2.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Đề tài sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để nghiên cứu, số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn chính sau:
- Sách giáo trình, sách tham khảo về tín dụng , rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng.
- Các báo cáo, số liệu liên quan đến tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả kinh doanh của BIDV – Chi nhánh Nam Thái Nguyên qua 04 năm từ 2014 – 2017 (bảng cân đối, báo cáo tổng kết hoạt động qua các năm của chi nhánh, báo cáo đánh giá từng chuyên đề của các phòng chức năng qua các năm).
- Kết quả các công trình nghiên cứu, bài báo của các tác giả có liên quan đến rủi ro và QTRR đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
- Các văn bản pháp luật, chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc và của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam có liên quan…
Việc triển khai thu thập số liệu thứ cấp đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Tác giả xác định các loại thông tin cần có, thông tin có thể tiếp cận
và liệt kê chi tiết. Các thông tin bao gồm:
- Thông tin về BIDV Nam Thái Nguyên (quá trình hình thành và phát triển) - Các thông tin về cơ cấu tổ chức tại chi nhánh, từ đó có thể phân tích, đánh giá mô hình thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng hiện tại của chi nhánh
- Thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh, cơ sở dữ liệu về khách hàng…
Bƣớc 2: Tìm cách tiếp cận thông tin, yêu cầu cung cấp thông tin tới các đơn
vị có thể cung cấp
Bƣớc 3: Nhận thông tin và tổng hợp cho quá trình phân tích 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Để phục vụ các nội dung nghiên cứu, phân tích đánh giá, ngoài thu thập các số liệu thông tin thứ cấp, đề tài sẽ tiến hành thu thập các thông tin sơ cấp để điều tra các yếu tố ảnh hƣởng tới QTRRTD tại BIDV Nam Thái Nguyên. Thông tin sơ cấp đƣợc thu thập từ:
- Điều tra, phỏng vấn cán bộ NH: thông tin sơ cấp đƣợc thu thập từ phỏng vấn, điều tra 32 cán bộ của NH thông qua phiếu điều tra khảo sát gửi tới Ban giám đốc và các cán bộ quản lý khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro (CBQLRR) và cán bộ quản trị tín dụng (CBQTTD) xin ý kiến đánh giá.
Để xác định ý kiến phản hồi của ngƣời tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thƣớc đo 5 bậc và sẽ đƣợc phân tích thông qua sử
dụng số bình quân cộng gia quyền.
Số bình quân cộng gia quyền (trung bình cộng gia quyền): vận dụng khi các biến có tần số khác nhau. 1 1 2 2 1 1 1 2 X = hay X . . . . = n n n i i i n i i n x f x f x f x f f f f f Trong đó: X: số trung bình xi: các lƣợng biến (i = 1,2,….n) fi: các quyền số (i = 1,2,….n)
Để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert
Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert
Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá
5 Rất phổ biến 4.20 - 5.00 Rất phổ biến 4 Thƣờng xảy ra 3.40 – 4.19 Thƣờng xảy ra 3 Ít xảy ra 2.60 – 3.39 Ít xảy ra 2 Rất ít xảy ra 1.80 – 2.59 Rất ít xảy ra 1 Không xảy ra 1.00 – 1.79 Không xảy ra
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện tại trụ sở chi nhánh BIDV Nam
Thái Nguyên với 3 phòng giao dịch.
Đối tƣợng tham gia nghiên cứu: các cán bộ quản lý khách hàng cá nhân, cá
bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp, cán bộ quản lý rủi ro và cán bộ quản trị tín dụng tham gia trực tiếp vào quá trình cấp tín dụng tại chi nhánh
Hình thức nghiên cứu: đối tƣợng tham gia nghiên cứu trả lời bảng câu hỏi
điều tra đƣợc tác giả chuẩn bị trƣớc.
Nội dung nghiên cứu: bảng câu hỏi gồm 2 phần
tuổi, bằng cấp chuyên môn, thâm niên công tác tại đơn vị)
Phần II: Gồm 8 câu hỏi đƣợc phân loại vào 3 nhóm các yếu tố tác động tới hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Các câu hỏi đƣợc ngƣời tham gia khảo sát đánh giá theo từng mức độ 1 (Không xảy ra), 2 (Rất ít xảy ra),
Tác giả gửi phiếu điều tra bằng bản cứng cho các cán bộ quản lý khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản trị tín dụng đang công tác tại chi nhánh. Bao gồm:
- Lãnh đạo các phòng khách hàng, lãnh đạo phòng giao dịch tham gia trực tiếp vào quy trình cấp tín dụng tại chi nhánh: 7 phiếu
- Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro, lãnh đạo phòng quản trị tín dụng: 2 phiếu - Cán bộ quản lý khách hàng tại các phòng khách hàng và các phòng giao dịch: 18 phiếu
- Cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản trị tín dụng: 5 phiếu
Số lƣợng phiếu khảo sát phát ra 32 phiếu, số phiếu hợp lệ là 32 phiếu
Thời gian khảo sát: từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2018. 2.3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Các số liệu thu thập điều tra đƣợc chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán đƣợc xử lý trên các phần mềm tính toán, Excel kết hợp với phƣơng pháp phân tích chính đƣợc vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng QTRRTD ở chi nhánh BIDV Nam Thái Nguyên thông qua các số tuyệt đối, số tƣơng đối và số bình quân, đƣợc thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.
2.3.1. Công cụ phân tích
2.3.1.1. Tính phần trăm và giá trị
Công cụ phân tích này cho thấy mức độ thay đổi của chỉ tiêu năm sau so với năm trƣớc, từ đó cho thấy mức độ thay đổi của hoạt động tín dụng qua các năm.
- Giá trị thay đổi là chênh lệch giữa giá trị năm sau so với giá trị năm liền trƣớc.
- Phần trăm thay đổi đƣợc tính bằng cách chia giá trị của năm sau cho giá trị của năm trƣớc
Phần trăm thay đổi = x 100%
Giá trị thay đổi năm sau so với năm trƣớc thể hiện quy mô của sự thay đổi trong khi phần trăm thay đổi thể hiện tỷ trọng quy mô của sự thay đổi so với giá trị năm trƣớc. Sử dụng đồng thời cả 2 chỉ tiêu nêu trên sẽ làm tăng chất lƣợng của việc phân tích dữ liệu.
2.3.1.2. Tính phần trăm xu hướng
Việc tính phần trăm chỉ xu hƣớng gồm các bƣớc:
+ Chọn năm gốc và gán cho các chỉ tiêu của năm gốc giá trị là 100%
+ Tính toán các chỉ tiêu của năm sau theo phần trăm (%) tƣơng ứng với các chỉ tiêu của năm gốc. Việc tính toán này đƣợc thực hiện bằng cách chia chỉ tiêu của năm sau cho sau cho chỉ tiêu tƣơng ứng của năm trƣớc, sau đó nhân với 100%
2.3.1.3. Tính phần trăm cấu thành
Phần trăm cấu thành thể hiện quy mô tƣơng đối của mỗi chỉ tiêu trong tổng số. Phần trăm cấu thành đƣợc tính bằng cách lấy từng chỉ tiêu thành phần chia cho tổng số.
Phần trăm cấu thành = x 100%
2.3.2. Các phƣơng pháp phân tích dữ liệu
2.3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phƣơng pháp thống kê mô tả là các phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu (cả sơ cấp và thứ cấp), tóm tắt, trình bày, tính toán, diễn giải và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.
Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập thông tin, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu thông qua các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ,… để đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến hoạt động kinh doanh NH, kết quả và thực trạng QTRRTD tại BIDV – Chi nhánh Nam Thái Nguyên qua các năm từ năm 2014
báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, đánh giá hàng năm về công tác tín dụng và QTRR trong tín dụng. Từ đó, tác giả sẽ phân tích để thấy đƣợc hiệu quả kinh doanh và thực trạng hiệu quả QTRRTD của BIDV – Chi nhánh Nam Thái Nguyên.
