Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình kiểm soát 3 lớp trong công tác quản trị rủi ro trục lợi sổ tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại (Trang 51)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. Thiết kế nghiên cứu

Ngoài lời Mở đầu và Kết luận, kết cấu của Luận văn gồm 04 Chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu về Mô hình kiểm soát 3 lớp trong huy động tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM

Chương này đưa ra cơ sở lý luận của Đề tài, tìm hiểu các nội dung:

 Tổng quan về NHTM và các nghiệp vụ chính trong đó

 Tìm hiểu về nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm, đặc biệt là quy trình gửi và rút tiền

 Tìm hiểu về rủi ro kiểm toán và mô hình kiểm soát 3 lớp

 Ứng dụng cụ thể của mô hình kiểm soát 3 lớp trong quy trình gửi và rút tiền tiết kiệm tại các NHTM

 Giải thích thế nào là "trục lợi sổ tiết kiệm", chủ thể thực hiện thường là ai, các hành vi điển hình là gì, điều kiện thực hiện…

Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu

Chương này nêu các phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin và nghiên cứu về Đề tài, đồng thời chỉ rõ cấu trúc của Luận văn và mối liên hệ, liên kết giữa các phần trong Luận văn.

Chương 3: Thực tế quản lý tiền gửi tiết kiệm và thực trạng trục lợi sổ tiết kiệm tại các NHTM Việt Nam

Chương này tìm hiểu một số nội dung chính như sau:

 Cơ cấu Tài sản Có và tỷ trọng Nguồn vốn Chủ sở hữu của NHTM để thấy tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động tiền gửi trong hoạt động chung của NHTM

 Ví dụ các trường hợp điển hình (6 vụ việc) về trục lợi sổ tiết kiệm bị phát hiện trong 3 năm gần nhất

 Nhận định hậu quả của các vụ trục lợi sổ tiết kiệm

 Tổng hợp, phân tích các điều kiện có thể dẫn đến trục lợi sổ tiết kiệm

 Nêu các đặc điểm thường gặp ở các vụ trục lợi sổ tiết kiệm

Chương 4: Đánh giá mô hình kiểm soát 3 lớp và một số giải pháp nhằm ngăn chặn trục lợi sổ tiết kiệm tại các NHTM Việt Nam.

Chương này đưa ra các đánh giá, nhận định và giải pháp của người viết, cụ thể như sau:

 Đánh giá mô hình kiểm soát 3 lớp hiện hành: cơ chế hoạt động, điểm yếu nằm ở đâu

 Đánh giá quy trình, hướng dẫn về KTNB, xem thiếu sót về định hướng kiểm soát, kiểm toán nằm ở đâu

 Định hướng giải pháp ở việc điều chỉnh mô hình kiểm soát 3 lớp thành mô hình "3+1" lớp, với sự tham gia "lớp kiểm soát mới", đó chính là khách hàng gửi tiền

 Phân tích cơ sở để có thể thực hiện bổ sung lớp kiểm soát mới (hạ tầng, thiết bị, ý thức, pháp luật)

 Kiến nghị giải pháp điều chỉnh mô hình kiểm soát 3 lớp thành mô hình "3+1" lớp: đưa ra các giải pháp cụ thể, khả thi.

CHƢƠNG 3: THỰC TẾ QUẢN LÝ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM VÀ THỰC TRẠNG TRỤC LỢI SỔ TIẾT KIỆM TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

3.1. Giới thiệu chung về tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM Việt Nam

3.1.1. Số liệu về nguồn tiền gửi tiết kiệm

Sự thịnh vượng và phát triển của một NHTM căn cứ vào là tiền gửi. Tiền gửi là cơ sở chính của các khoản cho vay và do đó, nó là nguồn gốc sâu xa và cơ bản của lợi nhuận cũng như sự phát triển của ngân hàng. Theo thống kê của NHNN, năm 2018, cơ cấu Tổng Tài sản và Vốn của các loại hình TCTD tại Việt Nam như sau:

Số tiền: tỷ VND

Loại hình TCTD

Tổng Tài sản có Vốn Tự có Vốn Điều lệ

Số tuyệt đối % tăng

trƣởng Số tuyệt đối % tăng trƣởng Số tuyệt đối % tăng trƣởng NHTM Nhà nước 4.863.353 6,42 268.599 5,48 147.890 0,08 Ngân hàng Chính sách xã hội 195.873 11,52 13.893 29,89 NHTM Cổ phần 4.554.977 13,07 338.183 16,36 267.234 24,42 NH Liên doanh, nước

ngoài 1.136.614 19,12 162.864 14,82 113.489 3,49 Công ty tài chính, cho

thue 167.822 18,27 32.565 39,44 26.421 17,24 Ngân hàng Hợp tác xã 32.429 12,18 3.946 8,61 3.027 0,04 Quỹ tín dụng nhân dân 113.171 10,32 4.384 10,92

Toàn hệ thống 11.064.239 10,62 806.156 12,89 576.338 12,47

Bảng 3.1 - Cơ cấu Tổng Tài sản và Vốn của các loại hình TCTD (Nguồn NHNN, 2019)

Theo số liệu trên, trong Tổng giá trị Tài sản Có là trên 11 triệu tỷ (cuối năm 2018), Vốn Tự có của các TCTD nói chung, của các NHTM nói riêng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (bình quân khoảng 7%). Phần còn lại phải được bù đắp bởi nguồn huy động từ bên ngoài, trong đó chủ yếu là tiền gửi của khách hàng.

Đối với đại đa số các NHTM, nguồn huy động từ tiền gửi của khách hàng luôn là kênh quan trọng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn huy động. Trong đó 60% là tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của NHTM. Do đó, NHTM phải duy trì được uy tín và các quyền lợi kinh tế để thu hút nguồn lực to lớn này của nền kinh tế:

Hình 3.1 - Cơ cấu huy động vốn của các NHTM cuối Q1/2018 (Nguồn: www.cafef.vn)

3.1.2. Các nội dung quản lý tiền gửi tiết kiệm hiện nay

Như đã đề cập tại Mục 1.1.2.9 ở trên, hoạt động quản lý nguồn tiền gửi tiết kiệm được các NHTM bao gồm 5 nội dung. Tuy nhiên trên thực tế, các NHTM tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc quản lý lãi suất, cơ cấu vốn và tính thanh khoản tại mỗi thời điểm, trong đó lãi suất là trọng tâm.

Trên toàn hệ thống NHTM, riêng 3 "ông lớn” là Vietcombank, Vietinbank, BIDV đã thu hút hơn 2,5 triệu tỷ tiền gửi, chiếm gần 1/2 tổng số tiền gửi của nền kinh tế, trong đó lãi suất của Viecombank thường có tính chất "dẫn dắt" thị trường. Hầu hết các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh, do không có được quy mô, uy tín và tiềm lực như các ngân hàng có vốn Nhà nước chi phối nên buộc phải cạnh tranh bằng cách tăng thêm lãi suất so với "lãi suất tham chiếu" của 3 "ông lớn".

Ngoại trừ Techcombank, HD Bank theo chiến lược tìm nguồn vốn giá rẻ tại CASA (tài khoản vãng lai và tiết kiệm không kỳ hạn), các NHTM khác đang

chạy theo cuộc đua lãi suất trong nửa đầu năm 2019. Bắt đầu từ VP Bank với lãi suất "vượt xa 7%", sau đó là các ngân hàng Eximbank, Sacombank, Việt Á… đang đẩy mức lãi suất lên rất cao kể từ tháng 1/2019, kéo theo là một số NHTM quốc doanh cũng vào cuộc để không bị mất thị phần. Cụ thể mức lãi suất trung hạn trong tháng 4/2019 như sau:

TT Ngân hàng Lãi suất tiết kiệm/năm

18 tháng 24 tháng 36 tháng 1 Việt Á 9,1% 2 SHB 8,7% 8,8% 8,9% 3 Sacombank 8,6% 4 Seabank 8,4% 8,6% 5 BIDV 7,6% 7,6%

Bảng 3.2 - Lãi suất trung hạn tại một số NHTM trong tháng 4/2019 (Nguồn: tổng hợp từ internet)

Để cân đối cơ cấu vốn và đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đặc biệt là trung và dài hạn, đa số các NHTM đang dùng chiến lược "lãi suất cao" để thu hút tiền gửi. Tuy nhiên chính sách này cũng là "con dao 2 lưỡi", đặc biệt là sau khi xảy ra một số vụ trục lợi sổ tiết kiệm lớn và hiện tượng "ngân hàng 0 đồng" mới xảy ra trong vài năm gần đây, khách hàng cá nhân bắt đầu lo ngại ngày càng nhiều về một mức lãi suất cao nhưng uy tín của ngân hàng thấp. Những vụ việc trục lợi sổ tiết kiệm cho thấy: các NHTM không thể phó mặc an toàn tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng mình cho quy trình được, cho dù quy trình đó có thể được thiết kế chặt chẽ đến hoàn hảo.

3.2. Các trƣờng hợp thực tế trục lợi sổ tiết kiệm tại một số NHTM

Hoạt động nhận tiền gửi, trong đó có tiền gửi tiết kiệm của cá nhân là hoạt động huy động vốn chủ yếu của các NHTM. Tính đến cuối năm 2018, hệ thống các NHTM cả nước thu hút tổng giá trị tiền gửi khoảng 5,2 triệu tỷ đồng, trong đó tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm gần 60% (khoảng 3 triệu tỷ đồng). Trong số lượng khổng lồ các giao dịch gửi tiết kiệm như vậy, với khả năng kiểm soát

xảy ra là rất thấp. Tuy nhiên, một khi đã xảy ra, các vụ việc này đã để lại hậu quả rất lớn về tài chính cũng như ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của NHTM, điển hình là một số vụ việc sau:

3.2.1. Vụ mất 264 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại Eximbank

(Nguồn: Internet)

Trong 4 năm (2013-2017), khách hàng Chu Thị Bình đã mở các sổ tiết kiệm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với tổng số tiền gốc hơn 300 tỷ đồng. Tuy nhiên đến tháng 3/2017, sau khi ông Lê Nguyễn Hưng (Phó Giám đốc Eximbank - Chi nhánh TP.HCM) bỏ trốn, bà Bình được Eximbank thông báo các sổ tiết kiệm đã bị rút gần hết tiền từ trước đó. Các giao dịch này không thể hiện trên các sổ tiết kiệm gốc nên bà Bình không hay biết. Tổng số tiền bà Bình bị mất là 245 tỷ đồng. Ngoài ra, Lê Nguyễn Hưng cũng trục lợi gần 19 tỷ đồng từ 2 khách hàng khác. Tổng số tiền bị Hưng chiếm đoạt là 264 tỷ đồng.

Năm 2014, bà Chu Thị Bình mở 3 sổ tiết kiệm tại Eximbank - Chi nhánh TP.HCM với tổng số tiền hơn 245 tỷ đồng, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất ghi trên sổ là 7,5%/năm. Bà Bình được Ngân hàng phục vụ theo tiêu chuẩn khách hàng VIP, phân công ông Lê Nguyễn Hưng (nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh) trực tiếp thực hiện giao dịch tại nhà hoặc nơi làm việc của bà Bình. Hai người sau đó thỏa thuận mức lãi suất là 8,5%/năm. Trong khi đó, Hưng sử dụng hộ chiếu người thân của mình để mở tài khoản cá nhân và thẻ Visa Debit tại Eximbank chi nhánh TP.HCM. Tiếp theo, Hưng lập giấy giả mạo việc bà Bình ủy quyền cho hai người khác rút hơn 245 tỷ đồng từ các tài khoản tiết kiệm của bà Bình. Hưng đã lợi dụng sự tin tưởng của các nhân viên phụ trách việc lập giấy ủy quyền, chứng từ rút và chi tiền mặt để làm giả hàng loạt hồ sơ rút tiền từ tài khoản chưa đến hạn tất toán, rồi gửi vào tài khoản đã đến hạn tất toán.

