Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tín chấp tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh bắc ninh (Trang 139)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

4.3.1.1. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

Các vấn đề vƣớng mắc về pháp lý của ngành ngân hàng liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các khoản nợ của TCTD đã kéo dài nhiều năm qua đƣợc giải quyết trong một văn bản của Quốc hội. Nếu đƣợc triển khai tốt trong thực tiễn sẽ tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả, khả thi để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu của TCTD, qua đó góp phần khơi thông nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế đất nƣớc.

Tại Chỉ thị triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan chuẩn bị các điều kiện bảo đảm thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu. Cụ thể, Bộ Tƣ pháp chỉ đạo cơ quan thi hành án các cấp thực hiện các

quy định về thi hành án dân sự liên quan đến khoản nợ xấu của các TCTD, VAMC theo quy định tại Nghị quyết; tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhanh chóng, đúng pháp luật các bản án liên quan đến tín dụng, ngân hàng đã có hiệu lực pháp luật. Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan thuế quán triệt, hƣớng dẫn chính sách liên quan đến thuế quy định tại Nghị quyết. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, chỉ đạo các cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhƣợng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD theo quy định tại Nghị quyết. Chính quyền địa phƣơng các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết tại địa phƣơng, đặc biệt là trách nhiệm hỗ trợ TCTD, VAMC trong quá trình thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm, phối hợp với các tổ chức bảo hiểm xử lý thu nhập đảm bảo của khoản nợ xấu.

Tuy nhiên, Chính phủ cần tiếp tục quan tâm, có chỉ đạo kiên quyết để các cơ quan chức năng sớm có biện pháp, hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết hơn để đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ xấu của các TCTD.

4.3.1.2. Phát triển các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp

Chính phủ cần tạo điều kiện, đặt nền tảng cũng nhƣ khuyến khích thành lập các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp: Các tổ chức cung cấp thông tin tín chấp và xếp hạng tín chấp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về ngành nghề, lĩnh vực kinh tế… giúp cho các TCTD có nguồn thông tin quan trọng có tính tin cậy cao phục vụ quá trình thẩm định, chấm điểm và xếp hạng tín chấp, tín chấp khách hàng trƣớc, trong và sau khi cho vay, có ý nghĩa quan trọng nhằm hạn chế rủi ro tín chấp của TCTD. Việc này đòi hỏi Chính Phủ cần có một lộ trình để minh bạch hóa, công khai hóa thông tin của doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế, đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ giữa các bộ, ngành trong công tác quản lý kinh tế.

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

4.3.2.1. Điều hành chính sách kinh tế linh hoạt, ổn định tình hình kinh tế vĩ mô trong trung và dài hạn

Môi trƣờng vĩ mô là một trong những nhân tố khách quan có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của các NHTM cũng nhƣ hoạt động tín chấp. Nhƣ đã phân tích ở trên, nền kinh tế trong và ngoài nƣớc đang trong tình trạng cao trào, và có nhiều diễn biến tích cực nhƣng không đồng nhất và khó lƣờng, đồng thời các chính sách vĩ mô của chính phủ còn thiếu linh hoạt, làm tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động tín chấp cũng nhƣ khó khăn trong công tác trị rủi ro tín chấp đối với NHTM. NHNN cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá đồng nội tệ, tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng an toàn, bền vững, sử dụng công cụ lãi suất chủ đạo để định hƣớng và điều tiết lãi suất thị trƣờng theo mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.

4.3.2.2. Nâng cao vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia

NHNN cần có các biện pháp đồng bộ, củng cố, phát triển Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC), bảo đảm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất. Theo đó, thông tin CIC cung cấp cho các TCTD cần phong phú và đa dạng hơn, không chỉ các thông tin trong nƣớc mà còn có các thông tin quốc tế, thông tin của các doanh nghiệp FDI. Thông tin cung cấp cũng cần đảm bảo tính chất đồng bộ, cập nhật.

NHNN cần nghiên cứu kiến nghị Chính phủ ban hành Luật thông tin và cơ chế chia sẻ thông tin giữa Ngân hàng với các Bộ, Ngành có liên quan để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động của CIC và tạo điều kiện cho CIC thu nhập, cập nhật thông tin đáp ứng yêu cầu của NHTM và các doanh nghiệp.

