CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
2.3.1. Phương pháp phân tích so sánh.
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích. Để áp dụng phƣơng pháp so sánh trƣớc hết phải xác định số gốc để so sánh. Luận văn chọn số liệu năm 2013 làm gốc để tiến hành phân tích, đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu tài chính của công ty qua các
năm 2014, 2015. Tác giả kết hợp cả hai hình thức so sánh tƣơng đối và tuyệt đối để thấy đƣợc sự biến động của những chỉ tiêu cụ thể về giá trị cũng nhƣ tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu này trong kỳ phân tích.
- Điều kiện so sánh.
Để đảm bảo tính chất so sánh đƣợc của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảo các điều kiện so sánh sau:
Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. Phải đảm bảo sự thống nhất về phƣơng pháp các chỉ tiêu.
Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian).
Khi so sánh mức đạt đƣợc trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau, ngoài các điều kiện đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác, nhƣ: Cùng phƣơng hƣớng kinh doanh, điều kiện kinh doanh tƣơng tự nhau.
Mức độ biến động tuyệt đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: Kỳ thực tế với kỳ kế hoạch hoặc kỳ thực tế với kỳ kinh doanh trƣớc, …
Mức độ biến động tƣơng đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ này với trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc, nhƣng đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan, mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
- Nội dung so sánh gồm:
So sánh số thực tế kỳ phân tích với số thực tế kỳ kinh doanh trƣớc nhằm xác định rõ xu hƣớng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của DN. Đánh giá tốc độ tăng trƣởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của DN.
So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế kỳ kế hoạch nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt hoạt động tài chính của DN.
So sánh giữa số liệu của DN với số liệu trung bình của ngành, của DN khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.
- Hình thức so sánh: So sánh theo chiều ngang.
So sánh theo chiều dọc.
So sánh xác định xu hƣớng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu.
Phƣơng pháp so sánh là một trong những phƣơng pháp rất quan trọng. Nó đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kì một hoạt động phân tích nào của DN. Trong phân tích tình hình hoạt động tài chính của DN, nó đƣợc sử dụng rất đa dạng và linh hoạt.
2.3.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ.
Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ là phƣơng pháp truyền thống, đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Phƣơng pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phƣơng pháp này yêu cầu phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính DN, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của DN với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính DN, các tỷ lệ tài chính đƣợc phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trƣng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của DN. Đó là các nhóm tỷ lệ về nội dung thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm các tỷ lệ về năng lực hoạt động, nhóm các tỷ lệ về khả năng sinh lời.
2.3.3. Phương pháp phân tích Dupont.
Phƣơng pháp Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính qua đó có thể phát hiện đƣợc những nhân tố đã ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ.
- Mô hình Dupont đƣợc sử dụng trong phân tích tài chính có dạng:
Tỷ suất sinh lời của tài sản =
Lợi nhuận thuần =
Lợi nhuận thuần x
Doanh thu thuần
Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản
Trên đây là những phƣơng pháp phân tích đƣợc tác giả sử dụng trong luận văn. Mỗi một nội dung và chỉ tiêu phân tích sẽ đƣợc sử dụng những phƣơng pháp phù hợp, không nhất thiết phải sử dụng toàn bộ các phƣơng pháp cho tất cả các nội
dung phân tích.
Kết luận: Luận văn đƣợc hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống. Các số liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo kế toán cơ bản: BCĐKT, BCKQHĐKD, BLCTT...Nghiên cứu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo; Các tạp chí chuyên ngành để tìm hiểu về định hƣớng, chính sách của Nhà nƣớc có ảnh hƣởng đến lĩnh vực kinh doanh của công ty. Tìm hiểu thông tin về các tổ chức, doanh nghiệp trong cùng ngành nghề khác để hiểu về điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ định hƣớng của họ từ đó có thể đƣa ra đƣợc các giải pháp phù hợp hơn với công ty TNHH Thƣơng mại VHC.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VHC