Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam thái nguyên (Trang 103 - 105)

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦ

4.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

Nguyên đánh giá là yếu tố tác động lớn nhất tới hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng. Do đó, các giải pháp về nguồn nhân lực đóng vai trò cốt yếu trong việc nâng cao hiệu quả QTRRTD tại BIDV Nam Thái Nguyên.

- Với đội ngũ lãnh đạo: lãnh đạo NH cần nhận thức đúng đắn về RRTD, QTRRTD các khả năng có thể dẫn tới RRTD, các nhân tố ảnh hƣởng, dấu hiệu nhận biết cũng nhƣ các chỉ tiêu đo lƣờng thì mới có thể đƣa ra chiến lƣợc quản trị hợp lý. Do vậy, ban lãnh đạo ngân hàng phải thƣờng xuyên đƣợc tham gia các đợt tập huấn về QTRR, QTRRTD và nâng cao hiệu quả QTRRTD. Cần bố trí và phân công công việc hợp lý cho cán bộ quản lý khách hàng/cán bộ tín dụng, tránh tình trạng quá tải công việc cho cán bộ để đảm bảo chất lƣợng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.

- Với CBQLKH: cần phải tăng cƣờng công tác đào tạo, đào đạo lại, thực hiện đào tạo định kỳ và thƣờng xuyên liên tục để nâng cao trình độ kiến thức cũng nhƣ khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong quá trình thẩm định tín dụng, QTRR và nâng cao chất lƣợng tín dụng, hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Đào tạo phải bám sát thực tế, theo đúng định hƣớng đã đề ra, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ, các kỹ năng cần thiết cho công việc trực tiếp hàng ngày.

- Thực hiện luân chuyển CBQLKH từ phòng này sang phòng khác để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ đƣợc tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các CBQLKH tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc đƣợc nhanh chóng, hiệu quả và trau dồi thêm kinh nghiệm. Chi nhánh cần gắn kết giữa kế hoạch luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ và việc xây dựng kế hoạch đào tạo định kỳ. Lãnh đạo chi nhánh cần gắn kết giữa kế hoạch của cán bộ đi đào tạo hàng năm với vị trí công tác mà cán bộ đó đang hoặc sẽ đảm trách. Ngoài việc cử cán bộ tham dự các lớp cập nhật nghiệp vụ mới theo chƣơng trình do Trƣờng đào tạo cán bộ của BIDV thông báo, Chi nhánh nên chủ động đề xuất với Trƣờng đào tạo cán bộ những nhu cầu đào tạo xuất phát từ yêu cầu hiện tại và định hƣớng hoạt động tại chi

nhánh. Nhƣ vậy, hiệu quả của công tác đào tạo sẽ cao hơn và là một biện pháp tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận.

- Có kế hoạch trung dài hạn về đào tạo nghiệp vụ bổ sung cho cán bộ gắn với tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ nhằm đảm bảo sự đáp ứng ngay yêu cầu công việc khi cán bộ luân chuyển nhận công tác mới, bổ nhiệm vị trí công tác mới nói chung và riêng đối với cán bộ quản lý khách hàng/cán bộ tín dụng tại phòng khách hàng/phòng giao dịch.

- Lựa chọn những cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp vững vàng để bố trí vào bộ phận tín dụng. Cần tiêu chuẩn hóa lựa chọn CBQLKH theo các tiêu chí chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ làm việc trong một môi trƣờng nhiều rủi ro, đầy rẫy cạm bẫy, cám dỗ. Đồng thời, chi nhánh cần có kế hoạch tuyển dụng nhân sự hợp lý, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng mạng lƣới, quy mô hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Thái Nguyên trong giai đoạn tới.

- Bố trí và phân công công việc hợp lý cho CBQLKH, tránh tình trạng quá tải công việc cho CBQLKH để đảm bảo chất lƣợng công việc, giúp cho CBQLKH có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát sau vay các khoản vay một cách có hiệu quả nhất.

- Xây dựng một chế độ đánh giá, ghi nhận kết quả, khen thƣởng và kỷ luật dựa trên chất lƣợng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó đem lại. Các quy định này phải đƣợc sự thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam và phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để. Có nhƣ vậy mới nâng cao tính chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ quản lý khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam thái nguyên (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)