3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Quy trình cấp tín dụng còn bất cập: theo Basel II, để đảm bảo sự thành công của QTRRTD, một nguyên tắc cơ bản mà các NH phải tuân thủ triệt để là sự độc lập hoàn toàn của bộ phận QTRRTD và sự đảm bảo về vai trò chủ chốt của bộ phận này trong quá trình ra quyết định tín dụng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay phòng QLRR tại BIDV Nam Thái Nguyên lại chỉ có tính độc lập tƣơng đối với phòng khách hàng. Mặt khác, việc bộ phận tín dụng vừa là ngƣời đi tìm kiếm, tiếp xúc KH vừa phân tích KH, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay… ảnh hƣởng đến tính khách quan trong quyết định cho vay. Ngoài ra, do bộ phận tín dụng/ bộ phận kinh doanh thƣờng phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách hàng nên cán bộ quản lý khách hàng có thể phân tích KH theo hƣớng tốt hơn so với thực tế để đƣợc phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dƣ nợ dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho ngân hàng. CBQLKH phải đảm bảo tất cả các giai đoạn từ hƣớng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định tất cả nội dung liên quan đến KH nhƣ pháp lý, uy tín, hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm, với khối lƣợng công việc lớn nhƣ vậy lại chịu áp lực về mặt thời gian, dẫn đến CBQLKH khó có đủ thời gian để thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, kéo theo tình trạng phân tích sơ sài, không đánh giá đúng thực trạng, bản chất của khách hàng.
- Công tác thẩm định, kiểm soát tín dụng chưa tốt: thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng chỉ mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (khách hàng không trả đƣợc nợ đúng hạn các khoản vay tại chính ngân hàng hoặc ngân hàng khác, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…); cách đánh giá rủi ro còn nặng về cảm tính (khi đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính); thiếu các công cụ đo lƣờng rủi ro hiệu quả; khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chƣa tốt; chất lƣợng thẩm định và kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay chƣa cao, mang tính hình thức, nhiều báo cáo thẩm định và kiểm tra chƣa đạt yêu cầu. Các loại rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro của KH không
đƣợc đề cập kỹ trong các báo cáo thẩm định. Tình trạng này là do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của CBQLKH; hệ thống thông tin thị trƣờng và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chƣa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào thông tin một chiều do KH cung cấp....Vì thế tính chủ động ứng phó với rủi ro tín dụng chƣa cao. Điều này cũng làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả công tác QTRRTD tại BIDV Nam Thái Nguyên trong thời gian qua.
- Ngân hàng chưa áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro theo phương pháp định lượng hướng theo tiêu chuẩn quốc tế: Mặc dù việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã cũng cho thấy ngân hàng đã quan tâm đến việc vận dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro vào điều kiện cụ thể tại Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ giúp đánh giá đƣợc rủi ro của một khoản vay mà chƣa đánh giá đƣợc rủi ro dannh mục tổng thể.
- Các công cụ trong quản trị, kiểm soát và tài trợ rủi ro còn ít: tại BIDV Nam Thái Nguyên, nợ xấu chiếm tỷ trọng ngày càng tăng. Tuy nhiên các công cụ trong quản trị, kiểm soát các khoản tín dụng có vấn đề còn ít. Chủ yếu việc tài trợ các khoản nợ xấu đều sử dụng bằng quỹ dự phòng RRTD để xử lý. Ngân hàng chƣa xây dựng đƣợc mô hình giúp cảnh báo rủi ro ngành, theo tài sản bảo đảm, theo luồng tiền. Các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro nhƣ: đƣa KH mua bảo hiểm vào quy trình cấp tín dụng, thực hiện mua bảo hiểm tiền vay chỉ mới đƣợc triển khai trong thời gian gần đây, mang nhiều tính đối phó, chƣa thực sự phổ biến sâu rộng. Trong khi đó, việc chỉ đạo xử lý thu hồi nợ quá hạn đã cố gắng và đạt đƣợc kết quả nhất định nhƣng tiến độ xử lý còn chậm, hiệu quả chƣa cao.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ của BIDV Nam Thái Nguyên còn có những bất cập: một bộ phận nhân viên ngân hàng chƣa nhận thức đầy đủ đƣợc tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng, từ đó dẫn đến việc một số cán bộ chƣa đủ kiến thức và kinh nghiệm đã đƣợc tham gia hƣớng dẫn khách hàng cũng nhƣ thẩm định những dự án/ phƣơng án lớn, phức tạp. Các cán bộ quản lý khách hàng vẫn làm theo quan điểm cá nhân, dựa vào thông tin khách hàng cung cấp để đánh giá thực trạng tài chính, năng lực của khách hàng do đó có cách nhìn nhận, đánh giá không đúng
về dự án.
Để làm rõ hơn tác động của các yếu tố tới mức độ hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Nam Thái Nguyên, tác giả đã tiến hành gửi phiếu khảo sát tới 32 cán bộ quản lý khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro và cán bộ quản trị tín dụng tại chi nhánh. Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 02/2018 đến tháng 04/2018, kết quả điều tra đƣợc tổng hợp ở bảng dƣới đây:
Bảng 3.13. Tổng hợp phiếu điều tra từ cán bộ QLKH, cán bộ QLRR và cán bộ QTTD tại BIDV Nam Thái Nguyên
Tiêu chí Mức điểm trung bình Mức đánh giá theo thang Likert Phƣơng thức quản trị RRTD
- HTXHTDNB chƣa phù hợp 2,1 Rất ít khi xảy ra
- Quy trình tín dụng còn bất cập 2,8 Ít xảy ra
Hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin KH
- Thông tin CIC và hệ thống ngân hàng chƣa đầy đủ 4 Thƣờng xảy ra - Thông tin do bên thứ 3 cung cấp thiếu chính xác 3,5 Thƣờng xảy ra
Nguồn nhân lực
- Trình độ cán bộ còn hạn chế 2 Rất ít khi xảy ra
- Công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát tín dụng chƣa tốt 4,1 Thƣờng xảy ra
- Khối lƣợng công việc quá tải 4,5 Rất phổ biến
- Công cụ hỗ trợ chƣa đáp ứng nhu cầu quản lý 4,2 Rất phổ biến
(Nguồn: Phiếu đánh giá từ cán bộ QLKH, cán bộ QLRR và cán bộ QTTD tại BIDV Nam Thái Nguyên)
Kết quả điều tra cho thấy phần lớn các cán bộ đều cho rằng nguồn nhân lực là yếu tố ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả quả trị tín dụng tại chi nhánh. Qua khảo sát, với khối lƣợng công việc thƣờng xuyên quá tải, các CBQLKH tại BIDV Nam Thái Nguyên đã không thể sát sao trong công tác quản lý khoản vay, hầu hết nguồn lực chỉ tập trung vào giai đoạn đầu của quá trình cấp tín dụng, có ít hoặc rất ít sự quan
tâm tới công tác sau giải ngân. Bên cạnh đó, tƣ duy chủ quan của cán bộ quản lý khách hàng cũng ảnh hƣởng tới công tác thẩm định, nhiều lĩnh vực đòi hỏi cán bộ quản lý khách hàng cần phải có nền tảng kiến thức xã hội nhất định, tuy nhiên, do hạn chế trong nhận thức đã dẫn đến việc đƣa ra các quyết định tín dụng sai lầm, ảnh hƣởng tới hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng. Ngoài ra, nguồn thông tin từ CIC và hệ thống ngân hàng cũng là yếu tố tác động tới quyết định cho vay của CBQLKH bởi đây là các nguồn thông tin đƣợc các CBQLKH tại BIDV Nam Thái Nguyên đánh giá cao về khả năng xác thực và đáng tin cậy. Đây là những vấn đề hiện đang đặt ra cần quan tâm giải quyết bằng các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả QTRRTD BIDV Nam Thái Nguyên.
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM THÁI NGUYÊN