Nội dung Quản trị rủi ro tín chấp tại VPBank chi nhánh BắcNinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tín chấp tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh bắc ninh (Trang 72 - 100)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2. Nội dung Quản trị rủi ro tín chấp tại VPBank chi nhánh BắcNinh

Công tác quản trị rủi ro tín chấp tại VPBank - chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn vừa qua bám sát vào các bƣớc trọng tâm trong quy trình tín dụng nói chung và tín chấp nói riêng của Hội sở chính bao gồm: Nhận diện rủi ro tín chấp, đo lƣờng và đánh giá rủi ro tín chấp, kiểm soát rủi ro tín chấp và tài trợ rủi ro tín chấp. Trong mô hình quản trị rủi ro tại Chi nhánh, phòng Quản lý rủi ro là đơn vị đầu mối phối hợp với các phòng ban khác để quản lý toàn bộ khách hàng hiện hữu, khách hàng có tình

hình tài chính yếu kém, khách hàng các nhân và khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn (từ 10% vốn chủ sở hữu), hoặc khách hàng mới quan hệ với ngân hàng.

- Chức năng và nhiệm vụ Phòng Quản lý rủi ro VPBank chi nhánh Bắc Ninh nhƣ sau:

* Chức năng:

Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mƣu cho Giám đốc Chi nhánh trong công tác quản lý rủi ro nói chung, rủi ro tín chấp nói riêng của Chi nhánh, quản lý giám sát thực hiện danh mục cấp tín chấp, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín chấp cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định các dự án, phƣơng án đề xuất cấp tín chấp của khách hàng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm về quản lý và đề xuất xử lý các khoản tín chấp có vấn đề (bao gồm: cơ cấu lại thời hạn trả nợ tín chấp, nợ tín chấp quá hạn, nợ tín chấp xấu, quản lý, rà soát và thu thập thông tin định kỳ về thu nhập đảm bảo theo quy định của Hội sở chính. Quản lý, theo dõi, đề xuất các biện pháp và phối hợp với các Phòng có liên quan thu hồi các khoản nợ tín chấp đã đƣợc quản lý rủi ro. Xử lý và kiểm soát hoạt động mua bảo hiểm tín dụng tín chấp cho khách hàng, để đảm bảo khoản tiền giải ngân đƣợc thực hiện trong đúng khuôn khổ và có sự đảm bảo rủi ro từ bên thứ ba độc lập.

* Nhiệm vụ:

- Kiểm tra việc tuân thủ quy trình, nghiệp vụ của các phòng Quan hệ Khách hàng (QHKH) và Quản trị tín dụng (QTTD) bao gồm: Việc tuân thủ giới hạn tín chấp, giải ngân vốn vay đúng mục đích, kiểm tra sau cho vay và định giá lại thu nhập bảo đảm kịp thời, hoàn thiện thủ tục mua bảo hiểm cho các khoản vay tín chấp… Thực hiện thẩm định lại đối với các khoản tín chấp lớn, vƣợt thẩm quyền phê duyệt của Phó Giám đốc phụ trách QHKH. Phòng QLRR là đầu mối thu thập, hoàn thiện hồ sơ trình Hội sở Chính đối với những khoản tín chấp vƣợt thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh.

kiểm soát báo cáo trích lập Dự phòng rủi ro tại Chi nhánh. Định kỳ hàng quý, phòng QLRR là đầu mối rà soát đánh giá thực trạng tài sản bảo đảm nợ vay cũng nhƣ thu nhập đảm bảo tín chấp tại VPBank chi nhánh Bắc Ninh để có biện pháp ứng xử kịp thời, chủ động xử lý, đặc biệt đối với hình thức tín dụng tín chấp, không có tài sản đảm bảo hiện hữu.

- Tham mƣu, đề xuất xây dựng và chỉnh sửa các quy trình nghiệp vụ tại Chi nhánh để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo hoạt động tín dụng diễn ra thông suốt. Phối hợp và hỗ trợ phòng QHKH phát hiện, xử lý các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề (trong đó ín chấp là một trong những khoản mục nợ cần quan tâm trọng điểm)

- Phòng QLRR chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống QLRR của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lƣợng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ đƣợc giao. Đảm bảo mọi khoản tín chấp đƣợc cấp ra tuân thủ đúng quy định về QLRR và trong mức chấp nhận rủi ro của Chi nhánh.

