Với nền kinh tế thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khủng hoảng thị trường khoản vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ và những đề xuất cho Việt Nam (Trang 140 - 142)

Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ xuất phát từ khủng hoảng trên thị trường khoản vay thế chấp dưới chuẩn là cuộc khủng hoảng sâu rộng nhất kể từ sau Đại suy thoái 1929-1933. Khủng hoảng đã lan nhanh ra khắp thế giới , từ Mỹ sang châu Âu , châu Á và nh iều nơi khác trên thế giới và để lại những hậu quả nặng nề.

Biểu đồ 2.6 . So sánh thiệt hại của các cuộc khủng hoảng tài chính

Theo số liệu công bố ngày 28/1/2009 của IMF tại Hội nghị thường niên lần thứ 39 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2009, các định chế tài chính toàn cầu đã thiệt hại tới 2,2 nghìn tỷ USD do cuộc khủng hoảng tài chính gây ra. Trong báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới năm 2009, các chuyên gia kinh tế của IMF cũng đã đưa ra một nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn của khủng hoảng tài chính đối với các nước phát triển, đang phát triển và các thị trường mới nổi như sau:

Biểu đồ 2.7. Cơ chế truyền dẫn của khủng hoảng tài chính đối với các nƣớc phát triển, đang phát triển và các thị trƣờng mới nổi

Nước phát triển Khu vực tài chính bị phá hoại Việc giảm tỷ lệ nợ khiến tín dụng và tổng phương tiện thanh toán giảm

Giảm giá tài sản và gây thiệt hại về vật chất Kinh tế trì trệ

Cho vay rủi ro giảm

Giảm nhu cầu đầu tư vào tài sản rủi ro Giảm đầu tư Giảm nhập khẩu

Nước đang phát triển Dòng tín dụng thu hẹp Dòng đầu tư gián tiếp đảo chiều Vốn FDI vào quốc gia giảm Xuất khẩu giảm

Giá tài khoản trong nước/của cải giảm

Sản lượng giảm

Các thị trường mới nổi

Nền kinh tế dựa vào tài nguyên

Nền kinh tế dựa vào đầu tư

Nền kinh tế dựa vào sản xuất

- Giảm giá hàng hóa và khả năng xuất khẩu gây thiểu phát trong nước

- Ngân sách xấu đi -Thâm hụt nước ngoài tái xuất hiện

- Dòng vốn ngoại giảm - Tài sản trong nước và tín nhiệm giảm do nợ nước ngoài

- Nhà cung cấp sẽ phải chịu một phần thiệt hại kinh tế

- Thừa năng lực sản xuất trong khu vực xuất khẩu

- Thiệt hại vật chất khiến người tiêu dùng không thể tăng chi tiêu, do đó nhà sản xuất không thể bù đắp thiệt hại do giảm xuất khẩu

Nguồn: IMF, World Economic Outlook, 10/2008

Như vậy, bắt nguồn từ việc nới lỏng tiêu chuẩn cho vay của các ngân hàng, các khoản vay dưới chuẩn xuất hiện nhiều hơn. Sự sụt giảm giá nhà trên thị trường địa ốc Mỹ kết hợp với sự gia tăng lãi suất đã khiến nhiều người vay không thể trả được nợ, các ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng và khủng hoảng trên thị trường khoản vay thế chấp đã xảy ra, gây ra những hậu quả nặng nề đối với cả nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khủng hoảng thị trường khoản vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ và những đề xuất cho Việt Nam (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)