Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính Công ty TNHH thương mại VHC (Trang 55 - 63)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠ

3.4.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán

Sử dụng số liệu trên Bảng cân đối kế toán lập bảng Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ nguồn vốn (Bảng 3.2) và bảng Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn (Bảng 3.3) của công ty nhƣ sau:

3.4.1.1. Về cơ cấu tài sản:

Qua bảng 3.2: Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ nguồn vốn của công ty giai đoạn 2013- 2015 ta thấy, so với Năm 2014, Tổng tài sản tăng 211.152 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 9,44% (trong đó, tài sản ngắn hạn năm 2015 so với năm 2014 tăng lên 135.805 triệu đồng với tỷ lệ tăng 11,82%. Tài sản dài hạn năm 2015 so với năm 2014 tăng 75.347 triệu đồng với tỷ lệ tăng 6,93%). Trong cơ cấu tài sản của công ty, tỷ trọng TSNH lớn hơn TSDH 2,74%, nhƣng về năm 2015 tỷ trọng TSNH tăng lên lớn hơn gần 5% so với tỷ trọng TSDH.

Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản công ty năm 2014- 2015 (Nguồn: Bảng CĐKT công ty năm 2014,2015)

Để đánh giá sự biến động này có hợp lý hay không, ta đi sâu vào phân tích cụ thể các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán:

Tài sản ngắn hạn.

TSNH năm 2015 so với năm 2014 tăng lên 135.805 triệu đồng với tỷ lệ tăng 11,82%, tỷ trọng TSNH trong tổng tài sản cũng tăng 1,12% (từ 51,37% năm 2014

Năm 2014 Năm 2015

51.37% 48.63%

lên 52,49% vào năm 2015). Nguyên nhân của sự biến động này là do sự tăng lên khá lớn của tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền và sự sụt giảm của tài sản ngắn hạn khác, cụ thể:

- Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Đây là khoản mục biến động tăng nhiều nhất về cả tỷ trọng và giá trị và cũng chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong TSNH về năm 2015. So với năm 2014, tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng 234.236 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 1017,46% và chiếm tỷ trọng 18,02% trong TSNH năm 2015. Sự biến động của tiền là do sự tăng của lƣợng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Tiền gửi ngân hàng tăng mạnh 251.703 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 11402,98%. (Cụ thể: Tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng công thƣơng chi nhánh Hoàng Mai có dƣ nợ 193.500 triệu đồng)

Bên cạnh đó, tài sản ngắn hạn khác giảm 28.644 triệu đồng với tỷ lệ giảm 26,75%. Trong đó thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ giảm 26.954 triệu đồng tƣơng ứng 27,06%. Đây là một tín hiệu xấu đối với công ty khi mà lƣợng thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ bị giảm đi một lƣợng khá lớn.

Các khoản phải thu giảm nhẹ 4.464 triệu đồng với tỷ lệ giảm 1,62%. Trong đó phải thu ngắn hạn khác giảm 7.560 triệu đồng tƣơng ứng 12,78% . Đây là một tín hiệu tốt đối với công ty vì công ty đã quản lý tốt các khoản phải thu khó đòi, tránh bị chiếm dụng, tăng chi phí sử dụng, giảm khả năng thanh toán, giảm lợi nhuận, đồng thời làm tăng vòng quay vốn.

- Hàng tồn kho:

Chỉ tiêu hàng tồn kho năm 2015 so với năm 2014 đã giảm 65.324 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 8,80% và chiếm tỷ trọng 52,73% trong TSNH cuối năm. Toàn bộ giá trị hàng tồn kho của công ty là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Nguyên nhân là do trong năm số lƣợng hàng hóa bán đi của công ty tăng lên làm giảm lƣợng hàng hóa khiến hàng tồn kho cuối năm giảm đi. Điều này thể hiện rằng trong năm công ty đã kinh doanh tốt nhiều loại hàng hóa, chứng tỏ sự cố gắng, nỗ lực trong việc khai thác các mặt hàng kinh doanh và phù hợp với việc tăng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài sản dài hạn.

TSDH năm 2015 so với năm 2014 tăng 75.347 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 6,93% tuy nhiên tỷ trọng lại giảm đi 1,12% (từ 48,63% năm 2014 xuống còn 47,51% năm 2015). Sự biến động này là do sự gia tăng của các khoản phải thu dài hạn, tài sản dở dang dài hạn và sự suy giảm của TSCĐ và tài sản dài hạn khác.

