Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ của VCB CN Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội (Trang 61 - 71)

1.3.3 .Các nhân tố tác động đến sự phát triển dịch vụ thẻ của NHTM

3.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Vietcombank Hà Nội

3.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ của VCB CN Hà Nội

a. Quy mô các loại thẻ được phát hành tại VCB Hà Nội :

* Thẻ ghi nợ nội địa:

Sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đặc trưng của Vietcombank là thẻ Connect 24 đã ra mắt trên thị trường từ tháng 4 năm 2002. Đây là loại thẻ rất dễ sử dụng đối với khách hàng và là sản phẩm thẻ nổi bật của Vietcombank trong việc chiếm lĩnh thị trường bởi tính đơn giản và tiện ích cho mọi tầng lớp trong xã hội. Phát huy thế mạnh

đó, Vietcombank Hà Nội hướng tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp có mở tài khoản, phát hành thẻ và thực hiện được dịch vụ chi trả lương cho rất nhiều doanh nghiệp có số lượng đông nhân viên đó là khách sạn quốc tế 4-5 sao: Melia Hotel, Sofitel HN, Nikko hotel, Cannon, Yamaha motor, Toyota, Dawoo hanel... Ngoài ra, Chi nhánh còn chú trọng mở rộng dịch vụ thẻ đến với sinh viên các trường đại học và cao đẳng lớn tại Hà Nội. Doanh số phát hành thẻ Connect 24 tại Chi nhánh được thể hiện trong các bảng biểu dưới đây:

Bảng 3.2: Số lƣợng thẻ Connect 24 phát hành mới tại VCBHN các năm 2012-2016

Đơn vị tính: thẻ

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Số lượng thẻ 19381 15349 15140 18310 23059

% so với năm trước 79.1 98.6 120.9 125.9

(Nguồn: Báo cáo tông kết hoạt động thẻ của Vietcombank Hà Nội năm 2016)

Biểu đồ 3.2: Số lƣợng thẻ Connect 24 phát hành mới tại VCBHN các năm 2012-2016

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của Vietcombank Hà Nội năm 2016) * Thẻ ghi nợ quốc tế:

Thẻ ghi nợ quốc tế VCBHN đã triển khai các loại thẻ là Visa, Master, Amex Cashback và Unionpay và được sử dụng rộng rãi trong nước và cả nước ngoài.Ưu việt hơn cả là chủ thẻ Amex cashback sử dụng thẻ mà tài khoản kết nối chưa bị trừ tiền ngay mà sau 15 ngày mới bị trừ tiền và tài khoản vẫn được hưởng lãi suất không kỳ hạn cho số tiền bị khoanh đó.

Doanh số phát hành thẻ ghi nợ nội địa được thể hiện trong bảng biểu sau:

Bảng 3.3: Sốlƣợng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành mới tại VCBHN năm 2012-2016

Đơn vị tính: thẻ

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Số lượng thẻ 6405 3433 1872 2476 4497

% so với năm trước 53.6 54.5 139.7 181.6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của Vietcombank Hà Nội năm 2016)

Biểu đồ 3.3: Số lƣợng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành mới tại VCBHN năm 2012-2016

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của Vietcombank Hà Nội năm 2016)

Qua số liệu trên ta có thể thấy số lượng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành tăng lên theo từng năm với tốc độ tăng lớn. Và đặc biệt năm 2016 có sự gia tăng rất mạnh, tăng 181,6% so với năm trước và tăng 214,96% so với kế hoạch của năm. Điều nay cho thấy thẻ ghi nợ quốc tế đã ngày càng chiếm được cảm tình của người sử dụng bởi nó không chỉ gắn liền với các thương hiệu nổi tiếng như Visa, Master hay Amex mà nó thực sự là một sản phẩm tiện ích. Với sản phẩm này, chỉ cần có tiền trong tài khoản, khách hàng có thể sử dụng tại tất cả các ATM và khắp nơi trên thế giới. Hơn thế nữa thẻ này có thể thanh toán trực tuyến qua mạng internet hay thanh toán trực tiếp tại hàng chục triệu ĐVCNT trên khắp thế giới có biểu tượng của tổ chức Thẻ quốc tế

* Thẻ tín dụng quốc tế:

Sau hơn 14 năm triển khai mảng thị trường thẻ thanh toán quốc tế, đến nay Vietcombank Hà Nội cũng như trên toàn hệ thống đã phát hành được 7 loại thẻ quốc tế được chấp nhận là Visa Card, Master Card, American Express, JCB, Dinner Club, Unionpay, Discover. Đối tượng khách hàng sử dụng thẻ chủ yếu là những người Việt Nam có nhu cầu đi công tác, du lịch, học tập tại nước ngoài hay chi tiêu mua sắm bởi tính năng tiện ích “chi tiêu trước trả tiền sau”.Một phần khách hàng sử dụng là người nước ngoài đang công tác và làm việc tại Việt Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 9% trên tổng số. Doanh số phát hành thẻ tín dụng quốc tế tại Chi nhánh qua các năm được thể hiện trong bảng biểu sau:

Bảng 3.4: Số lƣợng thẻ tín dụng quốc tế phát hành mới tại VCBHN năm 2012-2016

Đơn vị tính: thẻ

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Số lượng thẻ 1351 1697 2363 3476 5005

% so với năm trước 125.6 139.2 147.1 143.9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của Vietcombank Hà Nội năm 2016)

Biểu đồ 3.4: Số lƣợng thẻ tín dụng quốc tế phát hành mới tại VCBHN năm 2012-2016

Doanh số phát hành và chi tiêu thẻ tín dụng do Ngân hàng phát hành có chiều hướng gia tăng theo các năm một phần do nhu cầu thị trường, một phần do công tác Marketing và đặc biệt là các thay đổi trong chính sách cấp phát tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh việc phát hành thẻ bằng tài sản thế chấp, thì từ 01.2014 hệ thống VCB đã triển khai bộ quy định về phát hành thẻ tín dụng cá nhân theo hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ cho toàn bộ khách hàng cá nhân nhờ đó mà số lượng thẻ phát hành từ năm 2015 tăng mạnh, tăng 147,1% so với năm trước và vượt 107.47% so với kế hoạch của năm.

b. Doanh số thanh toán và sử dụng trong những năm gần đây:

* Thanh toán qua ATM:

Cho đến nay, các giao dịch thanh toán qua máy rút tiền tự động tại Chi nhánh chủ yếu chỉ dừng lại ở việc truy vấn thông tin tài khoản, rút tiền mặt (chiếm tỷ trọng từ 80-90%), chuyển khoản trong cùng hệ thống ngân hàng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng lớn nhất hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh thẻ và cung cấp máy ATM trên khắp cả nước. Cùng với hoạt động phát hành thẻ Connect 24, hoạt động của hệ thống giao dịch tự động ATM của Vietcombank Hà Nội cũng không ngừng tăng trưởng. Đến năm 2014 Vietcombank Hà Nội đã có khoảng 54 máy ATM, trung binh mỗi máy một tháng có 3.500 giao dịch rút tiền mặt và chuyển khoản.

Tổng giá trị các giao dịch thực hiện qua hệ thống ATM trong năm 2016 đạt trên gần 4.755 tỷ đồng. Trong đó, có 3805 tỷ đồng là giao dịch rút tiền mặt, 931 tỷ đồng chuyển khoản, 19 tỷ đồng là giao dịch thanh toán hàng hoá dịch vụ qua hệ thống ATM. Có thể thấy số giao dịch rút tiền mặt vẫn chiếm tuyệt đại đa số nhưng trong tương lai mức tăng trưởng cao của doanh số thanh toán hàng hoá dịch vụ chắc chắn sẽ có triển vọng hơn.

*Doanh số thanh toán thẻ:

Dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế vẫn là một nguồn thu chính từ hoạt động thẻ của Vietcombank nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng (bao gồm doanh thu từ rút tiền mặt và thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ).

Doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại VCBHN qua các năm gần đây được thể hiện trong các bảng biểu sau:

Bảng 3.5: Doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại VCBHN năm 2013-2016

Đơn vị tính: Triệu USD

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của Vietcombank Hà Nội năm 2016)

11,1 14,32 18,78 31,07 0 5 10 15 20 25 30 35 2013 2014 2015 2016 Doanh số Doanh số

Biểu đồ 3.5: Doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại VCBHN năm 2013-2016

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của Vietcombank Hà Nội năm 2016)

Trong các năm gần đây, bên cạnh việc cạnh tranh về mảng phát triển chủ thẻ nhằm tăng số lượng thẻ phát hành, các ngân hàng đối thủ đã chú trọng nhiều hơn cho thanh toán quốc tế. Với nhiều hình thức cạnh tranh gay gắt và các chiến lược đầu tư nguồn lực mạnh mẽ nhằm giành giật, lôi kéo các ĐVCNT của các ngân hàng này, hoạt động thanh toán thẻ quốc tế của Vietcombank Hà Nội thực sự phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên trong năm 2016, bám sát chỉ đạo của Vietcombank trung ương và sự nỗ lực của chi nhánh, Vietcombank Hà Nội đã thành công trong việc mở rộng mạng lưới ĐVCNT (năm 2016 Chi nhánh đã phát triển được thêm 246 đơn vị mới) cũng như trong việc thực hiện có hiệu quả các chương trình khuyến khích chấp nhận thanh toán thẻ đã góp phần quan trọng đưa doanh số thanh toán thẻ quốc tế đạt 31,07 triệu USD tăng gần 165,4% so với năm 2015 (đạt 18,8 triệu USD). Đây là kết quả hết sức khích lệ của chi nhánh, nó giúp cho chi nhánh luôn nằm trong top đầu các chi nhánh có doanh số thanh toán thẻ quốc tế cao của Vietcombank.

Năm 2013 2014 2015 2016

Doanh số 11.1 14.32 18.78 31.07

*Doanh số sử dụng thẻ:

Doanh số sử dụng thẻ là tổng doanh số chi tiêu thanh toán, rút tiền bằng thẻ của tất cả các thẻ do ngân hàng đó phát hành. Như vậy doanh số sử dụng thẻ của ngân hàng phát hành cao thể hiện dịch vụ thẻ của ngân hàng được nhiều khách hàng tín nhiệm sử dụng và được sử dụng một cách hiệu quả.

Bảng 3.6: Doanh số sử dụng thẻ tại VCBHN năm 2012-2016

Đơn vị tính: Triệu VND

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Doanh số 363,145 438,05 474,42 600,55 842,924

% so với năm trước 120,63 108,3 126,59 140,36

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của Vietcombank Hà Nội năm 2016)

Biểu đồ 3.6: Doanh số sử dụng thẻ tại VCBHN năm 2012-2016

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của Vietcombank Hà Nội năm 2016)

Với kết quả này có thể nhận thấy Vietcombank nói chung Vietcombank Hà Nội nói riêng đã rất chú trọng vào tính hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ cũng như chất lượng dịch vụ thẻ thay vì chỉ chú trọng đến gia tăng số lượng chủ thẻ Vietcombank. Điều này hoàn toàn phù họp với định hướng phát triển trong hoạt động

thẻ của Vietcombank nói riêng cũng như thị trường thẻ nói chung, đó là tập trung vào chất lượng dịch vụ thẻ, tăng tỷ lệ thẻ được sử dụng và tăng doanh số sử dụng thẻ

c. Mạng lưới ATM, ĐVCNT

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thẻ nội địa, đẩy mạnh việc triển khai hệ thống giao dịch tự động trở thành một yêu cầu tất yếu đối với Vietcombank Hà Nội. Sự đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Ngân hàng trong thời gian qua đã đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng mạng lưới máy rút tiền tự động (ATM) và ĐVCNT. Không chỉ dừng lại ở việc đặt máy ATM tại trụ sở ngân hàng, Ngân hàng còn mở rộng các máy ATM ra bên ngoài, hoạt động 24/7 theo đúng nghĩa “ngân hàng tự động”, thực sự đem lại cho khách hàng dịch vụ tiện lợi, an toàn, hiện đại.

Biểu đồ 3.7: Số lƣợng ATM và ĐVCNT tại VCBHN các năm 2012-2016

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của Vietcombank Hà Nội năm 2016)

Như vậy, có thể thấy rằng mạng lưới ATM, ĐVCNT của Chi nhánh liên tục tăng trong 5 năm gần đây. Đặc biệt là mạng lưới ĐVCNT, được Chi nhánh xác định là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phát triển dịch vụ thẻ, đã có sự phát triển vượt bậc. Năm 2016, số lượng ĐVCNT được lắp đặt thêm đạt 245 đơn vị, tăng gần gấp 5 lần so với năm 2012.Tổng số máy ATM tính đến 2016 của toàn chi nhánh là 60 máy.

d. Sự đa dạng về các sản phẩm thẻ

Với kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam” được bộ sách kỷ lục Việt Nam cồng nhận và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 7 loại thẻ thông dụng trên thế giới mang thương hiệu American Express, Visa,

Master, JCB,Diners Club, Discover và Unionpay.Đến nay, Vietcombank luôn tự hào dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên trường thẻ Việt Nam

Sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán của Vietcombank, khách hàng có thể lựa chọn từ sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa thông dụng Vietcombank connect24, thẻ ghi nợ quốc tế: Vietcombank Connect24 Visa, Vietcombank Mastercard, Amex Cashback hoặc các sản phẩm thẻ tín dụng cao cấp mang thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới: Visa, Mastercard và đặc biệt là thẻ tín dụng American Express và Vietcombank Vietnam Airline American Express - đây là loại thẻ cao cấp với những tiện ích nổi bật mà Vietcombank đã ký độc quyền phát hành và thanh toán thẻ với tổ chức thẻ quốc tế American Express. Sở hữu thẻ American Express, chủ thẻ trở thành khách hàng đặc biệt tại rất nhiều ĐVCNT trên toàn thế giới với những ưu đãi bất ngờ khẳng định đẳng cấp của chủ thẻ. Bên cạnh đó chủ thẻ được bảo hiểm miễn phí với mức bảo hiểm tối đa 5000 usd và được hưởng dịch vụ du lịch của các văn phòng du lịch của American Express trên khắp thế giới.

