1.3. Quản trị rủi ro tín dụng tín chấp của ngân hàng thƣơng mại
1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng tín chấp
Theo Ủy ban Basel, quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần đƣợc thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt đƣợc các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính.
Theo đó, có thể hiểu, quản trị rủi ro tín dụng tín chấp là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lƣợc, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Tăng cƣờng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín
chấp, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM.
RRTC là rủi ro phổ biến mà ngân hàng dễ gặp phải nhất do hoạt động chính của ngân hàng là huy động vốn và cho vay. Chính vì vậy công tác quản trị RRTC ra đời dựa trên cơ sở sự tồn tại của RRTC. Quản trị RRTC sẽ có phƣơng án đề phòng, hạn chế khả năng xảy ra của rủi ro xảy ra và giải quyết xử lý những hậu quả khi rủi ro tín dụng. Cụ thể:
Bảng 1.1: Bảng thể hiện mối liên hệ giữa RRTC và quản trị RRTC
Mức độ RRTC Nội dung quản trị RRTC
RRTC chƣa xảy ra, hoạt động tín chấp diễn ra bình thƣờng tại ngân hàng
Rà soát kiểm tra, nhận diện xem có RRTC không
Khi RRTC xuất hiện tiềm ẩn Phân tích, đo lƣờng giới hạn RRTC Khi RRTC có nguy cơ xảy ra Kiểm soát RRTC nhằm đƣa ra các biện
giảm thiểu tổn thất.
Khi RRTC xảy ra Tài trợ RRTC nhằm xử lý hậu quả của RRTC gây ra
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Tuy nhiên trong quá trình quản trị RRTC, các nội dung của quản trị RRTC đƣợc phối hợp một cách nhịp nhàng, có thể có nhiều nội dung đƣợc thực hiện một lúc để đảm bảo tính đề phòng cao, ngăn chặn rủi ro tín dụng kịp thời nhằm đạt đƣợc hiệu quả quản trị RRTC cao nhất.