Nâng cao nhận thức và trình độ CNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 101 - 103)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT TRONG HỆ THỐNG

4.2.1. Nâng cao nhận thức và trình độ CNTT

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ứng dụng CNTT thời gian qua chƣa đạt đƣợc mục tiêu, yêu cầu đặt ra là do nhận thức của các ngành, các cấp, địa phƣơng, đặc biệt là ngƣời đứng đầu các cơ quan, đơn vị chƣa cao và chƣa đánh giá đúng vai trò của CNTT trong quá trình phát triển KT-XH; chƣa coi ứng dụng CNTT là công cụ, phƣơng tiện, nhân tố để thay đổi phƣơng thức làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lƣợng hoạt động của bộ máy cơ quan quản lý nhà nƣớc. Khi nhận thức còn chƣa rõ hoặc chƣa thống nhất, mọi nỗ lực đầu tƣ hoặc mọi chính sách đều có thể bị vô hiệu hóa. Chính vì thế, nâng cao nhận thức là một trong những giải pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh, mà trƣớc hết là trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Tuyên truyền, thuyết phục và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT cho mọi đối tƣợng trong xã hội, phải làm cho mọi ngƣời, mọi thành phần kinh tế hiểu rõ về vai trò của CNTT trong thời đại mới, thời đại CNTT chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt đối với thực trạng của tỉnh Quảng Bình, việc nâng cao nhận thức ở đây trƣớc hết phải bắt đầu ở các cấp lãnh đạo rồi đến cán bộ, công chức, viên chức. Bởi lẽ, ngƣời lãnh đạo đƣợc coi là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của việc ứng dụng CNTT tại từng cơ quan, đơn

vị. Cuộc cách mạng CNTT không chỉ là kết quả của sự phát triển công nghệ, mà chúng còn tạo ra một loạt các yếu tố tác động tới toàn xã hội.

- Tăng cƣờng công tác giới thiệu, phổ biến tình hình phát triển và kinh nghiệm ứng dụng CNTT của các tỉnh, các nƣớc để cán bộ và nhân dân thấy rõ khoảng cách phát triển CNTT của tỉnh Quảng Bình với các địa phƣơng khác trong khu vực và trong cả nƣớc, từ đó nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Để thực hiện tốt công tác này cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và phối hợp các biện pháp để nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về những vấn đề cơ bản cũng nhƣ vai trò của CNTT đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.

- Mặt khác, nhận thức về ứng dụng CNTT luôn đi kèm với trình độ chuyên môn và mức độ am hiểu về CNTT. Nếu trình độ không cao nhận thức sẽ chậm; đồng thời, nếu không am hiểu hoặc không biết sử dụng CNTT thì nhận thức sẽ không triệt để; từ đó sẽ tạo nên những rào cản về tâm lý, thậm chí là có xu hƣớng cản trở việc triển khai ứng dụng CNTT. Do đó, để thực hiện đƣợc giải pháp này cần tập trung một số biện pháp cơ bản sau đây:

+ Công tác đào tạo, bồi dƣỡng phải tiến hành ngay từ giai đoạn đầu, trƣớc khi hệ thống đi vào hoạt động. Phải bắt đầu bằng việc chuẩn bị về con ngƣời, tiến hành các khóa học, các chƣơng trình đào tạo, tạo nhận thức sâu sắc ở các cấp, các ngành và toàn xã hội về quan điểm mới của Đảng, xác định CNTT giữ vai trò là "hạ tầng của mọi hạ tầng"; ứng dụng CNTT để thay đổi phƣơng thức làm việc, tạo ra phƣơng thức hoạt động, phong cách quản lý, lãnh đạo mới; thúc đẩy phát triển, ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ ƣu tiên hàng đầu trong lộ trình hiện đại hóa đất nƣớc và là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.

+ Tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân và doanh nghiệp trong hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc bằng cách nâng cao hiệu quả kênh tiếp nhận ý kiến góp ý của ngƣời dân trên môi trƣờng mạng, tổ chức đối thoại trực tuyến,

- Coi ứng dụng CNTT là lĩnh vực ƣu tiên của tỉnh, mọi cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị của tỉnh, nhất là cán bộ lãnh đạo cần gƣơng mẫu, đi đầu trong việc ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lƣợng hoạt động, trƣớc hết là trong cơ quan, đơn vị.

- Tổ chức các chƣơng trình với hình thức, nội dung thông tin thích hợp giới thiệu cho lãnh đạo các cấp về chiến lƣợc và chính sách ứng dụng CNTT của các nƣớc, các tỉnh, về xu hƣớng phát triển, vai trò tác động và tầm quan trọng cũng nhƣ khả năng ứng dụng CNTT hỗ trợ các lĩnh vực đời sống xã hội và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc.

- Xây dựng chƣơng trình và triển khai việc đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao nhận thức, bồi dƣỡng kỹ năng ứng dụng, khai thác CNTT cho lãnh đạo các cấp chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 101 - 103)