2.3.2.2. Phương pháp so sánh
Điều kiện so sánh đƣợc của chỉ tiêu: chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phƣơng pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lƣờng.
Gốc so sánh: khi xác định xu hƣớng và tốc độ phát triển của chi tiêu cần phân tích, gốc so sánh đƣợc xác định là trị số của chỉ tiêu cần phân tích ở kỳ trƣớc hoặc hàng loạt năm trƣớc. Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa năm cần phân tích với trị số chỉ tiêu ở các năm gốc khác nhau.
Các dạng so sánh:
- So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi thực hiện so sánh bằng số tuyệt đối sẽ thấy rõ đƣợc sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa năm phân tích với năm gốc.
- So sánh bằng số tƣơng đối: khi so sánh bằng số tƣơng đối kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu kinh tế sẽ đƣợc thể hiện. Trong bài tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối động thái dùng để phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ tặng trƣởng của chỉ tiêu và dùng dƣới dạng số tƣơng đối liên hoàn (thay đổi kỳ gốc với i =1,n)
Trên cơ sở thông tin đƣợc thống kê, mô tả, phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh BIDV Nam Thái Nguyên, biểu hiện qua số liệu kinh doanh thực tế qua các năm.
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung tính chất tƣơng tự nhƣ nhau, biểu hiện bằng số lần hay tỷ lệ phần trăm.
Nội dung cần so sánh:
- So sánh giữa các đối tƣợng khách hàng: nhóm khách hàng là doanh nghiệp lớn, nhóm khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm khách hàng là cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh (SXKD).
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH NAM THÁI NGUYÊN
3.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV CHI NHÁNH NAM THÁI NGUYÊN 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Thái Nguyên (BIDV Nam Thái Nguyên), là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đƣợc chính thức khai trƣơng ngày 10/01/2014 tại số 478, tổ dân phố 5, phƣờng Ba Hàng, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Là tổ chức tín dụng thứ 24 của tỉnh Thái Nguyên, với mục tiêu phục vụ kinh tế trên địa bàn ngày càng tốt hơn, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Đƣợc tách ra từ BIDV – Chi nhánh Thái Nguyên có bề dày lịch sử hơn 60 năm hoạt động đã tạo đƣợc vị trí vững chắc và lòng tin của nhân dân, chi nhánh Nam Thái Nguyên thành lập có trụ sở chính tại thị xã Phổ Yên với mục tiêu phục vụ địa bàn trọng điểm là thị xã Phổ Yên, thành phố Sông Công, huyện Phú Bình và khu vực phía Nam Thành phố Thái Nguyên.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
Tính đến thời điểm 31/12/2017, BIDV Nam Thái Nguyên có 7 phòng nghiệp vụ, 3 phòng giao dịch với tổng số 75 cán bộ. Trong đó, Ban Giám đốc có Giám đốc chi nhánh và 02 Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn. Đội ngũ lãnh đạo cấp phòng 19 cán bộ và 06 lãnh đạo phòng giao dịch. Lực lƣợng lao động chủ yếu là lao động trẻ có trình độ chuyên môn tốt. Chất lƣợng chuyên môn nghiệp vụ tại BIDV chi nhánh Nam Thái Nguyên tƣơng đối tốt, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và sau đại học luôn chiếm trên 90%.
Với đặc thù của ngành ngân hàng luôn cần nguồn nhân lực có trình độ cao, BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên luôn không ngừng nâng cao trình độ các cán bộ, nhân viên để phục vụ tốt cho công việc. Trong việc phân bổ nguồn nhân lực cho các khối thì số lƣợng cán bộ, nhân viên đang làm việc trực tiếp với khách hàng
chiếm tỷ trọng trên 60% trên tổng số cán bộ nhân viên toàn chi nhánh.
