2.3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
2.3.2. Các phƣơng pháp phân tích dữ liệu
2.3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phƣơng pháp thống kê mô tả là các phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu (cả sơ cấp và thứ cấp), tóm tắt, trình bày, tính toán, diễn giải và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.
Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập thông tin, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu thông qua các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ,… để đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến hoạt động kinh doanh NH, kết quả và thực trạng QTRRTD tại BIDV – Chi nhánh Nam Thái Nguyên qua các năm từ năm 2014
báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, đánh giá hàng năm về công tác tín dụng và QTRR trong tín dụng. Từ đó, tác giả sẽ phân tích để thấy đƣợc hiệu quả kinh doanh và thực trạng hiệu quả QTRRTD của BIDV – Chi nhánh Nam Thái Nguyên.
2.3.2.2. Phương pháp so sánh
Điều kiện so sánh đƣợc của chỉ tiêu: chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phƣơng pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lƣờng.
Gốc so sánh: khi xác định xu hƣớng và tốc độ phát triển của chi tiêu cần phân tích, gốc so sánh đƣợc xác định là trị số của chỉ tiêu cần phân tích ở kỳ trƣớc hoặc hàng loạt năm trƣớc. Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa năm cần phân tích với trị số chỉ tiêu ở các năm gốc khác nhau.
Các dạng so sánh:
- So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi thực hiện so sánh bằng số tuyệt đối sẽ thấy rõ đƣợc sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa năm phân tích với năm gốc.
- So sánh bằng số tƣơng đối: khi so sánh bằng số tƣơng đối kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu kinh tế sẽ đƣợc thể hiện. Trong bài tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối động thái dùng để phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ tặng trƣởng của chỉ tiêu và dùng dƣới dạng số tƣơng đối liên hoàn (thay đổi kỳ gốc với i =1,n)
Trên cơ sở thông tin đƣợc thống kê, mô tả, phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh BIDV Nam Thái Nguyên, biểu hiện qua số liệu kinh doanh thực tế qua các năm.
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung tính chất tƣơng tự nhƣ nhau, biểu hiện bằng số lần hay tỷ lệ phần trăm.
Nội dung cần so sánh:
- So sánh giữa các đối tƣợng khách hàng: nhóm khách hàng là doanh nghiệp lớn, nhóm khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm khách hàng là cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh (SXKD).
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH NAM THÁI NGUYÊN