1.3. Quản trị rủi ro tín dụng tín chấp của ngân hàng thƣơng mại
1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín chấp của NHTM
Đánh giá công tác quản trị RRTC có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó trực tiếp phản ánh RRTD và năng lực xử lý rủi ro đó của ngân hàng, có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị RRTC nhƣng tại Việt Nam thông thƣờng các NHTM Việt Nam chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu sau:
1.3.4.1. Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là những khoản tín chấp không hoàn trả đúng hạn, không đƣợc phép và không đủ tiêu chuẩn để đƣợc gia hạn nợ.
Dƣ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = --- x 100% Tổng dƣ nợ Số khách hàng có dƣ nợ quá hạn Tỷ lệ khách hàng nợ quá hạn = --- x 100% Tổng số khách hàng có dƣ nợ
Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các NHTM thƣờng chia nợ quá hạn thành các nhóm sau:
+ Nợ quá hạn từ 181-360 ngày, có khả năng thu hồi + Nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên, nợ khó đòi
Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì công tác quản trị rủi ro không hiệu quả, dẫn đến ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao.
1.3.4.2. Tỷ lệ nợ xấu
Theo Quyết định Thông tƣ 02 năm 2013 của NHNN, các khoản dƣ nợ tín dụng KH của ngân hàng đƣợc phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5, tƣơng ứng với các loại Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1), Nợ cần chú ý (2), Nợ dƣới tiêu chuẩn (3), Nợ nghi ngờ (4) và Nợ có khả năng mất vốn (5). Các khoản nợ phân loại từ Nhóm 3-5 đƣợc xem là nợ xấu.
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu xác định tỷ trọng nợ xấu trên tổng dƣ nợ. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro với ngân hàng càng nghiêm trọng.
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu
x 100% Tổng dƣ nợ
1.3.4.3. Tỷ lệ xóa nợ ròng
Tỷ lệ xóa nợ ròng phản ánh những khoản nợ không đòi đƣợc buộc ngân hàng phải xử lý bằng cách xóa nợ. Những khoản nợ này gây tổn thất lớn cho ngân hàng vì không đòi đƣợc.
Tỷ lệ xóa nợ ròng = Nợ đƣợc xóa
x 100% Tổng dƣ nợ
Ngoài ra còn một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng liên quan đến chất lƣợng tín dụng nhƣ:
+ Trích lập dự phòng rủi ro (DPRR). + Sử dụng DPRR.
+ Tỷ lệ tổng lãi treo phát sinh/ tổng thu nhập từ cho vay. + Tỷ lệ miễn giảm lãi/ thu nhập từ hoạt động cho vay.
+ Các khoản cho vay mặc dù chƣa đến hạn nhƣng có dấu hiệu kém lành mạnh. + Tính kém đa dạng của tín dụng
1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín chấp của NHTM
Quản trị RRTC là một trong những hoạt động tất yếu mà ngân hàng nào cũng phải có, đặc biệt với hình thức tín chấp không có tài sản đảm bảo, tính đặc thù này làm cho các khả năng rủi ro càng cao. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình quản trị hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro này đến từ cả các nhân tố khách quan, cũng nhƣ các nhân tố chủ quan, cụ thể:
1.3.5.1. Nhóm nhân tố khách quan
Nhóm này bao gồm môi trƣờng pháp lý, đó là sự đồng bộ, rõ ràng, đầy đủ và tính hiệu lực, hiệu quả của các văn bản pháp luật và văn bản dƣới luật liên quan trực tiếp đến hoạt động tín chấp và hoạt động của khách hàng vay vốn. Xác lập một khuôn khổ pháp luật đồng bộ, nhất quán điều chỉnh các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng đƣợc xem nhƣ là điều kiện tiên quyết đảm bảo thị trƣờng hoạt động có hiệu quả.
Môi trƣờng kinh tế vĩ mô, nhƣ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát, việc làm, thu nhập, thâm hụt ngân sách, nợ công,…Điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, trực tiếp là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tƣ… Quản lý của ngân hàng trung ƣơng hay quản lý nhà nƣớc về hoạt động ngân hàng. Mức độ hội nhập của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống tài chính, tình trạng buôn lậu và cải cách thủ tục hành Chính.
Vên phía khách hàng vay vốn, năng lực quản trị, điều hành của Ban lãnh đạo ngân hàng có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn vay, ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng thực hiện cam kết với ngân hàng. Do đó, ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác quản trị RRTC.
Bên cạnh đó, rủi ro còn đến từ tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phƣơng án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lƣợng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh
hƣởng xấu đến các doanh nghiệp khác…
1.3.5.2. Nhóm nhân tố chủ quan của ngân hàng thương mại
- Nhân tố cơ chế, chính sách của NHTM: Thiếu chính sách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín chấp quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học thì công tác quản trị rủi ro tín chấp sẽ không đƣợc thực hiện hoặc việc thực hiện sẽ không khả thi. Chính sách tín dụng của ngân hàng nếu không minh bạch sẽ làm cho hoạt động tín dụng lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tƣợng, tạo ra khe hở cho ngƣời sử dụng vốn có những hành vi vi phạm hợp đồng và pháp luật của Nhà nƣớc.