* Lợi nhuận từ hoạt động thẻ

- Thu nhập từ hoạt động thanh toán thẻ gồm:

+ Phí chiết khấu thương mại cho các ĐVCNT ( Merchant Service Fee): đây là khoản thu trên doanh số thanh toán của các ĐVCNT. Theo nguyên tắc, tỷ lệ chiết khấu phụ thuộc vào tình hình thị trường, lưu lượng hàng bán và quy mô các hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ… thông thường hiện nay tỷ lệ này của VCB Hà Nội là 2,5% đối với thẻ Visa, Master và 1% đối với thẻ ATM nội địa.

+ Phí rút tiền mặt ( Cash Advance Fee): là khoản thu phí dựa trên mỗi giao dịch rút tiền mặt được áp dụng đối với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.

+ Phí đại lý thanh toán ( Intercharge Fee): với các giao dịch làm đại lý thẻ của ngân hàng phát hành, ngân hàng đại lý sẽ được một phần chiết khấu trên doanh số thanh toán hộ. Trên thực tế, đây là nguồn thu lớn nhất của các ngân hàng thương mại Việt Nam do doanh số thanh toán thẻ tín dụng ở Việt Nam chủ yếu vẫn là thẻ tín dụng do các ngân hàng nước ngoài phát hành.

+ Phí phạt chậm trả: đây là loại phí (lãi) phát sinh khi khách hàng chậm thanh toán sao kê sau thời gian quy định của ngân hàng.

- Chi phí từ hoạt động thanh toán thẻ bao gồm: chi phí đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ, chi phí cho hoạt động marketing quảng cáo, chi phí nhân sự

Tuy nhiên, với mức độ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thanh toán thẻ như hiện nay đặc biệt là các ngân hàng mới tham gia thị trường và những ngân hàng có tiềm lực mạnh sẵn sàng chấp nhận kinh doanh không lợi nhuận để giành giật khách hàng và gia tăng thị phần đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu từ hoạt động thanh toán thẻ của VCB Hà Nội trên địa bàn. Ví dụ như : Eximbank, Vietinbank, VIB áp dụng chương trình áp dụng mức phí thấp đến 1,3-1,4% đối với thẻ tín dụng và miễn phí chiết khấu ĐVCNT; hay các chương trình tích điểm, tặng quà cho ĐVCNT hoặc nhân viên thu ngân của HSBC, UOB, Sacombank, Techcombank…Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chính sách phí của VCB đã làm cho VCB cũng phải thực hiện các chính sách cạnh tranh hơn để giữ vững thị phần do đó làm giảm nguồn thu nhập. Mặt khác lĩnh vực thanh toán thẻ lại là lĩnh vực của công nghệ hiện đại do đó chi phí đầu tư về công nghệ, máy móc cũng như con người đều rất cao. Chính vì vậy, hoạt động thanh toán thẻ trong những năm gần đây chưa mang lại nhiều nguồn thu nhập cho ngân hàng.

Tuy nhiên, nhận thấy được tiềm năng phát triển mạnh mẽ của hoạt động này trong tương lai cũng như những giá trị vô hình mà nó đem lại cho ngân hàng như: tăng nguồn vốn huy động với giá rẻ, mở rộng khả năng bán chéo sản phẩm, tăng cường hình ảnh nhận diện thương hiệu và uy tín cho ngân hàng… nên VCB vẫn luôn coi mảng hoạt động thẻ nói chung và hoạt động thanh toán thẻ nói riêng là một trong những mảng hoạt động chính của mình.

Bảng 3.7 : Lợi nhuận từ dịch vụ thẻ của VCB Hà Nội từ 2014-2016 CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 SO SÁNH (%) 1 2 3 4 3/2 4/3 Lợi nhuận (tỷ VND) 44,29 71,5 81,59 161,43 114,1 Lợi nhuận từ dịch vụ thẻ 1,46 2,36 2,04 161,6 86,4

Nhìn vào bảng số liệu Lợi nhuận thu được từ dịch vụ thẻ năm 2015 tăng 161,6% so với năm 2014 cho thấy chiều hướng tích cực của hoạt động dịch vụ thẻ. Tuy nhiên đến năm 2016 mặc dù là lợi nhuận của chi nhánh tăng đạt 81,59 tỷ đồng, tăng 114,1% so với năm 2015 và bằng 198,22% kế hoạch năm là 41,2 tỷ. Nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động dịch vụ thẻ bị giảm chỉ đạt 86,4% so với năm 2015. Điều này cho thấy sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác làm thị trường dịch vụ thẻ của VCB Hà Nội bị giảm sút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)