Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam thái nguyên (Trang 87 - 89)

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

- Về công tác cho vay, đầu tư: cán bộ quản lý khách hàng của ngân hàng BIDV Nam Thái Nguyên đã không ngừng mở rộng mạng lƣới kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, tạo cơ hội và khuyến khích khách hàng vay vốn cho những mục tiêu khác nhau phù hợp với thực tế khách hàng và quy định của pháp luật. Chính vì vậy,

dù mới thành lập, nền khách hàng ban đầu còn thấp lại kinh doanh trên một địa bàn mới nhƣng dƣ nợ của chi nhánh vẫn tăng trƣởng tƣơng đối ấn tƣợng (tỷ lệ tăng qua các năm là 41,90%; 11,19% và 35,30%), và nợ xấu ở mức dƣới 5% là mức có thể kiểm soát đƣợc.

- Về mô hình quản trị RRTD: mô hình tổ chức bộ máy tín dụng của chi nhánh có các chức năng độc lập với nhau, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, vừa tăng cƣờng khả năng giám sát giữa các chức năng: chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản trị danh mục tín dụng (phòng quản lý rủi ro); kiểm tra, giám sát, thẩm định hồ sơ tín dụng độc lập (phòng quản trị tín dụng), nhờ đó, đã mang lại những một số kết quả khả quan về chất lƣợng tín dụng.

- Về công tác nhận diện RRTD: các cán bộ quản lý khách hàng tại BIDV Nam Thái Nguyên đã không ngừng nỗ lực trau dồi chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ để góp phần đƣa ra những nhận định, phân tích, đánh giá khách hàng dựa trên tình hình thực tế. Điều này đƣợc thể hiện qua quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng. Tại BIDV Nam Thái Nguyên, theo hƣớng dẫn của Trụ sở chính thì quy trình cấp tín dụng tại BIDV Nam Thái Nguyên đƣợc thực hiện đầy đủ theo 6 bƣớc: Lập hồ sơ vay vốn; Phân tích tín dụng; Ra quyết định tín dụng; Giải ngân; Giám sát tín dụng; Thanh lý hợp đồng. Trong đó, đã đƣa ra các tiêu chí cấp tín dụng rõ ràng về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, lịch sử quan hệ tín dụng, tính khả thi của phƣơng án, dự án vay… Qua từng bƣớc, với những thƣớc đo chuẩn mực và sự giám sát chặt chẽ của CBQLKH mà những yếu tố RRTD đã đƣợc nhận diện kịp thời.

- Về công tác đo lường rủi ro tín dụng: một số công cụ quản trị rủi ro tín dụng cơ bản đã và đang đƣợc triển khai nhƣ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để chấm điểm và phân loại rủi ro đối với khách hàng; xác định giới hạn tín dụng tối đa cho từng khách hàng…;

- Về công tác ứng phó, kiểm soát RRTD: việc ứng phó RRTD đƣợc thực hiện

dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro” nên các biện pháp dự phòng để xử lý nợ xấu đƣợc tăng cƣờng gồm trích lập đầy đủ quỹ dự phòng rủi ro, cho vay có tài sản bảo đảm…

- Về công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ quản lý khách hàng: chất lƣợng

cán bộ quản lý khách hàng đã đƣợc Ban lãnh đạo chi nhánh luôn quan tâm sát sao. Đội ngũ nhân viên mới tốt nghiệp đại học đƣợc đào tạo bài bản về chuyên ngành tài chính ngân hàng đƣợc ƣu tiên khi tuyển dụng vào làm việc tại chi nhánh, đồng thời chi nhánh thƣờng xuyên có những buổi đào tạo chung cho cán bộ quản lý khách hàng nhằm cung cấp các kiến thức và thông tin mới về nhận diện rủi ro nói chung, nhận diện rủi ro tín dụng nói riêng, quản trị rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng, tập huấn về phƣơng pháp thẩm định khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, quản lý khách hàng vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam thái nguyên (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)