Phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 105 - 110)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT TRONG HỆ THỐNG

4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách CNTT.

+ Đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT có vai trò quan trọng đảm bảo cho việc triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, thống nhất cũng nhƣ đảm bảo

việc duy trì, vận hành hệ thống ứng dụng CNTT của từng cơ quan, đơn vị. Vì vậy cần chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng đội ngũ này.

+ Việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chuyên trách CNTT phải thực sự đi trƣớc một bƣớc, ƣu tiên các khóa bồi dƣỡng chuyên sâu về hệ thống, chuyên ngành về CSDL, …

+ Tăng cƣờng hơn nữa vai trò của đơn vị chuyên trách CNTT, cán bộ chuyên trách CNTT trong triển khai các ứng dụng dùng chung, tạo cơ chế để họ thực sự chủ động trong công việc; …

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

+ Cán bộ, công chức là những ngƣời trực tiếp tác nghiệp, sử dụng hệ thống CNTT. Ứng dụng CNTT có đạt mục tiêu, yêu cầu đặt ra là thay đổi phƣơng thức, lề lối làm việc, tạo phƣơng thức lãnh đạo, quản lý mới hay không là phụ thuộc đội ngũ này. Vì vậy trang bị kiến thức, bồi dƣỡng kỹ năng sử dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức là nội dung rất quan trọng tác động đến kết quả của việc ứng dụng CNTT. Việc bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức chỉ có hiệu quả khi thực hiện tốt việc phân loại đối tƣợng để có chƣơng trình và nội dung đào tạo phù hợp. Càng phân chia đúng các đối tƣợng, hiệu quả đào tạo sẽ càng cao. Tránh kiểu đào tạo theo chạy chỉ tiêu phân bổ không thực sự hiệu quả nhƣ thời gian qua. Ví dụ đối với đội ngũ lãnh đạo quản lý, cần trang bị các kiến thức tổng quan về CNTT và tập trung vào các kỹ năng cơ bản phục vụ cho công tác quản lý; đối với đội ngũ chuyên viên, những ngƣời trực tiếp tác nghiệp thì có chƣơng trình đào tạo cụ thể về ứng dụng các hệ thống dùng chung, kỹ năng khai thác môi trƣờng mạng, ..

- Phát triển nguồn nhân lực CNTT.

Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định, vì vậy cần phải xây dựng nguồn nhân lực CNTT đủ về số lƣợng và bảo đảm về chất

+ Thứ nhất, cần tiến hành khảo sát, phân loại, đánh giá nguồn nhân lực CNTT hiện có. Việc khảo sát, phân loại và đánh giá này nhằm mục đích xác định cụ thể nguồn nhân lực CNTT, trình độ đào tạo, chuyên ngành,… Dựa trên kết quả khảo sát này, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT của tỉnh.

+ Thứ hai, đa dạng hoá các hình thức đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT. Vấn đề đa dạng hoá các hình thức đào tạo ở đây có thể đƣợc tiến hành thông qua các giải pháp cụ thể nhƣ sau:

i) Đa dạng hoá các loại hình đào tạo: Cần có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện cho các loại hình đào tạo phù hợp với từng đối tƣợng nhƣ: đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn; đào tạo tập trung, đào tạo phi tập trung; mở rộng liên kết, hợp tác đào tạo với các cơ quan khác ở các địa phƣơng và Trung ƣơng, …

ii) Đa dạng hoá đối tƣợng đào tạo: Đối tƣợng đào tạo về CNTT ở đây bao gồm đội ngũ chuyên gia về CNTT; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, CBCC các sở, ban, ngành, địa phƣơng; tuỳ theo từng loại đối tƣợng đào tạo, để xây dựng chƣơng trình, có hình thức đào tạo phù hợp với những yêu cầu và mục tiêu khác nhau.

iii) Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, có thể áp dụng hình thức đào tạo ngắn hạn và phi tập trung. Chƣơng trình đào tạo cần phải ngắn gọn, phù hợp nhằm đạt mục tiêu trang bị những kiến thức chung về CNTT và sử dụng thành thạo những tác nghiệp giản đơn trong quá trình quản lý.

iv) Đối với đội ngũ chuyên trách về CNTT, đây là đội ngũ có trách nhiệm triển khai, vận hành và duy trì hoạt động của các hệ thống thông tin và giúp đỡ ngƣời khác khai thác có hiệu quả hệ thống này. Đa số đội ngũ cán bộ này đã đƣợc đào tạo và có trình độ về CNTT ở mức độ chuyên sâu nhất định. Vì vậy, chƣơng trình đào tạo áp dụng nhằm hƣớng tới việc bổ sung, cập nhật

kiến thức mới, chuyên sâu về CNTT và những kiến thức chuyên môn về ngành, nghề, lĩnh vực KT-XH mà cơ quan, đơn vị ứng dụng.

v) Đối với đối tƣợng là những ngƣời trực tiếp khai thác các ứng dụng CNTT. Đây là đội ngũ trực tiếp tác nghiệp, vì vậy các chƣơng trình đào tạo cần đƣợc thiết kế phù hợp với từng đối tƣợng, lĩnh vực ứng dụng CNTT. Nhằm đạt mục đích là huấn luyện cho ngƣời dùng trực tiếp sử dụng đƣợc các hệ thống tin học trong công việc một cách thành thạo. Nhóm đối tƣợng này cần đƣợc đào tạo các kiến thức tối thiểu về hệ thống nhƣ một công cụ và một môi trƣờng công tác và các kỹ năng thao tác cần thiết để có thể khai thác có hiệu quả các phần mềm ứng dụng có liên quan.

Thứ ba, đổi mới chƣơng trình đào tạo theo hƣớng khoa học và thực tiễn. Chƣơng trình đào tạo đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực CNTT. Tăng cƣờng hơn nữa sự phối hợp giữa các ban, ngành, địa phƣơng thông qua việc xác định một cách đúng đắn mục tiêu, nội dung của việc ứng dụng CNTT vào từng ngành, lĩnh vực và địa phƣơng cụ thể. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng chƣơng trình đào tạo phù hợp với từng đối tƣợng theo phƣơng châm khoa học và thực tiễn.

Thứ tư, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT trình độ cao. Đây là đội ngũ có vai trò quan trọng trong tham mƣu, triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT. Chính vì vậy, việc đề ra các cơ chế và chính sách đãi ngộ thoả đáng là điều kiện hết sức quan trọng nhằm thu hút, khuyến khích đội ngũ này. Để thu hút nguồn nhân lực CNTT, tỉnh Quảng Bình cần thực hiện tốt một số giải pháp cụ thể sau đây:

+ Xây dựng chế độ khuyến khích, tài trợ điều kiện làm việc. CNTT là một ngành kinh tế- kỹ thuật, một hoạt động xã hội mang tính đặc thù, hoạt động này gắn liền với các điều kiện vật chất nhất định liên quan đến môi

vấn đề quan tâm hàng đầu của những ngƣời lao động trong lĩnh vực CNTT. Do đó, để thu hút nguồn nhân lực CNTT trình độ cao, tỉnh cần phải có chế độ khuyến khích, đãi ngộ hợp lý và bố trí điều kiện làm việc phù hợp.

+ Xây dựng chế độ khuyến khích, tài trợ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. CNTT là một ngành có tốc độ phát triển nhanh, chi phí học tập tƣơng đối cao. Với những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực CNTT thì nâng cao trình độ chuyên môn là một việc làm thƣờng xuyên và hết sức tốn kém. Do đó, để thu hút, khuyến khích lực lƣợng này công tác tại địa phƣơng, cần phải có chế độ khuyến khích, tài trợ xứng đáng trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Các chế độ đãi ngộ cần phải thực hiện ở đây là: i) tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ đƣợc đi học, tham quan nghiên cứu thực tế ứng dụng CNTT ở trong và ngoài nƣớc; ii) có biện pháp hỗ trợ về tài liệu nghiên cứu, tạo điều kiện cho họ tham gia các hội thảo khoa học, các khoá đào tạo ngắn hạn ở trong và ngoài nƣớc nhằm nâng cao trình độ CNTT.

Thứ năm, xã hội hoá công tác đào tạo CNTT. Để đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân lực CNTT cần phải tiến hành việc xã hội hoá công tác đào tạo CNTT. Việc xã hội hoá đào tạo CNTT nhằm hƣớng tới mục tiêu huy động tốt các nguồn lực của xã hội vào đào tạo CNTT, tạo ra cơ hội cho mọi ngƣời đƣợc học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ. Để thực hiện tốt các mục tiêu này, cần phải:

+ Hỗ trợ các cơ sở đào tạo về nguồn nhân lực, ƣu đãi trong vay vốn, sử dụng hạ tầng CNTT. Sự hỗ trợ này là cần thiết và có thể đƣợc thực hiện thông qua các việc làm cụ thể nhƣ: hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc cho phép sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin của tỉnh, …

+ Động viên ngƣời dân tích cực tham gia các khoá đào tạo về CNTT. Với tƣ cách là những ngƣời thụ hƣởng các thành quả do việc ứng dụng CNTT mang lại; để việc ứng dụng CNTT đạt mục tiêu đặt ra, tỉnh cần có cơ chế

khuyến khích nhằm động viên ngƣời dân tham gia tích cực vào việc học tập kiến thức tin học. Theo đó, tỉnh cần có chính sách phát triển hệ thống hạ tầng CNTT đến với ngƣời dân; mở các lớp đào tạo về ứng dụng CNTT miễn phí…

+ Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, thu hút các nguồn vốn đầu tƣ cho đào tạo về công nghệ thông tin. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chuyên trách, giám đốc CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Đẩy mạnh dạy và học tin học tại các trƣờng trung học phổ thông, trung học cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)