Trong tổng TSDH hiện có của doanh nghiệp các khoản phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng lớn: Năm 2015 các khoản phải thu dài hạn là 766.154 triệu đồng với tỷ trọng 65,90% đã tăng thêm so với năm 2014 là 78.570 triệu đồng với tỷ lệ tăng 11,43% và tỷ trọng tăng là 2,66%. Cụ thể:

- Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc: Đây là khoản mục biến động tăng nhiều nhất về cả tỷ trọng và giá trị và cũng chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong các khoản đầu tƣ dài hạn, năm 2015 so với năm 2015 tăng 78.563 triệu đồng với tỷ lệ tăng 11,43%. Điều này là hoàn toàn hợp lý khi doanh nghiệp đang đầu tƣ mở rộng thêm nhiều chi nhánh ở các tỉnh thành phía Bắc.

- Tài sản dở dang dài hạn: Đây là khoản mục năm 2015 biến động với giá trị tăng 3.962 triệu đồng (từ 88.455 triệu đồng năm 2014 lên 92.417 triệu đồng vào năm 2015) với tỷ lệ tăng 4,48%. Sở dĩ có sự biến động này là trong kì doanh nghiệp đã đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các chi nhánh và tiến hành đầu tƣ mở rộng thị trƣờng kinh doanh.

- Tài sản cố định: Khoản mục này lại giảm cả về giá trị, tỷ lệ và tỷ trọng. Cụ thể là năm 2015 so với năm 2014, TSCĐ giảm 5.831 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 2,18%, tỷ trọng giảm 2,09%. Trong đó, TSCĐ vô hình giảm 3,473 triệu đồng cho thấy doanh nghiệp đang đẩy mạnh xúc tiến việc triển khai các chi nhánh sớm đi vào hoạt động.

Bên cạnh đó, Tài sản dài hạn khác cũng giảm cả về giá trị, tỷ lệ lẫn tỷ trọng. Các khoản tài chính dài hạn khác năm 2015 so với năm 2014 giảm 1.353 triệu đồng với tỷ lệ giảm 11,78% và tỷ trọng giảm 0,18% (năm 2014 tỷ trọng là 1,06% và năm 2015 là 0,87%) cho thấy năm 2015 doanh nghiệp đã giảm tỷ lệ đầu tƣ vào lĩnh vực tài chính dài hạn nhằm đầu tƣ vào lĩnh vực kinh doanh, cụ thể là giảm mạnh ở

khoản mục chi phí trả trƣớc dài hạn và điều này là hoàn toàn hợp lý khi mà doanh nghiệp đã hoàn thiện các chi nhánh và đƣa chúng đi vào hoạt động nên việc chi phí trả trƣớc dài hạn là các khoản phải trả tiền thuê đất trong nhiều năm giảm là hợp lý.

Tóm lại, sự biến động trong tài sản và từng loại tài sản trong công ty cho thấy: Trong năm 2015, quy mô vốn của doanh nghiệp tăng đáng kể, điều này thể hiện sự gia tăng mở rộng quy mô kinh doanh trong năm của doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ tăng của TSNH (11,82%) cao hơn tỷ lệ tăng của TSDH (6,93%). Mặt khác, tỷ trọng TSNH năm 2014 chiếm 51,37% và năm 2015 là 52,42% (so với năm 2014 thì tỷ trọng TSNH tăng 1,12%) trong khi đó tỷ trọng TSDH năm 2014 là 48,63% và năm 2015 là 47,51% ( tỷ trọng TSDH giảm 1,12%). Việc tăng tỷ trọng TSNH nói trên là do tăng tỷ trọng các khoản Tiền, và giảm tỷ trọng TSDH là do giảm tỷ trọng các khoản TSCĐ và TSDH khác nhƣng tỷ trọng TSDH vẫn tăng lên do các khoản phải thu dài hạn tăng lên.

Việc tiền có xu hƣớng gia tăng năm 2015 là do lƣợng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng công thƣơng chi nhánh Hoàng Mai tăng 193.500 triệu đồng. Hàng tồn kho có xu hƣớng giảm về cuối năm với tỷ lệ giảm (8,80%) cho thấy doanh nghiệp đã tích cực đẩy mạnh các phƣơng thức kinh doanh giảm hiện tƣợng ứ đọng vốn ở hàng tồn kho, giảm bớt đƣợc hiện tƣợng ứ đọng vốn trong thanh toán. Bên cạnh đó, tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hƣớng giảm về cuối năm xong tỷ trọng các khoản phải thu dài hạn lại tăng (năm 2014 là 63,24% và c năm 2015 là 65,90% tăng 2,66% ) vẫn cho thấy doanh nghiệp đang chú trọng đầu tƣ cơ sở vật chất kĩ thuật, các mô hình kinh doanh để tăng năng lực kinh doanh, mở rộng thị trƣờng và tạo tiền đề cho bƣớc phát triển mới của công ty trong năm 2016.

