4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦ
4.2.3. Nhóm các giải pháp kỹ thuật
4.2.3.1. Xây dựng và áp dụng các công cụ cảnh báo, đo lường rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và BIDV Việt Nam
- Xây dựng thông tin trong hoạt động quản trị RRTD
Giải pháp này đòi hỏi BIDV Nam Thái Nguyên cần áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lƣợng thông tin sử dụng trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh NH nói chung. Theo đó chi nhánh cần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hệ thống xếp hạng rủi ro DN: đánh giá dựa trên nhiều nguồn thông tin khác nhau và cần bảo đảm sự chính xác của thông tin khi đánh giá, một số biện pháp nâng cao chất lƣợng thông tin. Đặc biệt cần chú ý:
+ Đảm bảo sự trung thực, chính xác của thông tin thu thập đƣợc: Hiện nay, do sự thiếu đồng bộ và tín hiệu lực của các văn bản pháp lý nên hầu hết các thông tin mà DN và các cơ quan chức năng cung cấp hầu hết thiếu chính xác. Do vậy, cần thu thập chính xác các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, bảo đảm sự trung thực, chính xác của thông tin để giúp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng và hạn chế rủi ro.
+ Xử lý thông tin khoa học, kịp thời, phù hợp với nhu cầu cho vay: thẩm định dự án là giai đoạn quyết định sự an toàn của khoản tín dụng, vì vậy CBQLKH phải nắm bắt đƣợc những thông tin tài chính cũng nhƣ các thông tin phi tài chính của DN để ra quyết định cho vay bảo đảm có hiệu quả. Để đạt đƣợc điều đó, CBQLKH cần thu thập từ nhiều kênh khác nhau. Hiện nay, các CBQLKH có thể truy cập để lấy thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. Những thông tin này tuy còn ít và chƣa thật kịp thời song cũng rất quan trọng và cần thiết bởi đây là những thông tin mang tính hệ thống về lịch sử trả nợ, tình hình tài chính của KH. Bên cạnh đó, các CBQLKH cần phải tự mình thu thập thông tin ngay từ chính KH, các bạn hàng, các đối tác của KH, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan nhƣ cơ quan thuế, hải quan, công an, sở Kế hoạch đầu tƣ, sở Công thƣơng...
- Xây dựng và áp dụng các công cụ cảnh báo RRTD
Việc xây dựng và áp dụng một hệ thống cảnh báo sớm RRTD cần đƣợc đặc biệt quan tâm. Việc phát hiện sớm khách hàng có rủi ro suy giảm khả năng trả nợ giúp ngân hàng dành thời gian tập trung nhiều hơn vào đúng đối tƣợng, từ đó đƣa ra các phƣơng
án hỗ trợ khách hàng nhƣ tăng cƣờng điều kiện tài sản bảo đảm, hay rút giảm dƣ nợ tín dụng. Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng khách hàng sẽ đƣa ra các cấp độ cảnh báo về mức độ rủi ro của khách hàng, đồng thời hạn chế khả năng phát sinh nợ xấu và tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng. Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro phải bao gồm các thủ tục và quy trình thích hợp để xây dựng một hệ thống cảnh báo toàn diện cho ngân hàng. Một quy trình cảnh báo sớm điển hình bao gồm rất nhiều các yếu tố cơ bản, trong đó tính đầy đủ, cập nhật và chính xác của thông tin là yếu tố then chốt của cả hệ thống.
Khi xây dựng hệ thống cảnh báo sớm RRTD cần chú ý những nội dung cơ bản là: xây dựng hệ thống kế hoạch hành động phù hợp với đặc điểm của từng khoản nợ có vấn đề; xác định nhiệm vụ của bộ máy từ CBQLKH đến Ban lãnh đạo BIDV chi nhánh Nam Thái Nguyên, thực hiện kế hoạch hành động đối với khoản nợ có vấn đề…
- Xây dựng và áp dụng các công cụ đo lường RRTD
BIDV Nam Thái Nguyên phải xây dựng phƣơng pháp QTRRTD tính toán đƣa ra thông số (lƣợng hóa) một cách chính xác, phù hợp và thay thế cho phƣơng pháp cảm tính nhƣ hiện nay. Phƣơng pháp ở đây bao gồm các kỹ năng định giá, đánh giá, đo lƣờng trong điều kiện môi trƣờng có sự biến động liên tục của công nghệ, pháp luật và các yếu tố vĩ mô. Phƣơng pháp QTRR phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu sau: đa dạng và thích hợp (do tính đa dạng của rủi ro, đòi hỏi cách thức quản trị rủi ro phải thay đổi thích ứng với từng loại rủi ro khác nhau); khả thi (có khả năng áp dụng vào thực tế); đem lại hiệu quả cao (có tính đến yếu tố phát triển, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí thấp nhất), mền dẻo, linh hoạt (phù hợp với những thời điểm hoàn cảnh khác nhau).
Tích cực hoàn thiện các công cụ hỗ trợ phục vụ cho việc đo lƣờng và đánh giá rủi ro một cách đầy đủ và đáp ứng kịp thời nhu cầu QTRRTD theo thông lệ quốc tế nhƣ: Mô hình phân tích định tính chất lƣợng 6C, phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro RAROC, mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard&Poor’s, mô hình điểm số Z. Hiện nay theo chỉ đạo của BIDV, Chi nhánh Nam Thái Nguyên đang triển khai hệ thống QTRRTD cơ bản (FIRB) theo chuẩn mực Basel II, sẽ giúp BIDV Nam Thái
Nguyên từng bƣớc kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng từ mô hình tổ chức, quy trình cấp và quản trị tín dụng, công cụ đo lƣờng rủi ro dựa trên các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất với nền tảng công nghệ hiện đại.
4.2.3.2 Đa dạng hóa danh mục cho vay, đa dạng hóa sản phẩm
Việc đa dạng hóa danh mục cho vay cũng chính là một biện pháp nhằm phòng ngừa, phân tán RRTD. Trong hoạt động tín dụng cần chú ý đa dạng hóa danh mục cho vay đƣợc thể hiện dƣới hình thức: cho vay đối với KH, cho vay nhiều ngành nghề kinh tế, cho vay nhiều khu vực kinh tế, phối hợp với nhiều NH để cùng cho vay một đối tƣợng (cho vay đồng tài trợ), cho vay hợp vốn…Đa dạng danh mục cho vay sẽ góp phần giảm thiểu RRTD. NH có thể thực hiện đa dạng danh mục cho vay theo các hƣớng nhƣ: đa dạng hóa KH, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa hình thức bảo đảm. Căn cứ vào quá trình phân tích và các nguồn lực sẵn có mà NH xem xét, quyết định lựa chọn các đối tƣợng tín dụng trong từng giai đoạn để tập trung mở rộng tín dụng theo các tiêu chí sau: (i) Theo ngành, chuyên ngành hoặc sản phẩm mũi nhọn; (ii) Theo đối tƣợng KH: KH DN: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, DN vừa và nhỏ…, KH cá nhân. (iii) Theo loại tín dụng, sản phẩm tín dụng: lựa chọn các loại hình tín dụng và các sản phẩm tín dụng phù hợp trong từng thời kỳ nhƣ: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; Cho vay bất động sản; Tín dụng tiêu dùng; Các sản phẩm tín dụng của NH hiện đại: thấu chi tài khoản, bảo lãnh, thuê mua, bao thanh toán...
4.2.3.3 Mua bảo hiểm cho khoản vay có mức độ rủi ro cao
Trên nguyên tắc chấp nhận rủi ro ở mức cho phép để mong muốn có thu nhập tối ƣu trong hoạt động nghiệp vụ tín dụng, xuất phát từ quan điểm: RRTD là hiện hữu khách quan vốn có, không thể loại bỏ hoàn toàn. Đối với những loại rủi ro không có khả năng điều tiết cần phải đƣợc san sẻ RRTD một cách hợp lý sang công ty bảo hiểm. Để thực hiện biện pháp này, BIDV Nam Thái Nguyên cần chủ động mua bảo hiểm để phòng ngừa, hạn chế những RRTD không có khả năng điều tiết nhƣ: (i) đối với cho vay những phƣơng án, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đồng thời mức độ mạo hiểm rủi
ro cao hoặc có thời gian thu hồi vốn dài; (ii) đối với các loại TSBĐ tiền vay pháp luật không quy định bắt buộc đăng ký quyền sở hữu; (iii) đối với các loại TSBĐ tiền vay dễ bị tác động của môi trƣờng.
KẾT LUẬN
Rủi ro là một hiện tƣợng luôn song hành cùng với hoạt động tín dụng, đƣợc hình thành từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan. RRTD xảy ra không chỉ làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận mà còn ảnh hƣởng đến sự tồn tại, phát triển của các ngân hàng thƣơng mại. Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề quản trị rủi ro tín dụng, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Thái Nguyên”làm luận văn của mình.
Qua quá trình nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến QTRRTD, hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, và phân tích thực trạng tại BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên, luận văn đã cho thấy thực trạng công tác QTRRTD tại BIDV Nam Thái Nguyên đã đạt đƣợc những kết quả nhất định: dƣ nợ tăng trƣởng qua các năm; nợ xấu đƣợc kiểm soát ở mức dƣới 5%; quy trình tín dụng chặt chẽ để phòng ngừa và nhận diện sớm rủi ro; mô hình QTRRTD tại chi nhánh đã có tính độc lập tƣơng đối giữa việc quản lý khách hàng, quản trị rủi ro và kiểm tra, giám sát tín dụng; đã áp dụng một số công cụ QTRRTD cơ bản…
Mặc dù công tác QTRRTD đã đƣợc chú trọng nhƣng tại BIDV Nam Thái Nguyên vẫn còn một số hạn chế nhƣ: nợ quá hạn tăng nhanh, trong đó nợ xấu chiếm tỷ lệ cao trong nợ quá hạn; quy trình cấp tín dụng vẫn còn bất cập; chƣa áp dụng các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro theo phƣơng pháp định lƣợng hƣớng theo tiêu chuẩn quốc tế; chất lƣợng đội ngũ cán bộ của BIDV Nam Thái Nguyên còn có những bất cập khi mà công tác thẩm định, kiểm soát tín dụng chƣa tốt…
Vì vậy, để kiểm soát RRTD tốt hơn, luận văn cho rằng BIDV Nam Thái Nguyên cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp nhƣ: tuân thủ chặt chẽ quy trình cấp tín dụng; nâng cao chất lƣợng thẩm định và kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay; phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm giữa phòng quan hệ khách hàng và phòng quản lý rủi ro; đa dạng hóa danh mục cho vay; sử dụng các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa RRTD…
Hi vọng với một số giải pháp nhƣ vậy, công tác QTRRTD tại BIDV Nam Thái Nguyên sẽ ngày càng hoàn thiện hơn góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.
Luận văn đã hoàn thành đƣợc các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn, luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Mặc dù vậy, tác giả cũng cho rằng từ những hạn chế này sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM.
Tác giả rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học, các thầy cô giáo cũng nhƣ các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện và có tính thực tiễn cao trong hoạt động quản trị RRTD tại BIDV Nam Thái Nguyên trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. BIDV – Chi nhánh Nam Thái Nguyên. 2014, 2015, 2016, 2017. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm.
2. BIDV. 2014, 2015, 2016, 2017. Báo cáo tài chính qua các năm
3. Trƣơng Quang Dũng, 2013. Quản trị học. Trƣờng Đại học Kinh tế Tài chính. 4. Phan Thị Thu Hà, 2014. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.
5. Dƣơng Ngọc Hào, 2015. Giải pháp cơ bản hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2013. Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội.
7. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2014. Thông tư 09 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành kèm theo thông tƣ 09/2014/TT-NHNN. Hà Nội.
8. Lê Tấn Phƣớc, 2017. Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Bình Phƣớc. Tạp chí công thương,số 9, trang 381 – 386.
9. Nguyễn Hữu Tài và Nguyễn Thu Nga, 2017. Tăng cƣờng Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Hội thảo khoa học: Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam: Cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện, trang 228 – 245. Trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân, năm 2017.
10. Nguyễn Văn Tiến, 2008. Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
11. Nguyễn Đức Tú, 2012. Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam”. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
12. Lê Minh Trung, 2016. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An. Luận văn thạc sĩ. Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Tiếng Anh
13. Basel Committee on Banking Supervision, 1994. Risk management guidelines for deravatives, Bank for international settlement.
14. Basel Committee on Banking Supervision, 2000. Principal for the management of credit risk.
15. Gestel, T.V. and Baesens, B., 2009. Credit Risk Management: Basic Concepts. Oxford: Oxford University Press.
16. Gup, B.E. and Kolari, J.W, 2005. Commercial Banking - The management of risk. USA: Wiley.
17. Konovalova, N., Kristovska, I., Kudinska, M., 2016. Credit Risk Management in Commercial Banks. Polish Journal of Management Studies, 13: 90 – 100
18. Nyathi, K.T., Ndlovu, S., Moyo, S., and Nyathi, T., 2014. Opimisation of the Linear Probability Model for Credit Risk Management. International Journal of Computer anh Information Technology, 03: 1340 – 1345
19. Rose, P.S and Hudgins, S.C, 2012. Bank management and Financial Services.
8th Edition. New York: McGraw-Hill Irwin.
20. Wang, Y., Wang, W., Wang, J., 2017. Credit Risk Management Framework for Rural Commercial Banks in China. Journal of Financial Risk Management, 6: 48 – 55.
Website
22. http://www.cafef.vn 23. http://www.chinhphu.vn 24. http://www.mof.gov.vn 25. http://www.sbv.gov.vn 26. http://www.thainguyen.gov.vn 27. http://www.vneconomy.com.vn
PHỤ LỤC
Phiếu điều tra này là một phần trong đề tài nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả quản
trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Thái Nguyên” của học viên Mai Hồng Anh thuộc lớp cao học K25-
Tài chính ngân hàng 1, trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Kết quả điều tra sẽ chỉ sử dụng vì mục đích khoa học của đề tài nghiên cứu. Thông tin về ngƣời đƣợc xin ý kiến đánh giá sẽ đƣợc giữ kín và chỉ đƣợc công bố khi có sự đồng ý của ngƣời đó.
Phụ lục 1
PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TỪ PHÍA CÁN BỘ NGÂN HÀNG I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT
Họ và tên: ... Giới tính
Nam Nữ
Độ tuổi của bạn
Dƣới 25 tuổi Từ 25-30 tuổi Từ 30-35 tuổi Từ 35-45 tuổi Trên 45 tuổi
Bằng cấp chuyên môn của bạn
PTTH Trung cấp, Cao đẳng Đại học Trên đại học Thời gian làm việc tại ngân hàng
Dƣới 1 năm Từ 1 – 5 năm Từ 5 – 10 năm Trên 10 năm
II. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
Xin vui lòng đánh giá các nguyên nhân theo thứ tự:
1. Không xảy ra ; 2. Rất ít xảy ra ; 3.Ít xảy ra; 4. Thường xảy ra; 5. Rất phổ biến
a. Phương thức quản trị rủi ro tín dụng
1 2 3 4 5 - Quy trình tín dụng còn bất cập
1 2 3 4 5
b. Hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin KH
- Thông tin CIC và hệ thống ngân hàng chƣa đầy đủ