- Nhân tố cán bộ NHTM: Trong mọi vấn đề, nhân tố con ngƣời bao giờ cũng là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định. Do vậy, công tác quản trị rủi ro tín chấp rất cần thiết phải đặt nhân tố con ngƣời bao gồm: cán bộ ngân hàng và ngƣời đi vay lên hàng đầu. Muốn vậy, việc tuyển dụng cán bộ vào làm việc tại ngân hàng phải đòi hỏi công khai và minh bạch. Cán bộ đƣợc tuyển dụng phải bảo đảm có trình độ và đạo đức. Bên cạnh đó, còn cần chú ý rủi ro do ngân hàng đánh giá chƣa đúng mức về khoản vay, về ngƣời vay, chủ quan tin tƣởng vào khách hàng thân thiết, coi nhẹ khâu kiểm tra tình hình tài chính, khả năng thanh toán hiện tại và trong tƣơng lai, nguồn trả nợ.
Một vấn đền khác vô cùng nghiêm trọng khác mà hiện nay đa số các ngân hàng đang gặp phải, đó là sự thiếu giám sát và quản trị rủi ro sau khi cho vay, các ngân hàng thƣờng có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trƣớc khi cho vay mà nới lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải đƣợc quản trị một cách chủ động để đảm bảo sẽ đƣợc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung.
Một mặt khác, kiểm tra nội bộ các ngân hàng tuy có ƣu điểm nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của ngƣời kiểm tra viên, do việc kiểm tra đƣợc thực hiện thƣờng xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhƣng
thời gian trƣớc đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu nhƣ chỉ tồn tại trên hình thức…
- Nhân tố công nghệ: Hiện nay, các ngân hàng đều đã trang bị hệ thống thông tin hiện đại để xây dựng các mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, online trực tuyến với các giao dịch. Trong xu thế toàn cầu hóa và sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, chúng ta càng thấy vai trò của công nghệ đối với hoạt động kinh doanh cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng. Ngoài ra công nghệ cũng cho phép ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn, từ đó đƣa ra các công cụ hỗ trợ để giúp ngân hàng đƣa ra những quyết định đúng đắn.
1.3.6. Phân tích, đánh giá quản trị rủi ro tín chấp dựa trên khung phân tích quản trị rủi ro tín chấp
Để đánh giá quản trị RRTC của ngân hàng thƣơng mại, cần phải tìm hiểu kinh nghiệm áp dụng những thông lệ quốc tế của các ngân hàng tiên tiến, từ đó xác định ngân hàng đang ở giai đoạn nào, cần định hƣớng những bƣớc tiếp theo nhƣ thế nào. Sơ đồ dƣới đây minh họa cơ sở hạ tầng quản lý rủi ro RRTC của NHTM, phân chia thành 2 giai đoạn chính, trong mỗi giai đoạn có những mức độ phát triển khác nhau. Đây là quá trình thay đổi để đạt tới mô hình quản trị RRTC tiên tiến. Mục tiêu cuối cùng không chỉ dừng ở việc kiểm soát rủi ro mà còn phải đo lƣờng chính xác rủi ro, từ đó thực hiện định giá và đƣa ra quyết định trên cơ sở lợi nhuận đã điều chỉnh rủi ro.
Hình 1.1: Sơ đồ Đo lường rủi ro
(Nguồn : International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards)
Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng đƣa ra hƣớng dẫn trong “Các nguyên tắc về Quản trị rủi ro tín dụng”, tháng 9/2000. Trong đó nêu rằng các định chế tài chính phải quản trị rủi ro tín chấp của toàn bộ danh mục cũng nhƣ rủi ro tín chấp riêng lẻ hoặc của giao dịch đơn lẻ. Dựa trên các tiêu chuẩn của Basel II, các thông lệ đƣợc quốc tế chấp nhận dựa trên khung phân tích quản trị rủi ro tín chấp gồm 4 trụ cột chính, cụ thể nhƣ sau:
1.3.6.1. Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng tín chấp hợp lý
- Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ (ít nhất là hàng năm) rà soát chiến lƣợc rủi ro tín dụng và các chính sách rủi ro tín dụng nói chung, rủi ro tín dụng tín chấp nói riêng, quan trọng của ngân hàng. Chiến lƣợc rủi ro tín dụng cần phản ánh khả năng chịu rủi ro của ngân hàng và mức sinh lời mà ngân hàng mong đợi đạt đƣợc để đổi lại việc phải chịu những rủi ro này.
- Ban điều hành cấp cao cần chịu trách nhiệm đối với việc triển khai chiến lƣợc RRTC đã đƣợc Hội đồng quản trị phê chuẩn. Đồng thời, Ban điều hành cấp
Đo lƣờng rủi ro
Kiểm soát rủi ro
Xác định rủi ro
Đánh giá rủi ro/ lợi nhuận
Phân bổ vốn điều chỉnh rủi ro
Thu nhập và định giá rủi ro danh mục
Lợi thế chiến lƣợc
Kiểm soát Tối đa hóa
giá trị Đảm bảo lợi nhuận ổn định Bảo vệ khỏi những thiệt hại không
lƣờng trƣớc Yêu cầu tối thiểu phải đạt
Các ngân hàng có mức độ phát triển thấp hơn Các ngân hàng toàn
cao phải phát triển các chính sách, quy trình để nhận biết, đo lƣờng, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín chấp. Các chính sách và quy trình này phải đề cập đến rủi ro tín chấp trong mọi hoạt động của ngân hàng, ở từng cấp tín chấp đơn lẻ và cả danh mục.
1.3.6.2. Hoạt động theo một quy trình cấp tín chấp tốt
Các ngân hàng phải hoạt động theo các tiêu chí cấp tín chấp đƣợc xác định rõ và chuẩn. Các tiêu chí cấp tín chấp phải định rõ thị trƣờng mục tiêu của ngân hàng và giúp ngân hàng có sự hiểu biết sâu sắc về ngƣời đi vay hoặc đối tác, cũng nhƣ mục đích, cấu trúc của khoản tín chấp và nguồn trả nợ.
Cần thiết lập các giới hạn tín chấp chung đối với các loại rủi ro khác nhau theo cấp độ các khách hàng vay. Mỗi nhóm khách hàng, nhóm đối tác có liên quan đƣợc gộp lại theo các nhóm rủi ro tƣơng tự và có ý nghĩa, cả trong sổ sách nội và ngoại bảng của ngân hàng.
1.3.6.3. Duy trì quản lý tín chấp, quy trình đo lường và giám sát ph hợp
Các ngân hàng cần thiết lập hệ thống quản lý thƣờng xuyên và liên tục các danh mục có rủi ro tín chấp khác nhau.
Hệ thống xếp hạng về nguyên tắc phải nhất quán với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng. Cần phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro tín chấp nội bộ trong việc Quản trị RRTC.
- Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích tạo điều kiện cho ban quản lý đo lƣờng đƣợc rủi ro tín chấp tiềm ẩn trong toàn bộ các hoạt động nội và ngoại bảng. Hệ thống thông tin cần cung cấp đầy đủ thông tin về thành phần của danh mục tín chấp, bao gồm việc nhận biết bất kỳ sự tập trung về rủi ro nào.
1.3.6.4. Đảm bảo kiểm soát đối v i rủi ro tín chấp một cách thích đáng
- Ngân hàng cần thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập và liên tục các quy trình quản lý rủi ro tín chấp. Kết quả đánh giá phải đƣợc báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị và lãnh đạo điều hành cấp cao.
- Ngân hàng phải thiết lập hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín chấp đang xấu đi, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề và các trƣờng hợp tƣơng tự.
1.4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín chấp của một số NHTM
Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín chấp Citibank của M
Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh đƣợc đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của CitiBank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup. Những thành công của Citigroup có sự đóng góp không nhỏ của chính sách quản trị rủi ro của tập đoàn. Chủ tịch tập đoàn Citigroup Walter Wriston đã từng nói lên vai trò của hoạt động quản trị rủi ro nhƣ sau: “Toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng là quản trị rủi ro”.
Trong môi trƣờng hoạt động ngân hàng Citibank đã xây dựng một khung quản trị RRTC, trong đó bao gồm các chính sách tín chấp đƣợc tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín chấp. Khi những yếu tố này đƣợc hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân hàng một văn hóa tín dụng hiệu quả.
Mô hình tín dụng thƣơng mại đƣợc tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: Gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch.
Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng của Citibank bao gồm: Hình thành chiến lƣợc và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này, trách nhiệm của các bộ phận tham gia đƣợc thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng nhƣ sau:
Ủy ban Quản lý thực hiện các nhiệm vụ: Thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tƣ với ngân hàng; đặt hạn mức tín chấp đối với Ủy ban chính sách tín dụng.
Ủy ban chính sách tín dụng thực hiện các nhiệm vụ: Đặt ra hạn mức tín chấp cùng với Ủy ban Quản lý; xây dựng chính sách tín chấp; quản lý và đánh giá danh mục đầu tƣ và quản trị RRTC.
Và cuối cùng, bộ phận quản trị RRTC thực thi các nhiệm vụ: Lập ra chiến lƣợc kinh doanh; nhận định thị trƣờng mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ
khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dƣ nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín chấp, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho các nhà đầu tƣ; theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay.
Mục tiêu của quy trình tín chấp hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt