Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG
3.3.1. Kết quả đạt được
Ứng dụng CNTT trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc ở tỉnh Quảng Bình thời gian qua đã đạt đƣợc một số kết quả quan trọng và có bƣớc chuyển biến tích cực. Ứng dụng CNTT đã hình thành phƣơng thức làm việc trên máy tính, từng bƣớc thay đổi cách thức sử dụng, thu thập, khai thác, xử
công tác của cán bộ, công chức, viên chức, làm giảm chi phí hoạt động, tiết kiệm nguồn lực, tiết kiệm thời gian, đƣa lại lợi ích kinh tế lớn; đã cho thấy vai trò quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc các cấp và trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị. Cụ thể:
a- Nhận thức của phần lớn lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức các ngành, các cấp về vai trò của ứng dụng CNTT trong hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc đƣợc nâng lên rõ rệt;
b- UBND tỉnh đã quan tâm đầu tƣ nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT, triển khai các hệ thống thông tin, phục vụ công tác quản lý, điều hành của tỉnh và các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; thiết bị máy tính, máy chủ, mạng LAN đã đƣợc trang bị cho các đơn vị cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc. Bên cạnh việc nâng cấp thiết bị phần cứng, các phần mềm ứng dụng, phần mềm diệt virut, an toàn bảo mật cũng đƣợc chú trọng đầu tƣ.
c- Việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc bƣớc đầu đã phát huy hiệu quả, tin học hóa các thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, thuận tiện trong lƣu trữ và tra cứu văn bản, dữ liệu, làm tăng hiệu quả quản lý, dần tạo phƣơng thức mới trong quản lý, điều hành, nâng cao chất lƣợng phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp.
d- Hoạt động cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của các ngành, địa phƣơng đã từng bƣớc cung cấp kịp thời thông tin quản lý, điều hành, các văn bản quy phạm pháp luật, cung ứng dịch vụ công, góp phần nâng cao tính minh bạch và tin cậy của thông tin trong hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc, góp phần chống quan liêu, tham nhũng; đặc biệt mở ra cơ hội mới cho ngƣời dân đƣợc nắm bắt kịp thời thông tin, chủ động góp ý vào các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
e- Nhiều cơ quan, đơn vị trong hệ thống cơ quan QLNN đã chú trọng triển khai và tăng cƣờng hoạt động ứng dụng CNTT; tạo bƣớc chuyển biến cơ bản trong lề lối làm việc; sử dụng phổ biến các thông tin, tài liệu điện tử, gửi nhận văn bản điện tử, giảm bớt văn bản giấy tờ hành chính, tiết kiệm chi phí.
f- Bộ phận, cán bộ chuyên trách CNTT trong cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh dần đƣợc kiện toàn, bố trí đầy đủ. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức CNTT cho cán bộ, công chức đƣợc đẩy mạnh; chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức tin học cho CBCC đƣợc chú trọng xây dựng phù hợp với yêu cầu thực tế. Đã có nhiều lƣợt cán bộ, công chức, viên chức đƣợc tham gia đào tạo, bồi dƣỡng các lớp tin học cơ bản, tin học nâng cao.
g - Việc ứng dụng CNTT để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả quản lý đƣợc nhân rộng, thông qua việc triển khai các phần mềm ứng dụng, các đơn vị đã thực hiện việc truyền, nhận thông tin đa chiều, bao gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống báo cáo định kỳ, đột xuất và thƣ điện tử,... bảo đảm nhanh chóng, thuận lợi phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy quản lý nhà nƣớc các cấp.
h- Hệ thống cơ chế, chính sách của tỉnh thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan quản lý nhà nƣớc đƣợc quan tâm xây dựng và dần hoàn chỉnh. Một số cơ quan, đơn vị đã chú trọng ban hành các văn bản chỉ đạo, đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT tại ngành mình, cấp mình.