Với đặc thù mảng kinh doanh tín chấp tiềm ẩm yếu tố rủi ro cao, do 100% các khoản vay không có tài sản đảm bảo, bên cạnh đó, áp lực Doanh số huy động tín chấp từ phía Hội sở và tập đoàn cũng làm ảnh hƣởng nhiều đến quyết định hỗ trợ và xử lý, đánh giá hồ sơ của bộ phận QHKH trực tiếp làm việc với khách. Việc phân tách rõ trách nhiệm cũng nhƣ quyền hạn của bộ phận quản lý rủi ro nhƣ trên, nhằm đảm bảo tính khách quan trong công tác thẩm định và phê duyệt cấp tín chấp, đảm bảo đƣợc tinh thầm minh bạch trong quá trình xử lý hồ sơ. Theo đánh giá của Lãnh đạo chi nhánh, Nguyễn Việt Hùng- Phó Giám đốc “đây là đơn vị thiết yếu mà bất kỳ chi nhánh nào của VPBank cũng phải chú trọng xây dựng và bồi dưỡng, đặc biệt trong thời gian tình hình kinh doanh thị trường ngày càng khắc nghiệt và cạnh tranh như hiện nay. Riêng đối v i mảng tín chấp- một mặt là “con gà đẻ trứng vàng” nhưng mặt khác cũng là gánh nặng nợ xấu của chi nhánh, để tối thiểu hóa rủi ro, không thể để bộ phận kinh doanh “vừa đánh tróng vừa thổi kèn” mà phải có đơn vị độc lập thứ ba chịu vai trò điều tiết và kiểm soát, một tuyến phòng thủ hữu

hiệu, trư c khi rủi ro trở thành tổn thất”.

Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng VPBank Chi nhánh Bắc Ninh thời gian qua cụ thể nhƣ sau:

3.2.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng tín chấp

Tại VPBank chi nhánh Bắc Ninh, công tác nhận diện rủi ro tín dụng chủ yếu đƣợc thực hiện phối hợp giữa phòng QLRR và phòng QHKH. Trong đó, cán bộ phân bổ hồ sơ tại phòng quan hệ khách hàng có trách nhiệm thu thập hồ sơ khách hàng, lập tờ trình thẩm định phân tích và trình lên phòng quản lý rủi ro, phòng quản lý rủi ro giữ vai trò là chốt kiểm soát trong hoạt động nhận diện rủi ro.

Việc nhận diện rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Bắc Ninh đƣợc thực hiện trong toàn bộ quy trình nghiệp vụ tín chấp (phụ lục 03), trong đó, các nội dung công việc cụ thể nhƣ sau:

* Thu thập thông tin khách hàng

Thu thập thông tin khách hàng có vai trò quan trọng trong việc thẩm định, nhận diện rủi ro. Phòng quản lý rủi ro tiếp cận khách hàng thông qua các kênh tiếp cận và nguồn tìm kiếm theo định hƣớng của bộ phận Quan hệ khách hàng (thông qua hai phƣơng tiện trao đổi qua điện thoại và hồ sơ thực địa là chủ yếu); tiếp nhận nhu cầu và hƣớng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín chấp. Cán bộ quan hệ khách hàng cần trao đổi với khách hàng để tìm hiểu kỹ tƣ cách pháp lý của khách hàng và tƣ cách ngƣời đại diện để xác định ngƣời đủ thẩm quyền ký kết các giao dịch tín chấp với VPBank, ngƣời/cấp đủ thẩm quyền phê duyệt giao dịch tín chấp với VPBank.

Thu thập và tiếp nhận hồ sơ khách hàng cung cấp theo danh mục hồ sơ cấp tín chấp (có quy định cụ thể riêng đối với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng bán lẻ). Thực hiện kiểm tra hồ sơ khách hàng cung cấp đảm bảo đầy đủ, hợp lệ, trung thực; xác định khách hàng có thuộc đối tƣợng hạn chế hoặc không cấp tín dụng theo chính sách, định hƣớng cấp tín dụng của VPBank trong từng thời kỳ hay

không; vấn tin trên hệ thống quản lý khách hàng, tra cứu CIC của khách hàng để có thêm thông tin thẩm định; thẩm định thực tế khách hàng tại trụ sở, địa điểm sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ của khách hàng ngay trong lần tiếp cận đầu tiên hoặc trong lần hẹn gặp khách hàng tiếp theo. Và cung cấp toàn bộ hồ sơ, thông tin thẩm định thực tế cho cán bộ thẩm định.

* Giao tiếp trong nội bộ của khách hàng

Đây là việc tiếp xúc giữa các cán bộ ngân hàng với các bộ phận trong nội bộ khách hàng sẽ giúp cán bộ VPBank Chi nhánh Bắc Ninh sớm phát hiện đƣợc những dấu hiệu rủi ro tín dụng tiềm ẩn, tuy nhiên công việc này chủ yếu đƣợc áp dụng với các khách hàng doanh nghiệp, không áp dụng với khách hàng bán lẻ.

* Nghiên cứu số liệu tổn thất quá khứ

Bằng cách tham khảo hồ sơ lƣu trữ về những tổn thất quá khứ, các biến cố rủi ro đã xảy ra đối với khách hàng cũng sẽ có những đánh giá, nhìn nhận về khách hàng hiện tại của Chi nhánh, nhƣ rủi ro của ngành nghề kinh doanh của khách hàng là gì, tiềm năng phát triển của ngành nghề kinh doanh này nhƣ thế nào … để từ đó phân tích, nhận định sơ bộ về khách hàng.

Dựa trên số liệu thống kê, phòng quản lý rủi ro sẽ đánh giá xu hƣớng phát triển của các tổn thất tiềm năng mà khách hàng có thể phải đối mặt, từ đó phân tích một số vấn đề nhƣ: nguyên nhân, thời điểm, vị trí xảy ra rủi ro...

* Xác định rõ thẩm quyền phê duyệt và nguyên tắc phê duyệt tín chấp

Mức thẩm quyền phê duyệt tín chấp là mức tối đa (về số tiền) mà mỗi cấp đƣợc quyền phê duyệt đối với một khách hàng theo nghiệp vụ.

Tùy thuộc vào quyền hạn, chức năng của mỗi cấp, VPBank Bắc Ninh đã đƣa ra bảng xác định thẩm quyền phê duyệt, hạn mức phê duyệt tín chấp, đồng thời kèm theo một số nguyên tắc phê duyệt tín chấp. (Phụ lục 04)

* Xây dựng các chương trình nhận diện rủi ro tín dụng

Ngoài những phƣơng thức nhận biết rủi ro tín dụng kể trên, thì phòng quản lý rủi ro tại VPBank Chi nhánh Bắc Ninh tham gia vào quá trình nhận diện rủi ro thông qua hệ thống cảnh báo giao dịch nghi ngờ do Chi nhánh tự xây dựng. Cốt lõi

của hệ thống cảnh báo lịch sử giao dịch là dựa trên lịch sử vay tiền, gửi tiền của khách hàng để phát hiện ra một nhóm khách hàng có hành vi gian lận. Tiêu biểu vào tháng 02 năm 2017, nhờ có hệ thống này mà chi nhánh đã kịp thời phát hiện việc một nhóm khách hàng cá nhân có những giao dịch tín chấp đáng ngờ liên quan đến việc đăng ký tín chấp trên 2 lần tại các chi nhánh khác nhau. Phòng quản lý rủi ro đã đƣa ra cảnh báo và yêu cầu phòng quan hệ khách hàng thu hồi vốn vay. Từ tháng 02/2017 đến tháng 07/2017, Chi nhánh cũng đã từ chối 15 Khách hàng đến đăng ký tín chấp sau khi phân tích, đánh giá lịch sử quan hệ giao dịch trên hệ thống. Nhƣ vậy, mặc dù không phải là hệ thống có thể bao quát đƣợc hết toàn bộ dấu hiệu rủi ro tín chấp tại Chi nhánh nhƣng hệ thống cảnh báo lịch sử giao dịch là một ý tƣởng sáng tạo góp phần vào hiệu quả của công tác nhận diện rủi ro tín chấp tại VPBank Chi nhánh Bắc Ninh.

Nhƣ vậy có thể thấy, cách tiếp cận tổng thể của Ngân hàng đối với rủi ro tín dụng là cách tiếp cận theo mức độ rủi ro. Theo đó, các biện pháp ứng xử về giám sát, phân luồng tín chấp và kiểm soát rủi ro tín chấp sẽ đƣợc thiết kế phù hợp theo mức độ rủi ro của khách hàng trong quá trình nhận diện rủi ro. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách tổng quan, bên cạnh những nỗ lực của chi nhánh thì, công tác phát hiện RRTC của Chi nhánh mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả đƣợc nợ đúng hạn, khách hàng có liên quan đến các vấn đề kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…), khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chƣa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ; hệ thống thông tin thị trƣờng và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chƣa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa… Theo nhiều đánh giá của các lãnh đạo chi nhánh cũng nhƣ chuyên gia tài chính, cho hay:“áp lực về doanh số dư nợ cũng như sự chay đua về vị trí cấp tín chấp trên thị trường đã ảnh hưởng rất l n đến công tác nhận diện rủi ro, đặc biệt v i các khoản tín chấp tiêu d ng nhỏ dư i 50 triệu, một phần do thủ tục cấp tín chấp đơn giản, một phần khác l n hơn do đại đa

không ghi nhận những tổn thất trong quá khứ cũng như dữ liệu tiền gửi để đánh giá chính xác. Tuy nhiên tổng số dư nợ từ cấp tín chấp dư i 50 triệu chiếm đến 47,3% tổng dư nợ tín chấp. Điều này thể hiện rất rõ những vấn đề còn bất cập trong công tác nhận diện rủi ro, cần phải xây dựng được một phương pháp nhận diện đặc th đối v i các khoản tín chấp nhỏ, phụ hợp v i đối tượng khách hàng ở địa bàn Bắc

Ninh- đây là bài toán l n đặt ra cho chi nhánh trong thời gian t i”. Chính điều này

dẫn đến hậu quả những rủi ro không nhận diện đƣợc sớm, ẩn chứa nhiều khả năng xảy ra tổn thất trong quá trình cấp tín chấp cũng nhƣ thu hồi khoản tín chấp.

3.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng tín chấp

Lý tƣởng hóa về một danh mục cho vay của ngân hàng không có nợ xấu là điều không thể, cũng nhƣ rủi ro luôn thƣờng trực với ngƣời làm kinh doanh. Vậy nên, không một công cụ quản trị rủi ro nào có thể dự báo chính xác 100% xác suất khách hàng sẽ thanh toán đủ đƣợc nợ tín chấp. Nhƣng rủi ro đƣợc hạn chế tối đa nhờ sức mạnh công nghệ giúp lƣu trữ, hệ thống nguồn dữ liệu lớn và khả năng phân tích dữ liệu để xây dựng mô hình, đồng thời luôn cải tiến qua theo dõi và cập nhật thƣờng xuyên. Các cơ hội kinh doanh tốt nhờ đó không bị bỏ qua, ngƣời đi vay có thể tiếp cận nguồn vốn để thực hiện các khoản đầu tƣ của mình. Đây chính là mục tiêu của công tác đo lƣờng rủi ro tín chấp mà VPBank cũng nhƣ Chi nhánh Bắc Ninh theo đuổi.

Để đo lƣờng rủi ro tín chấp, xếp hạng tín chấp đóng vai trò rất quan trọng trong việc xem xét, ra quyết định cấp tín chấp. Trên cơ sở đó, quán triệt việc đổi mới nội dung và phƣơng pháp quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, hiện nay VPBank Bắc Ninh đã nhìn nhận toàn diện rủi ro tín chấp trong mối quan hệ với các rủi ro khác và đã quy định vấn đề lƣợng hóa rủi ro để làm cơ sở cho hoạt động quản lý rủi ro.

Để hiểu rõ hơn, hệ thống xếp hạng tín chấp nội bộ là tập hợp các phƣơng pháp, quy trình, kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả đƣợc nợ tiềm ẩn của một khách hàng,

căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại khách hàng đó vào hạng rủi ro phù hợp. Hệ thống xếp hạng tín chấp nội bộ của VPBank Bắc Ninh bao gồm các chỉ tiêu đánh giá khách hàng chi tiết. Để đánh giá giá trị của từng chỉ tiêu phục vụ cho chấm điểm, cán bộ tín chấp sẽ phải thu thập thông tin từ: Hồ sơ vay của khách hàng, nguồn thông tin do cá nhân cán bộ tín dụng thu thập đƣợc, nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, nguồn thông tin bên ngoài khác. Kết quả xếp hạng tín chấp nội bộ đƣợc sử dụng cho các mục đích nhƣ: Xác định giới hạn cho vay; ra quyết định cấp tín chấp, đánh giá hiện trạng của khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay; quản lý danh mục cho vay và cấp dự phòng rủi ro. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ có vai trò rất lớn trong việc hạn chế rủi ro trong cho vay.

Hiện VPBank đang áp dụng phƣơng pháp xếp hạng tín dụng khách hàng dựa trên phân tích Dữ liệu lớn (Big data). Từ nguồn dữ liệu, các ngân hàng xây dựng mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tín chấp tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh bắc ninh (Trang 72 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)