CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Các trƣờng hợp thực tế trục lợi sổ tiết kiệm tại một số NHTM
3.2.1. Vụ mất 264 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại Eximbank
(Nguồn: Internet)
Trong 4 năm (2013-2017), khách hàng Chu Thị Bình đã mở các sổ tiết kiệm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với tổng số tiền gốc hơn 300 tỷ đồng. Tuy nhiên đến tháng 3/2017, sau khi ông Lê Nguyễn Hưng (Phó Giám đốc Eximbank - Chi nhánh TP.HCM) bỏ trốn, bà Bình được Eximbank thông báo các sổ tiết kiệm đã bị rút gần hết tiền từ trước đó. Các giao dịch này không thể hiện trên các sổ tiết kiệm gốc nên bà Bình không hay biết. Tổng số tiền bà Bình bị mất là 245 tỷ đồng. Ngoài ra, Lê Nguyễn Hưng cũng trục lợi gần 19 tỷ đồng từ 2 khách hàng khác. Tổng số tiền bị Hưng chiếm đoạt là 264 tỷ đồng.
Năm 2014, bà Chu Thị Bình mở 3 sổ tiết kiệm tại Eximbank - Chi nhánh TP.HCM với tổng số tiền hơn 245 tỷ đồng, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất ghi trên sổ là 7,5%/năm. Bà Bình được Ngân hàng phục vụ theo tiêu chuẩn khách hàng VIP, phân công ông Lê Nguyễn Hưng (nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh) trực tiếp thực hiện giao dịch tại nhà hoặc nơi làm việc của bà Bình. Hai người sau đó thỏa thuận mức lãi suất là 8,5%/năm. Trong khi đó, Hưng sử dụng hộ chiếu người thân của mình để mở tài khoản cá nhân và thẻ Visa Debit tại Eximbank chi nhánh TP.HCM. Tiếp theo, Hưng lập giấy giả mạo việc bà Bình ủy quyền cho hai người khác rút hơn 245 tỷ đồng từ các tài khoản tiết kiệm của bà Bình. Hưng đã lợi dụng sự tin tưởng của các nhân viên phụ trách việc lập giấy ủy quyền, chứng từ rút và chi tiền mặt để làm giả hàng loạt hồ sơ rút tiền từ tài khoản chưa đến hạn tất toán, rồi gửi vào tài khoản đã đến hạn tất toán.
Cũng bằng thủ đoạn này, Hưng chiếm đoạt tài sản thêm của 2 khách hàng nữa, là bà Phùng Thị Phẩm (Quận 7, TP.HCM) 10 tỷ đồng và bà Lê Thị Minh Quý (Quận 7, TP.HCM) 9 tỷ đồng.
Để giải quyết sự vụ, ban đầu Eximbank đề xuất tạm ứng 14 tỷ đồng do sổ này được rút ra dưới chữ ký giả, người nhận giả, tuy nhiên bà Bình không chấp nhận. Liên quan đến một số chữ ký là thật trên một số chứng từ rút tiền, bà Bình cho biết, đó là chữ ký để hoàn tất thủ tục tất toán sổ tiết kiệm chứ
không phải để ủy quyền rút tiền. Hình 3.2 - Bà Bình và 3 sổ tiết kiệm còn giữ Hơn nữa, nếu chỉ dựa vào chữ ký thật mà Ngân hàng cho rút tiền là chưa đúng quy trình, vì trong quy định, khách hàng phải xuất trình sổ tiết kiệm gốc mới được rút tiền.
Sau nhiều lần thương lượng với Eximbank và làm việc với Cơ quan Cảnh sát Điều tra C44, cuối cùng bà Chu Thị Bình cũng đã chấp nhận tạm ứng đợt 1 là 93 tỷ đồng vào tháng 6/2018. Đến tháng 8/2018, bà Bình đã nhận tiếp tạm ứng đợt 2 của Ngân hàng, với số tiền lũy kế đủ 100% tiền gốc (245 tỷ đồng).
Tháng 9/2018, VKSND Tối cao đã truy tố 6 nhân viên có liên quan tại Eximbank - Chi nhánh TP.HCM về tội Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng theo Khoản 3 Điều 179 BLHS 2015, với khung hình phạt 5-10 năm tù. Tất cả các nhân viên này đều thực hiện nghiệp vụ do tin tưởng và dưới sự chỉ đạo của Lê Nguyễn Hưng. Khi xét duyệt, làm hồ sơ rút tiền, các bị cáo không tuân theo nguyên tắc, quy trình do Ngân hàng đề ra. Dù không gặp trực tiếp khách hàng, không đối chiếu giấy tờ, thu lại sổ tiết kiệm gốc nhưng các bị cáo vẫn duyệt hồ sơ rút tiền.
Tháng 11/2018, Tòa án Nhân dân TP.HCM xét xử vụ án, buộc Eximbank trả gốc và lãi cho bà Bình và 2 khách hàng bị Hưng chiếm đoạt sổ tiết kiệm. Cơ quan xét xử tuyên phạt các bị cáo từ 2 năm tù treo đến 4 năm 6 tháng tù giam. Tất cả bị cáo đều thừa nhận hành vi và giải thích là do không có điều kiện trực tiếp tiếp xúc với các khách hàng nhưng tin tưởng cấp trên nên làm theo chỉ đạo.
Sau phán quyết của Tòa phúc thẩm có hiệu lực ngày 19/04/2019, Eximbank đã tiếp tục trả cho bà Bình toàn bộ 115,4 tỷ đồng tiền lãi. Như vậy, bà Bình đã nhận đủ toàn bộ tiền gốc và lãi là 360,4 tỷ đồng. Quyền lợi của khách hàng được thực hiện đủ (mặc dù mất thời gian và công sức theo đuổi vụ kiện), tuy nhiên, thủ phạm chính là Lê Nguyễn Hưng đến nay vẫn chưa phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật.