Thiết lập khung quản trị rủi ro tín chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tín chấp tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh bắc ninh (Trang 71 - 72)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Mô hình Quản trị rủi ro tín chấp và Khung quản trị rủi ro tín chấp

3.2.1.2. Thiết lập khung quản trị rủi ro tín chấp

Với tầm nhìn trở thành một trong 3 NHTMCP bán lẻ hàng đầu và là một trong 6 NHTMCP hàng đầu Việt Nam vào năm 2020, tất cả các đơn vị của VPBank nói chung và chi nhánh Bắc Ninh nói riêng xác định việc thiết lập một khung quản trị rủi ro tín chấp đóng vai trò then chốt trong chiến lƣợc tăng trƣởng của Ngân hàng. Do VPBank có kế hoạch tăng trƣởng đáng kể bảng cân đối tài sản, việc ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ đòi hỏi Chi nhánh phải xác định, đo lƣờng, tổng hợp và quản lý rủi ro một cách hiệu quả và phân bổ vốn giữa các đơn vị kinh doanh một cách phù hợp, bên cạnh đó. Dƣới đây là các nguyên tắc cốt lõi của VPBank Bắc Ninh về quản trị rủi ro tín chấp:

- Phối hợp cùng các đơn vị, chi nhánh và hội sở, VPBank Bắc Ninh phối hợp vận hành một mô hình quản trị rủi ro ba tầng bảo vệ, bao gồm các chức năng thuộc bộ phận bán hàng, quản trị rủi ro và kiểm toán nội bộ, trong đó mỗi tầng bảo vệ lại có một loạt các trách nhiệm cụ thể về quản trị và kiểm soát rủi ro;

- HĐQT chịu trách nhiệm cuối cùng về quản trị rủi ro, đồng thời ủy thác việc quản trị hàng ngày cho các ủy ban rủi ro cao cấp chịu trách nhiệm thƣờng xuyên theo dõi tình hình rủi ro và vốn của các đơn vị kinh doanh;

- Tất cả các loại rủi ro đều đƣợc quản trị thông qua một loạt các quy trình quản trị rủi ro, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản và rủi ro uy tín;

- Kiểm tra sức chịu đựng (stress testing) và phân tích kịch bản đƣợc sử dụng để đánh giá sức chịu đựng về trạng thái vốn của Ngân hàng trong các điều kiện xấu nhất có thể xảy ra;

- Sử dụng các công cụ phân tích, đo lƣờng và giám sát rủi ro phù hợp để đo lƣờng mức độ rủi ro đối với những loại rủi ro khác nhau;

- Cùng với việc thực hiện các yêu cầu của Basel II, một văn hóa quản trị rủi ro mạnh đã đƣợc thực hiện triệt để trên toàn tổ chức.

Nhƣ vậy có thể thấy, khung quản trị rủi ro tín chấp của VPBank Bắc Ninh liên tục đƣợc cải thiện, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế qua việc ban hành nhiều chính sách và hệ thống hóa văn bản, trong đó quản trị rủi ro tín chấp đã đƣợc lồng ghép vào các quy trình hoạch định chiến lƣợc, vốn và tài chính cũng nhƣ quy trình kinh doanh thƣờng nhật. Sau hai năm triển khai Thông tƣ 41/2016-NHNN (về xây dựng khung quản trị rủi ro tín chấp), VPBank đã tuân thủ và tuân thủ sớm các chỉ số rủi ro theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN). Sắp tới đây, năm 2019, VPBank dự kiến tính toán các chỉ số rủi ro theo phƣơng pháp tiên tiến của Basel II, nâng cấp so với phƣơng pháp tiêu chuẩn hiện tại, áp dụng quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) và thực hiện các giải pháp rủi ro tích hợp, những định hƣớng này sẽ tiếp tục nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín chấp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trƣờng cũng nhƣ đạt đúng kì vọng của Tập đoàn- trở thành một trong 3 NHTMCP bán lẻ hàng đầu- trong đó hoạt động tín chấp đƣợc ví nhƣ hoạt động chủ đạo nắm vai trò quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tín chấp tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh bắc ninh (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)