CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá mô hình kiểm soát 3 lớp hiện hành
4.1.2. Ma trận kiểm soát, kiểm toán đối với các khoản mục kế toán
Kết hợp giữa 6 tính chất đảm bảo không sai sót và 2 trạng thái sai sót, ta có ma trận về khả năng sai sót như sau:
TT Tính chất đảm bảo (assertions) Over- stated Under- stated
Tài khoản thường xảy ra sai sót khi kiểm toán
1 Tính hiện hữu Tài sản, chi phí
2 Tính đầy đủ Phải trả, doanh thu
3 Tính giá trị Tài sản, doanh thu, chi phí
4 Tính chính xác Tất cả các tài khoản
5 Tính trình bày Tất cả các tài khoản
6 Tính bản chất về
quyền và nghĩa vụ Tất cả các tài khoản
Bảng 4.2 - Ma trận kiểm soát, kiểm toán đối với các khoản mục kế toán
- Theo ma trận kiểm soát, kiểm toán nêu trên: Đối với các khoản Phải trả, cần kiểm tra tính đầy đủ, thì phương pháp kiểm toán phải đi từ nghiệp vụ lên sổ sách (floor to book), khác với kiểm toán Tài sản là từ sổ sách xuống nghiệp vụ (book to floor). Ngoài ra, có 2 thủ tục kiểm soát, kiểm toán có thể áp dụng chung cho cả các khoản mục Tài sản và khoản mục Phải trả, đó là: đối chiếu (reconciliation) và/hoặc xác nhận (confirmation) của các bên có liên quan.
- Theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc NHNN về Hệ thống Tài khoản kế toán các TCTD thì Tiền gửi tiết kiệm được hạch toán trên tài khoản kế toán ngân hàng là 42xx, thuộc Loại tài khoản số 4 (Các khoản Phải trả). Tức là khi sai sót xảy ra do hành vi gian lận thì số liệu kế toán không được phản ánh đủ trên tài khoản kế toán (bị thiếu so với thực tế).
- Cho dù động cơ trục lợi có thể là chiếm đoạt vĩnh viễn, cũng có thể chiếm đoạt tạm thời (để đầu cơ, lướt sóng các cơ hội, khi có lãi sẽ hoàn trả lại gốc), nhưng chung quy lại là sổ tiết kiệm của khách hàng bị chiếm đoạt và/hoặc trạng thái tài sản của khách hàng bị ghi nhận
sai, hay nói cách khác, nghĩa vụ phải trả của NHTM trong cơ sở dữ liệu bị ghi nhận thiếu.
- Hành vi trục lợi sổ tiết kiệm xảy ra dưới hình thức chiếm đoạt trực tiếp sẽ theo 2 trường hợp: (a) nhân viên ngân hàng nhận tiền nhưng không đem chứng từ về ngân hàng để ghi nhận tăng, hoặc (b) nhân viên ngân hàng rút tiền bằng chữ ký mạo/khống.
Trong trường hợp (a): KSNB và KTNB không có chứng từ để kiểm toán;
Trong trường hợp (b): Đối với chữ ký mạo, KSNB có thể bị vô hiệu hóa từ đầu (ký mạo khi đăng ký chữ ký gốc của khách hàng); còn đối với chữ ký khống: cả KSNB và KTNB rất khó phát hiện; Các hạn chế trên khiến không thể kiểm tra theo hướng từ nghiệp vụ lên sổ mà phát hiện gian lận được, do đó chỉ còn giải pháp kiểm soát là đối chiếu và xác nhận tức thì.
Tóm lại, về mặt phương pháp luận, khi việc kiểm soát các khoản Phải trả không thể áp dụng chiều kiểm soát, kiểm toán từ nghiệp vụ lên sổ sách thì chỉ có thể áp dụng 2 loại thủ tục bổ sung là đối chiếu hoặc xác nhận thì mới có khả năng phát hiện, ngăn ngừa hành vi trục lợi.