ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VHC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính Công ty TNHH thương mại VHC (Trang 106 - 111)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VHC

TRONG THỜI GIAN TỚI.

4.4.1. Dự báo tài chính của VHC giai đoạn 2016-2018.

4.4.1.1. Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2016-2018.

Bảng 4.1 Tốc độ tăng trƣởng doanh thu hàng năm giai đoạn 2011-2015.

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá trị 10,23% 23,17% 1530,43% 87,90% 27,63%

(Nguồn: BCKQHĐKD của công ty năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015)

Doanh thu của VHC thời kỳ 2011-2015 trải qua nhiều giai đoạn có ý nghĩa đánh dấu mốc cho sự phát triển của thƣơng hiệu Điện máy VHC. Nhìn chung doanh thu có xu hƣớng tăng lên mạnh nhất 2013, do ở năm này có sự mở rộng quy mô lên tới 10 chi nhánh. Năm 2011 quy mô doanh thu tăng ít nhất 10.23% do đây là năm công ty sáp nhập từ hai công ty con, giai đoạn định hƣớng và đƣa ra chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu sau khi sáp nhập.

Giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn doanh thu có bƣớc phát triển vƣợt bậc do quy mô kinh doanh đƣợc mở rộng, đây là giai đoạn nền tảng cho định hƣớng phát triển thƣơng hiệu HC 2016-2018.

Theo Viên nghiên cứu Kinh tế và chính sánh (VEPR) dự báo trong 5 năm tới, mức tăng trƣởng thực khoảng 5-6% và mức lạm phát khoảng 5%.

Gần 200 siêu thị và cửa hàng điện máy, công nghệ mới, đƣợc dựng lên trong năm 2015 là kết quả cuộc đua mở điểm “thần tốc”, khiến thị trƣờng bán lẻ điện máy thêm phần khốc liệt. Mật độsiêu thị điện máytrở nên dày đặc, không chỉ ở Hà Nội, TP.HCM mà tại các địa phƣơng, những trục đƣờng, ngã tƣ chính, nhiều nơi có tới 3-4 siêu thị.

Các số liệu thống kê cho thấy, thị trƣờng điện máy Việt Nam năm 2015 có mức tăng trƣởng từ 20% đến trên 30% tùy từng ngành hàng, với doanh số hơn 120.000 tỷ đồng. Trong đó, điện thoại di động là mặt hàng có mức tăng trƣởng cao nhất, trên 30%. Các mặt hàng khác nhƣ laptop, máy tính bảng, điện tử, điện lạnh tăng 20% trở lên. Việt Nam cũng lọt top 5 thị trƣờng điện máy tăng trƣởng nhanh nhất thế giới.

Năm 2015, hầu hết doanh nghiệp bán lẻ điện máy đều dự kiến có doanh thu "khủng" tầm cỡ từ 1.500 tỷ đồng trở lên. Tuy nhiên, doanh số cao mà lợi nhuận không cao. Theo giới chuyên môn, tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành điện máy chỉ khoảng 3%, nhƣng rất ít doanh nghệp đạt đƣợc mức này.

Trong số ít ỏi các báo cáo tài chính công khai, chỉ có Công ty cổ phần đầu tƣ thế giới di động cho biết, 9 tháng đầu năm 2015, doanh thu đạt 17.506 tỷ đồng, tăng trƣởng 62% so với cùng kỳ 2014, lợi nhuận sau thuế đạt 744 tỷ đồng, cao hơn so với lợi nhuận bình quân ngành.

Còn lại đều rất thấp, hoặc không có lợi nhuận. Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2015 của Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh cho thấy, tổng doanh thu của Trần Anh đạt gần 2.474 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 11,9 tỷ đồng. Ƣớc tính cả năm, doanh số của Trần Anh đạt khoảng 4.000 tỷ đồng với lợi nhuận sau thuế khoảng 15 tỷ đồng. Tính ra, lợi nhuận đạt chƣa tới 0,3%, thấp xa so với lãi suất tiền gửi ngân hàng.

Đa số doanh nghiệp điện máy khác chỉ công bố doanh thu mà không đề cập tới lợi nhuận.

Thi nhau mở điểm khiến chi phí tăng, đẩy những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào vốn vay không tránh khỏi khốn khó. Tất cả các doanh nghiệp bán lẻ điện máy đều đang có khoản vay lớn từ ngân hàng. Doanh nghiệp thấp cũng khoảng 400 tỷ, doanh nghiệp cao tới hơn 1.000 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, cuộc đua mở siêu thị mới chỉ bắt đầu. Các doanh nghiệp cho biết năm 2016, thị trƣờng điện máy vẫn có tốc độ tăng trƣởng nhanh, có thể đạt doanh số khoảng 800 triệu USD/năm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục bƣớc đi mở rộng tầm bao phủ, sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để mở rộng mạng lƣới.

phủ song bằng nhiều siêu thị mới.

Với số lƣợng siêu thị mở ra nhiều, trên địa bàn rộng khắp cả nƣớc, trong thời gian ngắn, thì việc tuyển chọn, đào tạo nhân viên; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ hậu cần, vận tải, chăm sóc khách hàng và nâng cao năng lực quản lý, hoàn toàn không dễ dàng với các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay.

Các doanh nghiệp đều biết điều này, nhƣng vẫn cho rằng, mở nhiều điểm sẽ quyết định tất cả. Thị trƣờng đang tăng nhanh, trong khi chƣa có doanh nghiệp nào chiếm thị phần tuyệt đối. Do đó cần nhanh chóng “phủ sóng” để giành ƣu thế, thu hút thêm khách hàng, tăng doanh số.

Căn cứ vào các số liệu thống kê, các dự báo của các chuyên gia, tình hình phát triển của doanh nghiệp. Tác giả dự báo năm 2016 VHC có thể tận dụng đƣợc những ƣu điểm, tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu giai đoạn 2016-2018 khoảng 130% so với giai đoạn trƣớc.

Vậy doanh thu bình quân giai đoạn 2016-2018 là :

DTT=7,828.19 * 130% =10,176.65 tỷ đồng

Bảng 4. 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự báo giai đoạn 2016-2018.

STT Chỉ tiêu

2015 Tỷ lệ dự

báo (%) Giá trị dự báo

Giá trị Tỷ lệ % Doanh thu 1 Doanh thu 7.828.193 100% 10.176.651 2 Giá vốn hàng bán 7.794.063 99,56% 95,00% 9.667.818 3 Lợi nhuận gộp 34.130 0,44% 5,00% 508.833 4 Chi phí bán hàng 299.326 3,82% 3,70% 376.536 5 Chi phí QLDN 14.695 0,19% 0,20% 20.353 6 Chi phí tài chính 40.218 0,51% 0,50% 50.883 7 Lợi nhuận trƣớc thuế 15.532 0,20% 0,30% 30.530 8 Thuế TNDN 3.417 0,04% 0,04% 4.071 9 Lợi nhuận sau

thuế 12.115 0,15% 0,20% 20.353

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2015)

Bảng 4.3 : Bảng cân đối kế toán dự báo giai đoạn 2016-2018.

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Tỷ lệ dự báo

(%) Giá trị dự báo Ghi chú

Giá trị Tỷ lệ (%)/DT

1 Tài sản ngắn hạn 1.284.509 1.732.148

2 Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 257.258 3,29% 4,55% 463.038

