tâm của quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại đại học quốc gia hà nội (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)