Huy động vốn, đầu tư đủ và đồng bộ cho ứng dụng CNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 112 - 128)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT TRONG HỆ THỐNG

4.2.5. Huy động vốn, đầu tư đủ và đồng bộ cho ứng dụng CNTT

4.2.5.1. Huy động vốn

- Để đảm bảo nhu cầu vốn cho triển khai ứng dụng CNTT cần huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hoá để thực hiện các dự án ứng dụng CNTT; đặc biệt xây dựng cơ chế, chính sách nhằm nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với việc xây dựng phát triển hạ tầng CNTT; chính sách thuê hạ tầng, dịch vụ của các doanh nghiệp.

- Tăng cƣờng hợp tác, liên kết công - tƣ.

phát triển CNTT cần có đƣợc sự hỗ trợ từ phía bên ngoài thông qua hoạt động hợp tác, liên kết công - tƣ. Nguồn lực từ bên ngoài sẽ góp phần giúp địa phƣơng khai thác thế mạnh và tiềm năng của mình. Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế, việc liên kết, hợp tác là một xu thế tất yếu nhằm tạo ra môi trƣờng thuận lợi trong ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ phát triển KT- XH. Để đẩy mạnh, tăng cƣờng hợp tác, liên kết công - tƣ về ứng dụng CNTT, cần thực hiện tốt hai giải pháp cơ bản sau.

Thứ nhất, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác là các tập đoàn, công ty, tổ chức và các chuyên gia hàng đầu về CNTT. Đây là sự hợp tác hết sức cần thiết. Sự hợp tác này hƣớng tới việc thu hút sự đầu tƣ vào xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng CNTT, các chƣơng trình dùng chung, học tập kinh nghiệm của các nƣớc, các tỉnh bạn về ứng dụng CNTT và tiến hành việc chuyển giao KHCN.

Thứ hai, cử các đoàn cán bộ lãnh đạo quản lý, chuyên gia, cán bộ chuyên trách CNTT đến các địa phƣơng trong nƣớc để học tập kinh nghiệm, giới thiệu nhu cầu về phát triển và ứng dụng CNTT; kêu gọi các chuyên gia CNTT, các doanh nghiệp CNTT đầu tƣ vào Quảng Bình.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với sự phát triển hết sức mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức đòi hỏi tỉnh Quảng Bình cần phải có một chiến lƣợc hợp tác kinh tế quốc tế, liên kết công - tƣ nhạy bén và đúng đắn nhằm tận dụng đƣợc các cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT nói riêng. Đây là con đƣờng ngắn nhất để tỉnh rút ngắn khoảng cách chênh lệnh so với các địa phƣơng khác và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh đã đề ra.

4.2.5.2. Đầu tư đủ và đồng bộ

Thực tế, tỷ lệ đầu tƣ cho phần cứng chiếm tỷ lệ quá lớn so với phần mềm và đào tạo, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hƣởng

đến việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc thời gian qua. Tuy kinh phí đầu tƣ cho CNTT còn hạn chế, nhƣng nếu cơ cấu đầu tƣ hợp lý sẽ phát huy đƣợc hiệu quả đầu tƣ và thuận lợi trong triển khai ứng dụng CNTT. Đầu tƣ đủ và đồng bộ là một bài toán khó đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà ứng dụng, các nhà hoạch định chính sách trong điều kiện của tỉnh Quảng Bình.

- Xác định mục tiêu, thứ tự ƣu tiên để có cơ cấu bố trí vốn đủ và hợp lệ, tỷ lệ hợp lý giữa đầu tƣ phần cứng, phần mềm và đào tạo cần sát với tình hình thực tế, trong từng giai đoạn của tỉnh.

- Tập trung, huy động nguồn vốn cho ứng dụng CNTT đảm bảo đầu tƣ đủ và đồng bộ. Trƣớc hết, cần dành chi phí đáng kể cho việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, quy phạm, chuẩn hoá thông tin, chuẩn hoá các chỉ số báo cáo, thống kê, các chế độ đảm bảo dữ liệu đầy đủ và chính xác phục vụ các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT.

- Ƣu tiên đầu tƣ cho một số dự án trọng điểm, có tính đột phá để đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Trƣớc mắt, tập trung phát triển ứng dụng CNTT tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố, từng bƣớc xây dựng “Chính quyền điện tử”. Tiếp tục đầu tƣ nâng cấp, bố trí đủ trang thiết bị máy tính và mạng máy tính cho các cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc của tỉnh.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trƣờng thông thoáng, khuyến khích các doanh nghiệp có năng lực tham gia xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT phục vụ cho hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng CNTT ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; ban hành quy định yêu cầu các doanh nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông để tận dụng nguồn lực, mở rộng mạng lƣới phục vụ.

- Tỉnh có cơ chế ƣu tiên đầu tƣ cho ứng dụng CNTT; đặc biệt kinh phí đầu tƣ không phân bổ theo phƣơng pháp bình quân nhƣ trƣớc nay đang áp dụng. Cần tập trung ƣu tiên cho các dự án trọng điểm; phát triển các chƣơng trình ứng dụng cho điều hành quản lý và tác nghiệp; trung tâm giao dịch một cửa điện tử liên thông cấp huyện, cấp xã.

- Coi trọng cơ cấu đầu tƣ cho ứng dụng CNTT phải hợp lý, đồng bộ giữa phần cứng, phần mềm và đào tạo. Tránh tình trạng đầu tƣ thiên về phần cứng, đầu tƣ ít cho phần mềm và đào tạo làm ảnh hƣởng tổng thể đến việc triển khai ứng dụng CNTT.

- Ban hành các chính sách đặc biệt nhằm thu hút nguồn vốn đầu tƣ của các thành phần kinh tế để triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ và thống nhất, đảm bảo tính liên thông, liên kết trong toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc của tỉnh.

Mặt khác, hạn chế của việc triển khai ứng dụng CNTT thời gian qua là còn thiếu định hƣớng hay chiến lƣợc rõ ràng về việc tích hợp trong tƣơng lai. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạo ra các sự cố khi thực hiện trao đổi thông tin giữa các ứng dụng dùng chung hay các hệ thống thông tin; dẫn đến tình trạng đầu tƣ mới lại hoàn toàn hoặc phải đầu tƣ thêm các ứng dụng trung gian, vừa mất thời gian, gây lãng phí và tạo yếu tố bất ổn tiềm ẩn trong hệ thống. Nhƣ vậy, cần chú trọng đầu tƣ phát triển ứng dụng CNTT theo hƣớng tích hợp để khắc phục tình trạng trên. Do hệ thống thông tin trong QLNN là sự ghép nối liên hoàn giữa nhiều thành viên trong bộ máy quản lý. Việc đầu tƣ xây dựng toàn hệ thống cần phải chia thành từng giai đoạn thực hiện theo lộ trình, nhƣ vậy vừa bảo đảm tính khả thi, vừa đáp ứng khả năng tiếp thu hệ thống của ngƣời sử dụng.

KẾT LUẬN

Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin vừa là cơ hội và cũng là thách thức. Mục tiêu của ứng dụng CNTT trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm thay đổi phƣơng thức làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lƣợng hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý này; xây dựng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý, thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện đại hoá công nghệ hành chính, thực hiện tin học hoá các quy trình thủ tục phục vụ nhân dân, nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc cung cấp các dịch vụ công cho ngƣời dân và doanh nghiệp; tăng tính minh bạch và sự tin cậy của ngƣời dân, hạn chế bệnh quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong hệ thống chính trị, ...

Ứng dụng tốt CNTT sẽ làm giảm khâu trung gian, giảm chi phí hoạt động, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo ra phong cách lãnh đạo mới, các phƣơng thức mới trong việc xây dựng và quyết định chiến lƣợc, cải tiến các hình thức cung cấp dịch vụ công. CNTT chính là công cụ, phƣơng tiện, là nhân tố để thay đổi phƣơng thức hoạt động, nâng cao vai trò, hiệu quả và chất lƣợng quản lý, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan QLNN.

Ứng dụng và phát triển CNTT đƣợc cấp ủy và chính quyền tỉnh Quảng Bình quan tâm, xem đây là một nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các ngành, các cấp chính quyền địa phƣơng.

Từ những thành công và hạn chế của hoạt động ứng dụng CNTT trong hệ thống cơ quan QLNN ở tỉnh Quảng Bình, luận văn đề xuất một số định hƣớng và giải pháp có tính chiến lƣợc nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lƣợng hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý này trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI, 2012. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Hội nghị Trung ương lần thứ tư về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

2. Ban Tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng, 2001. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

3. Ban Chỉ đạo Chƣơng trình Quốc gia về CNTT, 1997. Công nghệ thông tin, Tổng quan và một số vấn đề cơ bản, Nxb. Giao thông vận tải. Hà Nội.

4. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Quảng Bình, 2001. Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.

5. Bộ Chính trị, 2000. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

6. Bộ Chính trị, 2014. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2007. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020.

8. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2013. Thông tư quy định chế độ báo cáo định kỳ về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. 9. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2010, 2011, 2012. Báo cáo kết quả ứng

dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

10. Chính phủ, 2011. Nghị định số 43/2011/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước.

11. Chính phủ, 2007. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

12. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, 2013. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình.

13. Đinh Hữu Phí, 2004. Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước với quá trình cải cách hành chính hiện nay, tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 6, trang 25-27 14. Hoàng Việt Hùng, 2008. Xây dựng cơ sở dữ liệu và giải pháp nâng cao hiệu

quả ứng dụng CNTT ở tỉnh Quảng Bình, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh của Hoàng Việt Hùng, Sở Bƣu chính, Viễn thông Quảng Bình.

15. Học viện Hành chính, 2012. Tài liệu bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên chính (phần II). Hà Nội: Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

16. Nguyễn Bá Hiến, 2006. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 17. Phan Đình Diệu, 2001. Tổng quan về công nghệ thông tin và tác động

của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Hà Nội: Nxb khoa học Kỹ thuật. 18. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam XI, 2006. Luật

Công nghệ thông tin.

19. Sở Nội vụ Quảng Bình, 2011, 2012, 2013. Báo cáo cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Bình năm.

20. Trần Minh Tiến, 2002. Công nghệ thông tin - Động lực phát triển trong nền kinh tế tri thức, tạp chí Tƣ tƣởng - Văn hóa, số 11, trang 14-15.

22. Thủ tƣớng Chính phủ, 2011. phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và Truyền thông”.

23. Thủ tƣớng Chính phủ, 2010. Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015.

24. Thủ tƣớng Chính phủ, 2001. Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 (Đề án 112).

25. Tỉnh ủy Quảng Bình, 2011. Văn kiện Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XV.

26. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2010. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015.

27. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2008. Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2010.

28. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2011. Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.

29. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2011, 2012, 2013. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, 2012, 2013.

30. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2012. Báo cáo kết quả ứng dụng Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh năm 2011.

31. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2013. Báo cáo kết quả ứng dụng Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh năm 2012.

32. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2014. Báo cáo kết quả ứng dụng Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh năm 2013.

33. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2005. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị.

34. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2011. báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị.

B. Tiếng Anh

35. Emmanuel C.Lallana (2003), The Information age, e-ASEAN Jash Force an UNDP-APDIP

36. Patricia J.Pascual (2003), e-Government, e-ASEAN Jash Force an UNDP-APDIP

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Tổng hợp tình hình triển khai các phần mềm dùng chung tại các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh đến tháng 12/2013

TT Đơn vị Thƣ điện tử công vụ (%) Tin học hóa việc tiếp nhận, xử lý HS bộ phận một cửa Ứng dụng, phần mềm sử dụng trên mạng TSLCD Tỉ lệ CB, CC đƣợc cấp Tỉ lệ CB, CC thƣờng xuyên sử dụng Tỉ lệ VB trao đổi ngoài CQ Có /Không

1 Sở Tài Chính 100 90 50 không Quản lý văn bản điều hành 2 Sở Kế hoạch và Đầu tƣ 100 85 60 có Quản lý văn bản điều hành 3 Sở Khoa học và Công nghệ 100 95 70 không Quản lý văn bản điều hành 4 Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn 100 56.7 30 không

Quản lý văn bản điều hành 5 Sở Nội vụ 100 55 55 có có 6 Sở Ngoại vụ 100 85 50 không không 7 Sở Công thƣơng 100 65 50 không Quản lý văn

bản điều hành 8 Sở Giáo dục và Đào

tạo 100 90 65 không

Quản lý văn bản điều hành 9 Sở Giao thông vận tải 100 15 75 có

Hệ thống quản lý giấy phép

10 Sở Tài nguyên môi

trƣờng 100 86 70 có

Quản lý văn bản điều hành 11 Sở Xây dựng 100 15 0 không Quản lý văn

bản điều hành 12 Sở Lao động Thƣơng

binh và Xã hội 100 77 55 không

Quản lý văn bản điều hành 13 Sở Văn hóa Thể thao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 112 - 128)