3 Các khoản phải thu ngắn hạn 271.506 3,47% 4,20% 427.419

4 Hàng tồn kho 677.302 8,65% 7,50% 763.249

5 Tài sản ngắn hạn khác 78..442 78.442

6 Tài sản dài hạn 1.162.585 14,85% 1.162.585 Tƣơng đƣơng kỳ trƣớc

7 Các khoản phải thu dài hạn 766.154 9,79% 766,154 Tƣơng đƣơng kỳ trƣớc

8 Tài sản cố định 261.382 3,34% 261.382 Tƣơng đƣơng kỳ trƣớc

9 Tài sản dở dang dài hạn 92.417 1,18% 92.417 Tƣơng đƣơng kỳ trƣớc

10 Đầu tƣ tài chính dài hạn 32.500 0,42% 32.500 Tƣơng đƣơng kỳ trƣớc

11 Tài sản dài hạn khác 10.132 0,13% 10.132 Tƣơng đƣơng kỳ trƣớc

12 TỔNG TÀI SẢN 2.447.094 2.894.733

13 Nợ phải trả 2.098.591 26,81% 2.453.657

14 Nợ ngắn hạn 2.089.929 26,70% 24,00% 2.442.396

15 Nợ dài hạn 8.662 0,11% 0,11% 11.261 Tƣơng đƣơng kỳ trƣớc

16 Vốn chủ sở hữu 348.503 4,45% 5,20% 529.186

17 TỔNG NGUỒN VỐN 2.447.094 2.894.732

18 NHU CẦU TÀI TRỢ 88.110

Với các biện pháp thích hợp để tăng doanh thu và quản trị tốt các khoản mục chi phí cũng nhƣ duy trì các chính sánh huy động vốn có hiệu quả. Doanh thu của công ty tăng lên 130% làm cho các khoản mục tƣơng ứng thuộc tài sản ngắn hạn nhƣ : Tiền, các khoản phải thu ngắn hạn; Vốn chủ sở hứu tăng theo với tỷ lệ tƣơng ứng quy mô tài sản và nguồn vốn tăng nhanh, đây là bƣớc nền để doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn đẩy tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí của doanh nghiệp. Dòng tiền tăng lên trong kỳ do nguồn vốn tăng lớn hơn dòng tiền chi cho các khoản mục tài sản tăng, đảm bảo đƣợc khả năng thanh thoán của doanh nghiệp. Doanh thu tăng tác động tích cực đến các chỉ tiêu tính toán khả năng sinh lời và hiệu suất hoạt động, đẩy hiệu quả kinh doanh tăng lên.

4.1.2. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2016-2018 tại Công ty TNHH Thương Mại VHC

Các mục tiêu chính trong kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2016-2018. - Hoàn thành cơ bản dự án mở rộng kinh doanh ở tất cả các Tỉnh thành phía Bắc. - Lập và tiến hành chiến dịch quảng cáo thƣơng hiệu, kế hoạch mở rộng mô hình kinh doanh ra miền Trung và miền Nam.

- Phấn đấu đƣa thƣơng hiệu HC trở thành thƣơng hiệu điện máy số 1 tại Việt Nam. Triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2016-2018, trong điều kiện nền kinh tế, Công ty gặp một số thuận lợi và khó khăn.

Thuận lợi.

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là cung cấp thiết bị điện máy. Tính đến thời điểm này, công ty có 14 chi nhánh khắp các tỉnh thành phía Bắc. Có thể nói công ty gần nhƣ có mặt ở tất cả các tỉnh thành lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên…

Trang thiết bị của công ty ngày càng đổi mới, hiện đại, quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng hoàn chỉnh, các chi nhánh khang trang đảm bảo đủ tiêu chuẩn đối với khách hàng.

Khó khăn.

niêm yết trên sàn chứng khoán nên việc huy động vốn không đƣợc giao dịch rộng rãi trong công chúng, vì vậy làm hạn chế, thu hẹp quy mô vốn, khó có thể đa dạng hóa các nguồn hình thành để tìm kiếm các nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp nhất.

- Công ty có đội ngũ cán bộ nhân viên tâm huyết và nhiệt tình, ham học hỏi nhƣng trình độ chuyên môn chƣa cao, nhất là đội ngũ bán hàng, một nhân tố quan trọng giúp công ty gia tăng doanh thu.

- Công tác phân tích tài chính chƣa đƣợc chú trọng, công ty chƣa nhận thấy đƣợc vai trò rất quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp đối với sự phát triển của công ty. Doanh nghiệp chƣa thực hiện công tác phân tích, đánh giá tình hình tài chính, tìm ra những thế mạnh và hạn chế, đƣa ra phƣơng hƣớng hoạt động và giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh.

- Công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng. Đây chính là khó khăn lớn nhất của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính Công ty TNHH thương mại VHC (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)