3.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
3.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV – Chi nhánh Nam Thái Nguyên
3.2.2.1. Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc phát triển hay hạn chế tín dụng để đạt mục tiêu đã đƣợc hoạch định và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng. Chính vì vậy,
trong hoạt động tín dụng, BIDV Nam Thái Nguyên đã xây dựng mục tiêu của chính sách tín dụng là lợi nhuận, an toàn và lành mạnh.
Về lợi nhuận: chi nhánh áp dụng chính sách tín dụng năng động, chú trọng
tìm kiếm KH và áp dụng mức lãi suất cạnh tranh với các NHTM khác. Bên cạnh đó, NH cũng chú trọng thu hút KH, mở rộng quan hệ tín dụng, tiếp thị và tuyên truyền.
Sự an toàn: an toàn và lợi nhuận là hai mục tiêu mâu thuẫn nhau trong chính
sách tín dụng. Nếu một chính sách tín dụng có lợi nhuận cao thƣờng kéo theo sự rủi ro lớn và ngƣợc lại. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, chi nhánh đã xây dựng chính sách tín dụng khá khoa học:
Chính sách tín dụng quy định về quy mô và giới hạn tín dụng, tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản có, quy định các loại hình tín dụng, đa dạng hóa lĩnh vực tài trợ để có thể nắm bắt đƣợc nhịp đập của nền kinh tế, phân tán rủi ro, song chi nhánh cũng chọn một thế mạnh để làm mũi nhọn kinh doanh, tránh sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác.
Chính sách tín dụng quy định rõ ràng trách nhiệm giữa các khâu thẩm định, cho vay và theo dõi nợ vay, quy định về việc xử lý nợ trong các trƣờng hợp cho vay theo quy định, xử lý TSBĐ để thu hồi nợ và việc phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay đã đƣợc quy định rõ ràng.
Nhằm định hƣớng cho cán bộ khi cấp tín dụng, chính sách tín dụng của Ngân hàng đã hoạch định rõ ràng một số tiêu chuẩn nhất định về lãi suất, lãi suất cho vay không đƣợc thấp hơn lãi suất do NHTMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam quy định.
Sự lành mạnh: Tính chất lành mạnh của các khoản tín dụng thuộc về phạm
trù đạo đức xã hội của các nhà kinh doanh ngân hàng. Sự lành mạnh có thể coi là mục tiêu của chính sách tín dụng hoặc những quy tắc của tín dụng. BIDV Nam Thái Nguyên xác định động cơ hoạt động kinh doanh của mình gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cũng nhƣ bất kỳ một DN nào thì mục tiêu sống còn cũng là lợi nhuận. Do đó, để đảm bảo một sự phát triển cân đối của nền kinh tế, ngân hàng Nhà nƣớc đã can thiệp vào hoạt động tín dụng và BIDV Nam Thái Nguyên phải tuân thủ theo sự điều tiết này.
3.3.2.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Thực tế, hiện nay ở NHTMCP Đầu tƣ và Phát Triển Việt Nam đang ở mô hình QTRRTD phân tán. Ngân hàng đã thành lập Ban Quản lý rủi ro tín dụng để QTRR một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài, xây dựng chính sách quản trị rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống, thiết lập và duy trì môi trƣờng quản trị rủi ros đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lƣờng giám sát rủi ro.
Tuy nhiên, chính sách mà Trụ sở chính ban hành mới chỉ mang tính chất định hƣớng, chƣa có hƣớng dẫn cụ thể theo quy trình về công tác QTRR tín dụng. Trụ sở chính quản lý, giám sát từ xa, dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng. Trong trƣờng hợp cần thiết sẽ yêu cầu chi nhánh gửi hồ sơ KH lên Trụ sở chính để thẩm định hoặc cử cán bộ xuống kiểm tra KH cùng chi nhánh.
3.2.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Thái Nguyên
a) Nhận biết rủi ro tín dụng
Quy trình nhận biết sớm RRTD với hồ sơ của KH phải đƣợc thẩm định qua hai phòng (quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro) qua các bƣớc sau:
- Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
+ Tiếp nhận hồ sơ vay vốn: CBQLKH chủ động tiếp thị KH, tìm hiểu nhu cầu tín dụng của KH, xem xét có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng hay không để chào bán sản phẩm tín dụng thích hợp
+ Thẩm định khách hàng: Mục đích của việc thẩm định khách hàng và phƣơng án vay vốn là đánh giá khả năng hoàn vốn vay cho Ngân hàng trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện chính xác về khách hàng. Sau thẩm định, CBQLKH sẽ lập tờ trình đề xuất tín dụng trình lãnh đạo phòng khách hàng/phòng giao dịch tại BIDV Nam Thái Nguyên phê duyệt.
Sau khi nhận đƣợc tờ trình, lãnh đạo phòng khách hàng/phòng giao dịch sẽ trực tiếp làm việc với KH để kiểm tra, rà soát tờ trình thẩm định một lần nữa.
Giới hạn tín dụng có thể cấp cho KH căn cứ vào ba nhân tố chủ yếu: * Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH.
* Nhu cầu vay vốn đã nêu trong hồ sơ đề nghị vay vốn * Thẩm quyền phán quyết của chi nhánh
- Thẩm định RRTD độc lập
Đối với các khoản vay nằm ngoài thẩm quyền phán quyết của lãnh đạo phòng khách hàng/phòng giao dịch cần phải đƣợc chuyển phòng QLRR để thẩm định RRTD độc lập theo quy định của NH. CBQLKH sẽ phải cung cấp đầy đủ hồ sơ về KH và bổ sung thông tin cần thiết theo yêu cầu của phòng QLRR phục vụ cho mục đích thẩm định độc lập một lần nữa. Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH cũng đƣợc bộ phận này rà soát lại. Ngoài thẩm định cụ thể từng hồ sơ xin cấp tín dụng, phòng QLRR còn xem xét đến các giới hạn QLRR nhƣ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, các tỷ lệ về cơ cấu tín dụng theo loại bảo đảm, kỳ hạn… theo quy định của BIDV từng thời kỳ.
- Quản lý và giải ngân tín dụng
Căn cứ vào tờ trình thẩm định của CBQLKH, quyết định phê duyệt cùng với giới hạn tín dụng hoặc từ chối, hồ sơ xin cấp tín dụng (trong trƣờng hợp chấp nhận) sẽ chính thức đƣa ra.
Đối với một số hợp đồng tín dụng, do thời gian dài hoặc do giá trị khoản vay quá lớn hoặc do thỏa thuận giữa hai bên mà khoản tín dụng có thể đƣợc giải ngân thành nhiều lần khác nhau. Trong trƣờng hợp đó, nguyên tắc QTRR là cần phải theo dõi chặt chẽ giữa các lần giải ngân để nhận biết kịp thời các dấu hiệu bất thƣờng nhƣ: KH rút ra một lƣợng tiền lớn bất thƣờng hoặc rút tiền liên tục, các khoản nợ khác của KH có dấu hiệu khó đòi, những khó khăn về nhân sự hoặc biến động lớn theo hƣớng bất lợi của ngành kinh doanh mà KH đang hoạt động.
b) Đo lường rủi ro tín dụng
- Đo lƣờng rủi ro theo các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng + Quy mô tín dụng
giai đoạn 2014 – 2017
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng dƣ nợ cho vay 2.117 3.004 3.340 4.519
Tổng vốn huy động 2.132 2.700 2.555 2.361
Tổng tài sản 3.219 3.615 3.451 3.323
Dƣ nợ cho vay/Vốn huy động 99,30% 111,26% 130,72% 191,40%
Dƣ nợ cho vay/Tổng tài sản 65,77% 83,10% 96,78% 135,99%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2014-2017 của BIDV Nam Thái Nguyên)
Dƣ nợ cho vay tại BIDV Nam Thái Nguyên qua các năm đều tăng với tốc độ tặng trƣởng dƣ nợ qua các năm 2014 – 2017 theo thứ tự là 41,90%; 11,19% và 35,30%. Trong hi đó tỷ lệ tăng trƣởng huy động vốn ở mức thấp, thậm chí còn giảm trong 2 năm liên tiếp HĐV năm 2016 giảm 5,37% so với năm 2015; năm 2017 HĐV tiếp tục giảm 7,59% so với năm 2016. Số dƣ nợ cho vay trong giai đoạn này đều cao hơn nguồn vốn huy động, tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên vốn huy động đều lớn hơn 1. Ngân hàng đang tận dụng đƣợc nguồn vốn huy động để cho vay, tuy nhiên, sự sụt giảm nguồn vốn huy động cũng cho thấy chi nhánh cần hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn huy động của một số KH lớn, tăng nguồn tiền gửi dân cƣ – nguồn tiền gửi mang tính chất ổn định hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển vững chắc của hoạt động tín dụng.