3.4.1.2. Về cơ cấu nguồn vốn.

Qua bảng 3.3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn của công ty giai đoạn 2013-2015 ta thấy: Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ tăng 211.152 triệu đồng với tỷ lệ tăng 9,44%, trong đó: Nợ phải trả tăng 199.037 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 10,48% và vốn chủ sở hữu tăng 12.115 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 3,60%. Trong cơ cấu nguồn vốn năm 2014 và năm 2015. Nợ phải trả đều

chiếm tỷ trọng lớn và có xu hƣớng gia tăng, đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu có xu hƣớng giảm tỷ trọng năm 2015. Điều này làm giảm khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty.

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn công ty năm 2014,2015 (Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2014,2015)

Để đánh giá sự biến động này có hợp lý hay không, ta đi sâu vào phân tích cụ thể các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán.

Nợ phải trả.

Qua bàng phân tích cho thấy, tài sản của công ty nhận đƣợc nguồn tài trợ chủ yếu từ nợ phải trả, nợ phải trả của công ty có xu hƣớng gia tăng về cả giá trị, tỷ lệ và tỷ trọng. Cu Năm 2015, nợ phải trả tăng 199.037 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 10,48%, tỷ trọng cũng tăng thêm 0,80% (Năm 2014 tỷ trọng nợ phải trả là 84,96% và Năm 2015 là 85,76%). Nguyên nhân chủ yếu là do tăng nợ ngắn hạn (tăng 199.790 triệu đồng với tỷ lệ tăng 10,57%) nhƣng nợ dài hạn lại giảm 573,351 triệu đồng với tỷ lệ giảm 8,00%). Cụ thể:

Nợ ngắn hạn:

Có thể khẳng định rằng năm 2015, nợ phải trả tăng nhanh chủ yếu là do công ty tăng nợ ngắn hạn. Dựa vào bảng phân tích ta thấy nợ ngắn hạn trong năm tăng 199.790 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 10,57%, chủ yếu là do chi phí phải trả ngắn hạn, phải trả nội bộ ngắn hạn, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng.

Trong nợ ngắn hạn thì khoản mục vay và nợ ngắn hạn Năm 2015 so với Năm 2014 tăng lên nhiều nhất 140.672 triệu đồng với tỷ lệ tăng 18,01%. Với việc đầu tƣ,

mở rộng thêm và đổi mới hình thức kinh doanh ở các chi nhánh phục vụ kinh doanh nâng cao khả năng kinh doanh, xây mới và sửa chữa mở rộng nhiều chi nhánh, cộng với việc giá cả yếu tố đầu vào (giá vốn hàng bán, chi phí nhân viên bán hàng) làm cho nhu cầu vốn lƣu động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao nên doanh nghiệp phải vay thêm vốn ngắn hạn để ổn định nhu cầu kinh doanh. Dù gây nên áp lực trả nợ cho doanh nghiệp nhƣng qua xem xét doanh nghiệp không có khoản nợ quá hạn nào nên việc vay vốn ngắn hạn của công ty đƣợc xem là hợp lý, dù vậy doanh nghiệp cũng cần chú ý đến thời hạn thanh toán các khoản nợ.

Chi phí phải trả ngắn hạn, tăng lên 14.952 triệu đồng với tỷ lệ tăng 186,25%. Phải trả nội bộ ngắn hạn tăng lên 78.563 triệu đồng với tỷ lệ tăng 11,43%. Phải trả ngƣời lao động tăng 1.525 tƣơng ứng tỷ lệ 10,78%. Ba khoản mục này tăng là do trong năm 2015 công ty tăng thêm nhiều mặt hàng kinh doanh vào phục vụ cho việc mở rộng quy mô và giá nhân công lại cao hơn các năm trƣớc đẩy chi phí và phải trả nội bộ tăng lên.

Bên cạnh đó, khoản mục phải trả ngƣời bán ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nƣớc cũng giảm. Cụ thể; Các khoản phải trả ngƣời bán ngắn hạn giảm 53.936 triệu đồng với tỷ lệ giảm 13,56%; Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc giảm 698 triệu đồng với tỷ lệ giảm 45,70% cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện tốt kỷ luật thuế, quyền lợi cho cán bộ công nhân viên đƣợc chú trọng quan tâm.