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức của BIDV Nam Thái Nguyên
(Nguồn: Phòng QLNB – BIDV Nam Thái Nguyên)
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Thái Nguyên
Trải qua 04 năm đi khai phá và lập nghiệp trên một địa bàn mới đầy gian khổ, khó khăn, thách thức, xong bằng ý chí, nghị lực, khát vọng chinh phục, BIDV Nam Thái Nguyên đã nỗ lực vƣợt qua và đạt đƣợc những kết quả đáng trân trọng, bồi đắp, hoàn thiện cho tầm vóc, hình hài của một Ngân hàng dẫn đầu.
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của BIDV Nam Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2017
TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 1 HĐV 2.132 2.700 2.555 2.361 2 Dƣ nợ TD 2.117 3.004 3.340 4.519 3 LNTT 44,90 76,55 84,62 106,77 4 LNTT/ngƣời 0,774 1,109 1,175 1,456 5 Số lƣợng khách hàng 14.533 22.099 32.675 45.363 5,1 Số lƣợng KHBL 14.259 21.694 32.148 44.735 5,2 Số lƣợng KHDN 274 405 527 628
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2014-2017 của BIDV Nam Thái Nguyên)
Từ bảng 3.1, có thể thấy trong giai đoạn 2014 – 2017, hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Thái Nguyên không ngừng đƣợc gia tăng qua các năm. LNTT 2017 đạt 106,77 tỷ, gấp 2,38 lần năm 2014 (44,9 tỷ) và cao hơn mức tăng trƣởng của quy mô: HĐV gấp 1,11 lần năm 2014 (2.132 tỷ), quy mô tăng dƣ nợ gấp 2,14 lần năm 2014 (2.113 tỷ). Năng suất lao động luôn đƣợc cải thiện qua các năm thể hiện qua chỉ tiêu LNTT/ngƣời. Năm 2017, LNTT/ngƣời đạt 1,456 tỷ/ngƣời gấp 1,88 lần LNTT/ngƣời năm 2014 (0,774 tỷ/ngƣời), nằm trong top dẫn đầu các chi nhánh BIDV thuộc khu vực miền núi phía Bắc.
3.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM THÁI NGUYÊN
3.2.1. Hoạt động tín dụng tại BIDV – chi nhánh Nam Thái Nguyên
3.2.1.1. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại BIDV Nam Thái Nguyên
a) Tình hình huy động vốn
NHTM hoạt động và phát triển đƣợc chủ yếu nhờ vào nguồn tiền mà Ngân hàng huy động đƣợc từ nền kinh tế. Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng hiện nay, để có đƣợc nguồn vốn lớn đòi hỏi các NHTM phải có những chính sách huy động hợp lý, từ đó thu hút đƣợc lƣợng vốn cần thiết trong nền kinh tế để phục vụ cho hoạt động của NHTM.
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2014 – 2017 của BIDV Nam Thái Nguyên)
Qua bảng 3.2, ta thấy nguồn vốn huy động của BIDV Nam Thái Nguyên chƣa thực sự ổn định, có dấu hiệu giảm trong giai đoạn 2015 – 2017. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động đang có sự dịch chuyển từ nguồn vốn huy độn dƣới 12 tháng sang nguồn vốn huy động trung dài hạn, tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn trong giai đoạn 2014 – 2017 lần lƣợt là 10,77%; 27,11%; 45,96% và 40,35%. Nguồn vốn trung dài hạn có tính ổn định tƣơng đối cao đồng thời làm giảm bớt áp lực khi ngân hàng muốn đẩy mạnh hoạt động cho vay trung dài hạn.
b) Tình hình sử dụng vốn
BIDV Nam Thái Nguyên thực hiện tăng trƣởng tín dụng gắn liền với kiểm soát và nâng cao chất lƣợng tín dụng, tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hƣớng mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập trung tài trợ vốn cho các DN nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể... nâng dần tỷ trọng cho