Cũng bằng thủ đoạn này, Hưng chiếm đoạt tài sản thêm của 2 khách hàng nữa, là bà Phùng Thị Phẩm (Quận 7, TP.HCM) 10 tỷ đồng và bà Lê Thị Minh Quý (Quận 7, TP.HCM) 9 tỷ đồng.

Để giải quyết sự vụ, ban đầu Eximbank đề xuất tạm ứng 14 tỷ đồng do sổ này được rút ra dưới chữ ký giả, người nhận giả, tuy nhiên bà Bình không chấp nhận. Liên quan đến một số chữ ký là thật trên một số chứng từ rút tiền, bà Bình cho biết, đó là chữ ký để hoàn tất thủ tục tất toán sổ tiết kiệm chứ

không phải để ủy quyền rút tiền. Hình 3.2 - Bà Bình và 3 sổ tiết kiệm còn giữ Hơn nữa, nếu chỉ dựa vào chữ ký thật mà Ngân hàng cho rút tiền là chưa đúng quy trình, vì trong quy định, khách hàng phải xuất trình sổ tiết kiệm gốc mới được rút tiền.

Sau nhiều lần thương lượng với Eximbank và làm việc với Cơ quan Cảnh sát Điều tra C44, cuối cùng bà Chu Thị Bình cũng đã chấp nhận tạm ứng đợt 1 là 93 tỷ đồng vào tháng 6/2018. Đến tháng 8/2018, bà Bình đã nhận tiếp tạm ứng đợt 2 của Ngân hàng, với số tiền lũy kế đủ 100% tiền gốc (245 tỷ đồng).

Tháng 9/2018, VKSND Tối cao đã truy tố 6 nhân viên có liên quan tại Eximbank - Chi nhánh TP.HCM về tội Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng theo Khoản 3 Điều 179 BLHS 2015, với khung hình phạt 5-10 năm tù. Tất cả các nhân viên này đều thực hiện nghiệp vụ do tin tưởng và dưới sự chỉ đạo của Lê Nguyễn Hưng. Khi xét duyệt, làm hồ sơ rút tiền, các bị cáo không tuân theo nguyên tắc, quy trình do Ngân hàng đề ra. Dù không gặp trực tiếp khách hàng, không đối chiếu giấy tờ, thu lại sổ tiết kiệm gốc nhưng các bị cáo vẫn duyệt hồ sơ rút tiền.

Tháng 11/2018, Tòa án Nhân dân TP.HCM xét xử vụ án, buộc Eximbank trả gốc và lãi cho bà Bình và 2 khách hàng bị Hưng chiếm đoạt sổ tiết kiệm. Cơ quan xét xử tuyên phạt các bị cáo từ 2 năm tù treo đến 4 năm 6 tháng tù giam. Tất cả bị cáo đều thừa nhận hành vi và giải thích là do không có điều kiện trực tiếp tiếp xúc với các khách hàng nhưng tin tưởng cấp trên nên làm theo chỉ đạo.

Sau phán quyết của Tòa phúc thẩm có hiệu lực ngày 19/04/2019, Eximbank đã tiếp tục trả cho bà Bình toàn bộ 115,4 tỷ đồng tiền lãi. Như vậy, bà Bình đã nhận đủ toàn bộ tiền gốc và lãi là 360,4 tỷ đồng. Quyền lợi của khách hàng được thực hiện đủ (mặc dù mất thời gian và công sức theo đuổi vụ kiện), tuy nhiên, thủ phạm chính là Lê Nguyễn Hưng đến nay vẫn chưa phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật.

3.2.2. Hơn 400 tỷ đồng bị chiếm đoạt tại OceanBank

(Nguồn: Internet)

Thông qua công tác kiểm tra, giám sát nội bộ và điều chuyển cán bộ Trụ sở chính về hỗ trợ các chi nhánh trong thời gian một số cán bộ chi nhánh tham dự phiên tòa xét xử vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm, tháng 08/2017, OceanBank đã phát hiện dấu hiệu vi phạm tại Chi nhánh Hải Phòng về nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm: thông tin trên Thẻ tiết kiệm không khớp với thông tin được hạch toán trong hệ thống thông tin (corebanking) của Ngân hàng về tên người gửi và số tiền gửi.

Trong khi đó, các cá nhân thuộc Chi nhánh gồm: Trần Thị Kim Chi - nguyên Giám đốc Chi nhánh, Nguyễn Thị Minh Huệ - nguyên Trưởng phòng Kế toán kho quỹ, Lê Vương Hoàng - nguyên Kiểm soát viên kế toán không đến chi nhánh làm việc, mặc dù đã liên hệ qua điện thoại nhiều lần nhưng không kết nối được.

Hình 3.3 - Trần Thị Kim Chi, nguyên Giám đốc OceanBank Chi nhánh Hải Phòng

Nhận thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật, OceanBank đã có văn bản tố giác tội phạm tới Bộ Công an và báo cáo NHNN làm rõ.

Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Trần Thị Kim Chi cùng đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Chi nhánh OceanBank Hải Phòng: Trần Thị Kim Chi làm việc tại OceanBank từ 15/01/2010; Nguyễn Thị Minh Huệ nguyên là Trưởng phòng kế Toán và Lê Vương Hoàng nguyên Kiểm soát viên cùng làm việc từ 12/06/2010. Đây là 3 người đã trực tiếp liên quan vụ việc.

Đến đầu tháng 09/2017, 17 cá nhân làm đơn tố cáo khẩn cấp gửi tới các cơ quan chức năng cho biết: từ năm 2012 họ đã gửi tổng cộng hơn 400 tỷ đồng tại OceanBank - Chi nhánh Hải Phòng. Nhận sổ tiết kiệm từ Ngân hàng, các khách hàng đã kiểm tra đối chiếu số tiền ghi trước khi mang về nhà cất giữ. Sau 5 năm, những người này đi tất toán thì được thông báo sổ không hợp lệ, hơn 400 tỷ đồng không có trong hệ thống. Số tiền này đã được rút ra mà không có sự đồng ý của khách hàng.

Như vậy, sự việc gian dối được xác định phát sinh từ năm 2012 nhưng sau hơn 5 năm mới bị phát hiện. Một số khách hàng điển hình bị chiếm đoạt tiền tiết kiệm như sau:

- Vợ chồng bà N.T.P là người có khoản tiết kiệm lớn nhất nằm trong số 400 tỷ đồng bị chiếm đoạt này. Số tiền thể hiện trên sổ tiết kiệm của vợ chồng bà P. là 120 tỷ đồng, vì tin tưởng Ngân hàng nên bà P. gửi vào. Khi biết toàn bộ số tiền trên sổ tiết kiệm của mình không có trên hệ thống của ngân hàng, bà P. đã phải nhập viện chữa trị, do huyết áp tăng cao, luôn trong tình trạng căng thẳng.

- Một khách hàng khác, Chị N.T.Ch, cho biết đã mở 3 sổ tiền kiệm tại Ngân hàng này với số tiền gần 5 tỷ đồng. Trong số này, chỉ có 1 sổ trị giá hơn 1 tỷ đồng là được hệ thống ghi nhận, còn lại 2 sổ kia nhân viên Ngân hàng báo lỗi, không có trong hệ thống. Trên thực tế, cả 3 sổ tiết kiệm này hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình kiểm soát 3 lớp trong công tác quản trị rủi ro trục lợi sổ tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)