Nợ dài hạn:

Nợ dài hạn Năm 2014 là 9.415 triệu đồng, Năm 2015 là 8.662 triệu đồng giảm 753 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 8,00%. Do trong năm 2015, các chi nhánh đầu tƣ mở rộng hầu hết là đất thuê và đã đi vào hoạt động nên nguồn vốn dài hạn để đầu tƣ TSCĐ giảm, điều này đƣợc thể hiện ở khoản mục phải trả dài hạn khác giảm 753 triệu đồng với tỷ lệ giảm 8,00%. Nhƣ đã nói ở trên, trong năm doanh nghiệp cần vốn để đầu tƣ, mở rộng quy mô… Đây là lƣợng vốn cố định dài hạn nhƣng doanh nghiệp đã nố lực trả nợ làm giảm tỷ lệ các khoản nợ dài hạn trong năm. Ta cũng thấy ở trên chi phí sử dụng vốn cho nợ ngắn hạn lớn hơn chi phí sử dụng vốn dài hạn và việc quản lý sao cho không lãng phí và thu hồi để hoàn trả nhanh chóng

nguồn vốn này là hoàn toàn cần thiết.

Nhìn chung, các khoản nợ ngắn hạn năm 2015 của doanh nghiệp đều tăng nhƣng đều xuất phát từ nguyên nhân chính đáng. Việc nợ ngắn hạn tăng nhanh dễ gây ra việc doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán vì nợ ngắn hạn thƣờng có lãi suất cao và thời hạn vay mƣợn ngắn. Trong tổng nợ phải trả: Đầu năm, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 99,50%, nợ dài hạn là 0,50%. Cuối năm, tỷ trọng nợ ngắn hạn là 99,59% và nợ dài hạn là 0,41%. Nhƣ vậy, tỷ trọng nợ ngắn hạn năm 2015 tăng 0,09% và tỷ trọng nợ dài hạn giảm 0,09%. Điều này cho thấy sự thay đổi trong chính sách tài trợ của công ty, tăng cƣờng sử dụng nợ ngắn hạn, giảm chi phí sử dụng vốn bình quân tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng hiệu quả sử dụng vốn nhƣng lại gây áp lực về nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn lớn trong năm tiếp theo cho doanh nghiệp. Bởi nợ ngắn hạn hoàn toàn là các khoản phải trả - nguồn vốn chiếm dụng ngắn hạn mà nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do phải trả nội bộ ngắn hạn, vay và nợ ngắn hạn tăng. Bên cạnh đó, Nợ dài hạn chủ yếu là các khoản phải trả dài hạn, nợ phải trả tăng là do vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng.

Nguồn vốn chủ sở hữu.

So với năm 2014, nguồn vốn chủ sở hữu tăng hơn 12.115 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 3,60%. Với mức tăng và tỷ lệ tăng nhƣ trên là khá cao, mà trong đó tăng chủ yếu là VCSH (tăng 12.115 triệu đồng với tỷ lệ tăng 3,60%) cho thấy trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãi, hiệu quả kinh doanh tăng thể hiện ở khoản mục lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối tăng 12.115 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 106,75%. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối lũy kế cuối kỳ trƣớc tăng 7.701 triệu đồng với tỷ lệ tăng 211,03%, lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối kỳ này tăng 4.415 triệu đồng với tỷ lệ tăng 57,33%, càng khẳng định trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãi, từ đó để lại một khối lƣợng lợi nhuận khá lớn bổ sung vốn, đáp ứng đƣợc nhu cầu tăng vốn trong năm, tạo tiền đề cho bƣớc phát triển trong năm 2016.

Tóm lại, qua phân tích cơ cấu nguồn vốn và sự biến động nguồn vốn của doanh nghiệp cho thấy chính sách tài chính của doanh nghiệp với phần lớn là nợ phải trả,

trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn sẽ mang lại cho doanh nghiệp cơ hội để tận dụng tính chất đòn bẩy tài chính của hệ số nợ, và chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp với các chủ nợ khá cao. Bên cạnh đó, ta còn thấy quy mô vốn của doanh nghiệp tăng, tuy kết cấu nguồn vốn chủ sở hữu không tăng nhƣng lợi nhuận chƣa phân phối của đơn vị lại tăng mạnh làm cho vốn đầu tƣ của chủ sở hữu lại tăng cả về giá trị, tỷ lệ và tỷ trọng cho thấy mức độ tự chủ cao về tài chính của doanh nghiệp.

Bảng 3.4: Nguồn vốn năm 2015 của VHC và ngành thƣơng mại

Phân loại Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Ngành 61% 39%

VHC 86% 14%

Hình 3.3 Biểu đồ so sánh cơ cấu nguồn vốn VHC và ngành thương mại năm 2015 (Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2015, Báo cáo ngành thương mại năm 2015)

Theo bảng số liệu 3.4 và hình 3.3 ta nhận thấy rằng: Cơ cấu nguồn vốn của công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn khá cao (86%), so với ngành thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính Công ty TNHH thương mại VHC (Trang 55 - 63)