Trong xu thế nền kinh tế dịch vụ, hoạt động thiết lập kênh phân phối cổ động, truyền thông, quảng cáo và chăm sóc khách hàng có tác động rất quan trọng đến sự phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng. Bởi lẽ thông thường, tâm lý khách hàng có thói quen làm, hành động theo số đông, đại trà, chịu ảnh hưởng của quảng cáo hấp dẫn, lặp đi lặp lại dẫn đến nảy sinh nhu cầu tìm hiểu, tìm kiếm và thử.
Do dịch vụ mang tính vô hình nên công tác tổ chức, tuyên truyền, quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý của công chúng đối với hoạt động ngân hàng và các sản phẩm ngân hàng; hình thành, củng cố hay điều chỉnh hình ảnh của NH TMCP Đông Nam Á - SeABank trong con mắt mọi tầng lớp dân cư, đồng thời làm tăng khối lượng bán ra của sản phẩm. Việc tuyên truyền quảng cáo được tiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát thanh, Báo chí, truyền hình, phổ biến sâu rộng bằng việc in ấn tờ, ấn phẩm mang đậm hình ảnh và văn hóa SeABank.
Cũng vì dịch vụ mang tính vô hình, khó đánh giá và nhận biết nên chỉ giới thiệu thôi thì chưa đủ, phải đưa ra bằng chứng về dịch vụ sẽ cung cấp. Ngân hàng có thể minh hoạ các dịch vụ bằng sự thành thạo trong thao tác của nhân viên, trang phục của nhân viên, môi trường cung cấp dịch và các chính sách của khách hàng. Đào tạo kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp cho các nhân
viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, từ những thông tin cung cấp cho khách hàng giúp cho khách hàng quyết định mua cũng như tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn dịch vụ phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.
Công tác tuyên truyền, giới thiệu và vận động trong nội bộ ngân hàng, hướng cho nhân viên ý thức được rằng công tác quảng bá ngân hàng là của tất cả các cán bộ trong ngân hàng, không riêng gì những nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank đã thành lập Trung tâm truyền thông và Khối bán lẻ, đây là hai bộ phận có chức năm nhiệm vụ chính là phát triển, quảng bá hình ảnh SeaBank, tìm hiểu, phát triển và ban hành các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, tuy nhiên SeaBank cần chú ý đến những vấn đề sau:
Phân tích thị trường: Hoạt động thanh toán phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển, ngành dịch vụ mới có thể phát triển được, do đó SeABank cần có những dự báo xu hướng thị trường trong thời gian tới để luôn đưa ra những đối sách kịp thời. Đặc biệt là phân tích và bám sát tình hình tỷ giá trong nước và trên thế giới để đưa ra những quyết sách đúng đắn.
Phân tích khách hàng: Cần phải xem xét đối tượng khách hàng của mình là những ai, ai là những khách hàng truyền thống, ai là khách hàng tiềm năng. Tuỳ từng đối tượng khách hàng, ngân hàng sẽ đưa ra những chính sách chăm sóc riêng nhằm lôi kéo, giữ khách hàng. Gửi quà, điện hoa cho khách hàng nhân những dịp đặc biệt, thường xuyên gửi các phiếu điều tra về chất lượng dịch vụ trong từng giai đoạn để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, xem xét mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng. Đối với khách hàng tiềm năng, phải lập danh sách và thường xuyên thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị, lôi cuốn khách hàng đến với ngân hàng.
Phân tích đối thủ cạnh tranh: Đây là điều không thể bỏ qua, bởi đối thủ cạnh tranh cũng luôn theo dõi những hoạt động của chúng ta. Hơn nữa, khách hàng là người sẽ đánh giá về vấn đề này, nếu cần họ sẽ nhanh chóng chuyển sang một ngân hàng khác có biểu phí dịch vụ rẻ hơn, dù là chút ít. Xem xét đối thủ của mình để biết họ có những đặc điểm gì mạnh, tiềm lực ra làm sao, đặc biệt cần phải xem xét những đối thủ cung cấp danh mục sản phẩm giống mình, họ có những ưu điểm gì vượt trội hơn mình. Qua đó, sẽ học hỏi, rút kinh nghiệm từ họ, hơn thế nữa chúng ta có thể đề ra chính sách thu hút khách hàng hợp lý hơn.
Trên cơ sở những phân tích trên, ngân hàng sẽ đưa ra những sản phẩm tốt nhất, gồm 02 phần: Phần cốt lõi và phần bổ sung.
Phần cốt lõi: Là phần thoả mãn những lợi ích cơ bản mà khách hàng tìm kiếm trong quá trình mua dịch vụ.
Phần bổ sung: Làm chức năng tăng sự khác biệt của dịch vụ trên thị trường và góp phần tạo ra sự độc đáo của dịch vụ ngân hàng