Bên cạnh đó, tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản là thông thƣờng chỉ cần đạt 50% là tốt, nhƣng trong các năm từ 2014 - 2017 tỷ lệ này ở khoảng 65% - 96%, đặc biệt năm 2017 tỷ lệ này đạt trên 100% là rất cao. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã khai thác tối đa tài sản để hoạt động kinh doanh, nhƣ vậy đồng nghĩa với NH cũng đang gánh chịu một mức rủi ro.
+ Cơ cấu tín dụng
* Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Tỷ lệ dƣ nợ ngắn hạn trên tổng dƣ nợ qua các năm 2014 – 2017 luôn trên 60% (bảng 3.5). Vệc cho vay ngắn hạn, giúp
lợi hơn trong việc phát hiện các rủi ro và rút vốn khỏi DN. Tuy nhiên, dƣ nợ dài hạn tại chi nhánh có xu hƣớng tăng cả về tỷ trọng và tỷ lệ tăng trƣởng trong khi tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn dài hạn huy động lại giảm mạnh, điều đó làm tăng nguy cơ chi nhánh phải sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn tạo rủi ro lớn cho ngân hàng.
* Cơ cấu tín dụng theo TSBĐ: Dƣ nợ cho vay không có TSBĐ tại chi nhánh chiếm tỷ trọng khá lớn, từ 21,18%% - 44,96% tổng dƣ nợ (Biểu đồ 3.4). Với tỷ lệ các khoản cho vay có TSBĐ thấp thì NH đối mặt với RRTD tiềm ẩn khi KH không trả đƣợc nợ.
* Cơ cấu tín dụng theo ngành:
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 3.6. Cơ cấu cho vay theo ngành tại BIDV Nam Thái Nguyên năm 2017
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2014 –2017 của BIDV Nam Thái Nguyên)
đó nổi bật nên là tỷ trọng dƣ nợ của các DN thƣơng mại, sản xuất và chế biến chiếm 25,33%; ngành khai khoáng chiếm 23%, ngành thép chiếm 13,38%. Điều này là do đặc điểm kinh tế xã hội nơi địa bàn hoạt động của BIDV Nam Thái Nguyên. Tuy nhiên, với ngành thép hiện tại đang suy thoái thì BIDV Nam Thái Nguyên đang đối diện với rủi ro khi cho vay vào ngành này.
+ Nợ quá hạn, nợ xấu
Bảng 3.7. Nợ quá hạn tại BIDV Nam Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2017
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1. Tổng dƣ nợ 2.117 3.004 3.340 4.519 2. Tổng nợ quá hạn 0,43 5,98 40,13 29,26 - Nợ nhóm 2 0,43 4,4 2,93 14,56 - Nợ xấu 0 1,58 37,2 14,70 3. Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ 0,02% 0,20% 1,20% 0,65% 4. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ 0 0,05% 1,11% 0,33% 5. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng nợ quá hạn 0 26,42% 92,70% 50,24%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2014-2017 của BIDV Nam Thái Nguyên)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2014 – 2017 của BIDV Nam Thái Nguyên)
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ có xu hƣớng tăng qua các năm từ 2014 – 2017. Đặc biệt, trong nợ quá hạn thì tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) rất cao.