4.3.2.3. Tăng cường hiệu quả thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng và xây dựng hệ thống cảnh báo s m

Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động tín chấp tại các NHTM theo hƣớng cảnh báo rủi ro nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín chấp. Trên thực tế, việc thanh tra trên cơ sở tuân thủ không đòi hỏi cán bộ thanh tra phải tƣ duy nhiều, nhƣng phƣơng pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro mà chúng ta đang hƣớng tới thì ngƣợc lại. Phƣơng pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đòi hỏi cán bộ thanh tra phải

rủi ro tiềm ẩn mà TCTD đang gặp phải. Do vậy, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nói chung và của thanh tra, giám sát ngân hàng nói riêng bằng cách đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực một cách thƣờng xuyên, có chế độ đãi ngộ với cán bộ làm công tác thanh tra cho xứng đáng để dộng viên, khuyến khích thu hút nhân tài làm việc.

Bên cạnh đó, NHNN cần đổi mới và phát triển hệ thống giám sát ngân hàng, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm:

+ Đóng góp và thúc đẩy việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát ngân hàng và hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng. Kiến nghị việc xây dựng Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, bảo đảm để Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng có đủ quyền lực cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống và việc chấp hành đúng các quy định pháp luật trong hoạt động của các TCTD.

+ Hiện đại hoá và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.

+ Đổi mới và nâng cao hiệu quả phƣơng pháp giám sát ngân hàng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả nghiệp vụ giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, trong đó giám sát từ xa đƣợc coi là nghiệp vụ quan trọng, có chức năng cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vƣợng - Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2017, đánh giá kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ một số hạn chế tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro tín chấp tại Chi nhánh ở Chƣơng 3, định hƣớng của VPBank Chi nhánh Bắc Ninh từ nay đến năm 2020 theo đề án cơ cấu lại cùng với nghiên cứu định hƣớng quản trị rủi ro tín chấp tại chi nhánh, luận văn đã đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín chấp tại VPBank Chi nhánh Bắc Nin, đồng thời

đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và VPBank Chi nhánh Bắc Ninh nhằm tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng hoạt động kinh doanh của các NHTM; hoàn thiện các quy trình quản trị nghiệp vụ tín dụng, kế toán, kiểm tra kiểm toán theo thống kê quốc tế trên cơ sở phù hợp với môi trƣờng kinh tế xã hội tại Việt Nam. Từ đó giúp cho việc nâng cao chất lƣợng, hạn chế rủi ro tín chấp trong hoạt động của hệ thống VPBank nói chung và của VPBank Chi nhánh Bắc Ninh nói riêng.

KẾT LUẬN

Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, tuy là một sản phẩm mới xuất hiện những năm gần đây, nhƣng với những ƣu điểm khác biệt hơn những sản phẩm truyền thống, hoạt động tín chấp luôn là một trong những hoạt động cốt lõi của ngân hàng thƣơng mại. Giữa bối cảnh cạnh tranh và hội nhập nhƣ hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng thƣơng mại là khả năng quản trị rủi ro, đặc biết là rủi ro tín chấp một cách toàn diện và hệ thống.

Vì vậy, việc nghiên cứu cơ chế phát sinh rủi ro và tìm hiểu các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro là rất cần thiết. Từ thực trạng đó, đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tín chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vƣợng - Chi nhánh Bắc Ninh’’ đã ít nhiều giải quyết đƣợc các vấn đề sau:

Luận văn trình bày lý luận về rủi ro tín chấp và những hậu quả mà rủi ro tín chấp gây ra đối với ngân hàng và nền kinh tế, phân tích các nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín chấp và các giải pháp mà các NHTM có thể áp dụng để hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín chấp.

Trên cơ sở lý luận, luận văn đi sâu vào phân tích, đánh giá quản trị rủi ro tín chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vƣợng - Chi nhánh Bắc Ninh trong giai đoạn 2015 - 2017 và đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế của chi nhánh trong hoạt động đó. Từ đó phân tích các nguyên nhân của những hạn chế gây ảnh hƣởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín chấp của Chi nhánh.

Từ thực tế tình hình quản trị rủi ro tín chấp tại VPBank Chi nhánh Bắc Ninh thì luận văn đã trình bày đƣợc các định hƣớng của Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vƣợng cũng nhƣ của Chi nhánh Bắc Ninh trong hoạt động tín dụng. Đồng thời, luận văn cũng đƣa ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản trị rủi ro tín chấp tại VPBank Chi nhánh Bắc Ninh và đề xuất các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro của Chi nhánh và hạn chế rủi ro tín chấp, nâng cao chất lƣợng tín chấp tại VPBank Chi

nhánh Bắc Ninh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Bùi Diệu Anh, 2013 Hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: NXB Phƣơng Đông.

2. Nguyễn Tuấn Anh, 2012. Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông

nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, trƣờng Đại học

Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Vân Anh, 2014. Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế. Tạp chí Thị trường Tài chính

Tiền tệ, số 20 (413) phát hành tháng 10/2014.

4. Nguyễn Thị Cành, 2014 Tài chính phát triển. Tp Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản ĐHQG TPHCM.

5. Đinh Xuân Cƣờng và Nguyễn Trúc Lê,2014. Đòn bẩy để các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam tiếp xúc Hiệp ƣớc Vốn Basel II. Tạp chí Khoa học Đại học

Quốc gia Hà Nội, kinh tế và kinh doanh, tập 30, số 3.

6. Lê Thị Huyền Diệu, 2010. Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Luận án tiến s kinh tế, trường Học Viện Ngân hàng.

7. Nguyễn Đăng Dờn, 2009.Tín dụng – Ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê. 8. Đặng Thị Thu Hà, 2015. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại Dƣơng. Luận văn thạc s , trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Phan Thị Thu Hà, 2013. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

10. Phan Thị Thu Hà, 2014. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.

12. Lê Thị Hạnh, 2016. Kiểm soát rủi ro tín dụng theo Basel II tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Tạp chí Tài chính, kỳ II tháng 12/2016.

13. Nguyễn Thị Thu Hằng, 2013. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh Việt Nga.Luận văn thạc s , trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Vũ Văn Hóa và Vũ Quốc Dũng, 2012. iáo trình Thị trường tài chính. Hà Nội: NXB Tài chính.

15. Trần Huy Hoàng (chủ biên), 2013. Quản trị ngân hàng thương mại. Tp Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

16. Chu Chính Hƣớng, 2015. Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.

17. Nguyễn Minh Kiều, 2013. Tài liệu giảng dạy Cao học môn nghiệp vụ Ngân

hàng. Đại học kinh tế TP. HCM.

18. Lê Thùy Linh, 2015. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hà Nội.Luận văn thạc s , trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Mùi, 2006. Quản trị Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.

20. Ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Tây, 2014-2016. Báo cáo thường niên các năm 2014-2016.

21. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2013. Thông tư 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nư c ngoài.

22. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH 12.

23. Sử Đình Thành (2012), Nhập môn tài chính - tiền tệ. Tp Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.

24. Triệu Tƣ Thành, 2013. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối

ngân hàng, Hà Nội

25. Nguyễn Văn Tiến, 2008. Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Tiến, 2011. iáo trình nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng

thương mại. Trƣờng Học viện Ngân hàng.

27. Nguyễn Văn Tiến, 2015. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Tp Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê

28. Trịnh Quốc Trung, 2008. Marketing ngân hàng. Tp Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê .

29. Lê Văn Tƣ, 2015. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính. 30. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng, 2013. Giải pháp xử lý nợ xấu trong

tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tp Hồ Chí Minh: Nhà

xuất bản thống kê.

31. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng, 2013.Thực trạng rủi ro tín dụng của

các NHTM ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế. Tp Hồ Chí

Minh: Nhà xuất bản thống kê.

II. Tài liệu tiếng anh

32. A.Saunder, 2006. Financial Institutions Management – A Modern Perpective.

33. Timothy W.Koch, 1995. Bank Management, University of South Carolina, The Dryden Press, 1995, page 107.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:

PHỎNG VẤN ĐIỀU TRA- ĐÁNH GIÁ- NHẬN ĐỊNH QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN CHẤP TẠI CHI NHÁNH

VPBANK BẮC NINH

Câu 1: Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về công tác quản trị rủi ro tín chấp tại chi nhánh Bắc Ninh?

Câu 2: Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về vai trò của đơn vị kiểm soát rủi ro tín chấp trong đơn vị?

Câu 3: Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về mô hình quản trị rủi ro tín chấp hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tín chấp tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh bắc ninh (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)