NGUỒN SỐ LIỆU THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 59)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. NGUỒN SỐ LIỆU THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp là chủ yếu. Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn bên trong và bên ngoài, bao gồm:

- Nguồn dữ liệu bên trong:

+ Sử dụng các bản điều tra, khảo sát mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT tại các sở, ban, ngành, địa phƣơng trên địa bàn tỉnh về thực trạng hạ tầng CNTT; nguồn nhân lực ứng dụng CNTT; triển khai ứng dụng CNTT trong điều hành, quản lý; cơ chế, chính sách đẩy mạnh ứng dụng CNTT; kinh phí đầu tƣ cho ứng dụng CNTT và các báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm về kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị.

+ Sử dụng tổng hợp nhiều nguồn số liệu, trong đó có các nguồn chính: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2013; kết quả khảo sát việc triển khai ứng dụng CNTT tại các sở, ban, ngành và 08 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Bình; Báo cáo đánh giá chất lƣợng cán bộ, công chức tỉnh Quảng Bình các năm: 2011, 2012, 2013; Kế hoạch ứng dụng CNTT tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 - 2010; Kế hoạch ứng dụng CNTT tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch ứng dụng CNTT tỉnh Quảng Bình các năm: 2012, 2013, 2014; Báo cáo kết quả ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Quảng Bình hàng năm từ 2008 đến 2013; Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; ...

- Nguồn dữ liệu bên ngoài:

Luận văn sử dụng các thông tin thu thập đƣợc từ các sách, báo và các trang thông tin điện tử của các tỉnh, các cơ quan trong hệ thống và hiệp hội nghề nghiệp có tƣ liệu liên quan đến công trình nghiên cứu.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC Ở TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1.1. Về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc ở tỉnh Quảng Bình khái quát nhƣ sau: - Khối cơ quan Hội đồng nhân dân tỉnh

- Khối cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh - Khối các ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh - Khối chính quyền địa phƣơng

Trong khuôn khổ của luận văn, các cơ quan quản lý nhà nƣớc không bao gồm các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, các ngành an ninh, quốc phòng, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị của Trung ƣơng đóng trên địa bàn tỉnh.

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh Quảng Bình

(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình)

* Ghi chú:

Điều hành trực tiếp Chỉ đạo phối hợp

3.1.2. Về đội ngũ cán bộ, công chức

Tổng số cán bộ, công chức toàn tỉnh tính đến cuối năm 2013 là 6.977 ngƣời. Trong đó, số lƣợng cán bộ, công chức cấp xã là 3.289 ngƣời; cán bộ, công chức cấp huyện, cấp tỉnh là 3.688 ngƣời. Về số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức khái quát qua các bảng 3.1 và 3.2:

UBND XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN UBND TỈNH VP UBND TỈNH HĐND TỈNH UBND CẤP HUYỆN VP UBND CẤP HUYỆN HĐND CẤP HUYỆN PHÕNG, BAN CẤP HUYỆN SỞ VÀ CƠ QUAN NGANG SỞ HĐND XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN

Bảng 3.1: Số lƣợng, chất lƣợng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Quảng Bình tính đến cuối năm 2013

Cán bộ Công chức Số lƣợng 1646 1643 Trình độ Chuyên môn: - Thạc sỹ trở lên 6 4 - Đại học 589 827 - Cao đẳng 55 76 - Trung cấp 717 722 - Sơ cấp 37 14

- Chƣa qua đào tạo 242 0 Trình độ chính trị

- Cử nhân 0 0

- Cao cấp 47 0

- Trung cấp 1329 588

- Sơ cấp 121 307

- Chƣa qua đào tạo 149 748 Trình độ tin học

- Cao đẳng trở lên 0 0

- Chứng chỉ 896 1389

- Chƣa qua đào tạo 750 254 Trình độ ngoại ngữ

- Cao đẳng trở lên 0 0

- Chứng chỉ 543 1080

- Chƣa qua đào tạo 1103 563 Độ tuổi

- Trên 60 47 0

- Từ 46 đến 60 925 366

- Từ 31 đến 45 621 909

Bảng 3.2: Số lƣợng, chất lƣợng công chức cấp tỉnh Quảng Bình Có đến cuối năm 2013 Cán bộ Công chức Số lƣợng 49 3639 Trình độ Chuyên môn: - Thạc sỹ trở lên 14 565 - Đại học 35 2573 - Cao đẳng 0 76 - Còn lại 0 425 Trình độ chính trị - Cử nhân 20 174 - Cao cấp 25 488 - Trung cấp 4 1348 - Sơ cấp 0 1629 Trình độ tin học - Cao đẳng trở lên 0 276 - Chứng chỉ 46 3086 Trình độ ngoại ngữ - Cao đẳng trở lên 0 231 - Chứng chỉ 49 2873 Độ tuổi - Từ 51 đến 60 28 974 - Từ 30 đến 40 0 1249 - Từ 41 đến 50 21 1103 - Dƣới 30 0 313

Nhận xét, đánh giá: Hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh Quảng Bình đánh giá trong luận văn gồm 20 cơ quan chuyên môn, 04 ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh và 08 đơn vị hành chính, trong đó có 06 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố với 159 xã, phƣờng, thị trấn. Những năm qua, kinh tế Quảng Bình có tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở mức khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa; văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nâng cao trình độ dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực thƣờng xuyên đƣợc quan tâm; quốc phòng - an ninh đƣợc giữ vững và tăng cƣờng; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng cao. Đặc biệt, cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin từng bƣớc đƣợc đầu tƣ nâng cấp, ngày càng phát huy hiệu quả trong đời sống xã hội.

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh nhìn chung đƣợc đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn là đại học chiếm phần lớn, đa số đều có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. Tuy vậy, ngoài 02 huyện miền núi thuộc diện 30a của Chính phủ, Quảng Bình còn có rất nhiều xã miền núi, vùng sâu, vùng biên giới tiếp giáp với Nƣớc Cộng hòa nhân dân Lào nên chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tƣơng đối thấp, đặc biệt về trình độ tin học và ngoại ngữ. Số cán bộ, công chức công tác ở các địa bàn khó khăn tƣơng đối lớn; số cán bộ, công chức trên 50 tuổi cả ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã chiếm tỷ lệ cao, .. . Tất cả những yếu tố này có tác động, ảnh hƣởng không nhỏ đến việc triển khai hoạt động ứng dụng CNTT trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác, là một địa phƣơng có điểm xuất phát thấp, khả năng nội lực còn yếu, ở xa các trung tâm kinh tế - chính trị của đất nƣớc; bên cạnh đó, thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng nặng nề của thiên tai. Vì vậy, Quảng Bình vẫn còn là một tỉnh nghèo, sự đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đầu

dụng CNTT trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của thực tiễn đặt ra, chƣa thực sự gắn kết giữa ứng dụng CNTT với quá trình cải cách hành chính, đổi mới phƣơng thức làm việc của cán bộ, công chức để nâng cao chất lƣợng, hiệu lực, hiệu quả quản lý.

3.2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC Ở TỈNH QUẢNG BÌNH THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC Ở TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2000 - 2013

3.2.1. Đánh giá khái quát về giai đoạn 2000 - 2007

Đây là giai đoạn triển khai thực hiện Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nƣớc (Đề án 112) trên địa bàn tỉnh. Qua hơn 06 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch 12-KH/TU của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy, với sự cố gắng của các sở, ban, ngành, địa phƣơng, việc ứng dụng CNTT của Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Đã dần tạo ra một phƣơng thức làm việc mới có sử dụng CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc, bƣớc đầu nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức; bắt đầu hình thành hệ thống thông tin điện tử của tỉnh bao gồm Trung tâm tích hợp dữ liệu, mạng cục bộ (LAN) của các cơ quan, mạng diện rộng liên kết các hệ thống tin học. Hệ thống thông tin điện tử của một số sở, ngành, địa phƣơng đã vận hành các phần mềm ứng dụng tin học hóa quản lý hành chính nhà nƣớc. Nhiều hệ thống phần mềm đƣợc triển khai tại các đơn vị, CSDL một số lĩnh vực quan trọng đƣợc xây dựng. Hơn 60% số cán bộ công chức biết sử dụng thƣ điện tử công vụ (dạng gov.vn) và khai thác mạng Internet; gần 1000 công chức hành chính đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức tin học để sử dụng, khai thác hệ thống thông tin điện tử đang triển khai tại các sở, ngành, địa phƣơng. Hầu hết số cán bộ tin học chuyên trách của các sở, ngành, địa phƣơng đã đƣợc đào tạo và có trình độ quản trị cơ bản để khai thác, quản lý, vận hành các hệ thống thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị [34].

Tuy vậy, việc ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh nói chung, cơ quan quản lý nhà nƣớc nói riêng chƣa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Do khó khăn về tài chính, về biên chế trong hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc nên đội ngũ chuyên trách về CNTT còn thiếu. Đầu tƣ cho ứng dụng CNTT ở mức quá khiêm tốn nên chƣa thể tạo ra đƣợc sự đồng bộ cả về hạ tầng và nguồn nhân lực cho phát triển CNTT. CNTT của tỉnh Quảng Bình vẫn ở tình trạng chậm phát triển so với nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực và trên cả nƣớc. Nhận thức vai trò của ứng dụng CNTT nói chung còn thấp, thể hiện ở việc đầu tƣ, bố trí thời gian, nguồn nhân lực của tỉnh cho chƣơng trình tin học hóa quản lý hành chính nhà nƣớc, tình trạng cát cứ thông tin vẫn diễn ra. Tình trạng chậm ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã làm ảnh hƣởng đến tiến độ triển khai các dự án ứng dụng CNTT, không tổ chức đƣợc nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc; không giải phóng đƣợc lƣu lƣợng thông tin điện tử trao đổi trên mạng. Nhiều cơ quan đã trang bị một số lớn thiết bị CNTT hiện đại, nhƣng những ứng dụng chuyên ngànhhầu nhƣ không đƣợc chú trọng phát triển. Công suất sử dụng và khai thác thiết bị CNTT còn thấp, chƣa đem lại hiệu quả đích thực. Phần lớn cán bộ, công chức đều chƣa có thói quen làm việc trên thiết bị CNTT, do đó kỹ năng sử dụng thiết bị CNTT chậm đƣợc nâng cao và gây nhiều khó khăn cho việc điều hành và ứng dụng CNTT, đặc biệt là chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu đặt ra là ứng dụng CNTT trong hoạt động để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

3.2.2. Giai đoạn 2008 - 2013

3.2.2.1. Về hạ tầng kỹ thuật CNTT

Giai đoạn này hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp; hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu

dùng chung cơ bản đƣợc xây dựng, ngày càng đáp ứng hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc, phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp. Cụ thể: [32, 2-4]

- 100% UBND cấp huyện; 02 xã đã triển khai hệ thống một cửa điện tử. - 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đã có hệ thống mạng LAN và kết nối với mạng diện rộng (WAN) của tỉnh.

- 95% cán bộ, công chức ở các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố đã đƣợc trang bị máy vi tính.

- 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đã đƣợc kết nối mạng TSLCD. - 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đã đƣợc kết nối đƣờng truyền Internet tốc độ cao.

- Trung tâm Dữ liệu điện tử của tỉnh đã đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông đầu tƣ, xây dựng mới tại Sở Thông tin và Truyền thông vào năm 2013, cơ bản đáp ứng hạ tầng để triển khai các phần mềm và cơ sở dữ liệu dùng chung nhƣ: cổng thông tin điện tử, hệ thống thƣ điện tử công vụ, hệ thống quản lý văn bản và điều hành, ..

- Cầu truyền hình từ Trung ƣơng đến Tỉnh phát huy hiệu quả. Các doanh nghiệp VNPT, Viettel thiết lập cầu truyền hình từ tỉnh đến tất cả các huyện, thị xã.

- Hạ tầng Viễn thông và Internet phát triển bao phủ trên địa bàn toàn tỉnh đến tận vùng sâu, vùng xa với công nghệ hiện đại, dung lƣợng lớn, tốc độ cao, cung cấp đa dịch vụ, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội; Internet băng thông rộng phát triển nhanh, cung cấp gần 90% địa bàn toàn tỉnh, phục vụ tốt cho ứng dụng và phát triển CNTT.

Bảng 3.3: Tổng hợp hạ tầng kỹ thuật CNTT tính đến tháng 12/2013 TT Đơn vị TS máy tính TS máy kết nối Internet TS Máy có phần mềm diệt virut bản quyền Mạng LAN Mang WAN Mạng TSLCD TS máy chủ 1 Sở Tài Chính 70 70 70 có Có 2Mbps 3 2 Sở Kế hoạch và Đầu tƣ 45 43 30 có Có 2Mbps 1 3 Sở KH và Công nghệ 21 21 21 có Có 2Mbps 1 4 Sở NN và PTNT 40 40 15 có Có 50Mbps 1 5 Sở Nội vụ 34 34 10 có Có 10Mbps 1 6 Sở Ngoại vụ 20 20 10 có Có 2Mbps 1 7 Sở Công thƣơng 33 33 15 có Có 50Mbps 1 8 Sở TT và Truyền thông 75 75 45 có Có 20Mbps 2 9 Sở Giáo dục và Đào tạo 53 53 40 có Có 20Mbps 2 10 Sở Giao thông vận tải 51 51 25 có Có 6Mbps 2

11 Sở TN- Môi trƣờng 40 40 12 có Có 2Mbps 6 12 Sở Xây dựng 37 37 6 có Có 8Mbps 1 13 Sở Y tế 20 20 15 có Có 10Mbps 1 14 Sở Tƣ pháp 25 25 10 có Có 2Mbps 1 15 Sở LĐTB &XH 45 40 35 có Có 2Mbps 1 16 Sở VHTT&DL 35 35 10 có có 2Mbps 1 17 Ban Quản lý Khu kinh tế 45 42 32 có có 20Mbps 1

18 Ban Dân tộc 17 17 4 có không 2Mbps 1 19 Thanh tra tỉnh 36 36 26 có có 2Mbps 1

21 Viện Kiểm sát tỉnh 50 50 25 có không 10Mbps 1

22 Bảo hiểm Xã hội tỉnh 83 83 50 có có 20Mbps 9 23 Văn phòng UBND tỉnh 95 91 71 có có 20Mbps 12 24 VPĐoàn ĐBQH&HĐND 31 31 15 có có 2Mbps 1 25 UBND Tp. Đồng Hới 150 150 25 có có 10Mbps 2 26 UBND huyện Lệ Thủy 88 86 20 có có 2Mbps 2

27 UBND H. Quảng Ninh 34 32 12 có có 50Mb 1 28 UBND H. Bố Trạch 95 95 20 có có 8Mbps 1

29 UBND H.Quảng Trạch 68 68 20 có có 2Mbps 1 30 UBND thị xã Ba Đồn 75 75 20 có có 8Mbps 1 31 UBND huyện Tuyên Hóa 45 44 20 có có 2Mbps 1 32 UBND huyện Minh Hóa 35 35 20 có có 2Mbps 1

(Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Bình)

Nhận xét, đánh giá: hạ tầng kỹ thuật CNTT đã đƣợc quan tâm đầu tƣ so với giai đoạn trƣớc, cơ bản đáp ứng cho việc triển khai ứng dụng CNTT trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm thay đổi cách thức làm việc, quản lý, nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả. Trong giai đoạn này, đặc biệt là từ năm 2011 -

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)