+ Dự phòng rủi ro
Bảng 3.8. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại BIDV Nam Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2017
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng dƣ nợ 2.117 3.004 3.340 4.519
Dự phòng rủi ro 3,31 6,81 12,63 10,8
Dự phòng rủi ro/Tổng dƣ nợ 0,16% 0,23% 0,38% 0,24%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2014-2017 của BIDV Nam Thái Nguyên)
Việc trích lập DPRR tại BIDV Nam Thái Nguyên đƣợc thực hiện hàng quý. Trên cơ sở kết quả kinh doanh, tình hình phân loại nợ, BIDV Nam Thái Nguyên tính toán số trích lập dự phòng tổn thất. Dự phòng RRTD của BIDV Nam Thái Nguyên tăng cả về quy mô và tỷ trọng, nguyên nhân này là do nợ quá hạn tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng trƣởng tín dụng, đặc biệt là tỷ lệ gia tăng nợ xấu năm 2016 gấp 22,54 lần so với nợ xấu năm 2015. BIDV Nam Thái Nguyên đã thực hiện trích đủ số dự phòng theo thông tƣ 02/2013/TT - NHNN ngày 21/01/2013 và thông tƣ 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung TT02.
- Đo lƣờng rủi ro theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Theo chỉ đạo của Trụ sở chính, BIDV Nam Thái Nguyên cũng đã và đang thực hiện đánh giá, chấm điểm khả năng không trả đƣợc nợ tiềm ẩn của một KH, căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại KH vào hạng rủi ro phù hợp.
+ Với KH doanh nghiệp: ngân hàng sẽ xác định ngành nghề kinh doanh của KH, xác định quy mô, loại hình sở hữu doanh nghiệp…rồi thực hiện chấm điểm KH theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.
trả/tổng tài sản, nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu), chỉ tiêu hoạt động (vòng quay vốn lƣu động, vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng TSCĐ), chỉ tiêu về thu nhập…
* Các chỉ tiêu phi tài chính là các chỉ tiêu đánh giá về trình độ quản lý và môi trƣờng kinh doanh, quan hệ với NH, các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành, đến hoạt động kinh doanh của DN…
Tổng điểm của DN = (Tổng điểm tài chính x Tỷ trọng nhóm chỉ tiêu tài chính) + (Tổng điểm phi tài chính x Tỷ trọng nhóm chỉ tiêu phi tài chính)
Trong đó, tỷ trọng nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính là khác nhau theo ngành và quy mô. Tỷ trọng từng chỉ tiêu, số lƣợng chỉ tiêu, thang điểm chỉ tiêu là khác nhau theo ngành và quy mô.
Bảng 3.9. Thang điểm xếp hạng KHDN theo HTXHTD nội bộ tại BIDV
STT Kết quả xếp hạng Nhóm nợ 1 AAA Nhóm 1 2 AA+ 3 AA 4 AA- 5 A+ 6 A 7 A- 8 BBB 9 BB+ 10 BB 11 BB- Nhóm 2 12 B 13 D1 Nhóm 3 14 D2 Nhóm 4 15 D3 Nhóm 5
về nhân thân, nghề nghiệp khách hàng, tài sản bảo đảm, khoản vay, năng lực tài chính của ngƣời tham gia trả nợ cùng, quan hệ với BIDV và các tổ chức tín dụng khác tại thời điểm vay vốn và phƣơng án kinh doanh.
Bảng 3.10. Thang điểm xếp hạng KHCN theo HTXHTD nội bộ tại BIDV
STT Kết quả xếp hạng Quyết định cho vay
1 AAA
Cho vay nhanh
2 AA+
3 AA
4 AA-
Cho vay có điều kiện cụ thể
5 A+
6 A
7 A-
8 BBB
Không cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm
9 BB
10 B
- Đo lƣờng rủi ro theo thông tƣ 02/2013/TT-NHNN
Tại BIDV Nam Thái Nguyên, việc đo lƣờng RRTD còn đƣợc đo lƣờng định tính và định lƣợng theo điều 10, điều 11 thông tƣ 02/2013 TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nƣớc - Thông tƣ quy định về phân loại tài sản Có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bao gồm các nghiệp vụ:
(1)Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng (2)Trích lập dự phòng rủi ro
(3)Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
(4)Quản lý nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro (5)Hạch toán, báo cáo
Trong đó, nghiệp vụ phân loại nợ đƣợc quan tâm hàng đầu và đƣợc triển khai theo 2 góc độ định lƣợng và định tính. Phân loại theo định lƣợng chủ yếu thực hiện
theo số ngày quá hạn và số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khoản vay, còn phân loại theo định tính đƣợc thực hiện theo hạng của KH tính theo mô hình tính điểm do ngân hàng xác lập.
c) Ứng phó rủi ro tín dụng