Đánh giá khái quát về giai đoạn 2000 2007

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 65 - 66)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ

3.2.1. Đánh giá khái quát về giai đoạn 2000 2007

Đây là giai đoạn triển khai thực hiện Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nƣớc (Đề án 112) trên địa bàn tỉnh. Qua hơn 06 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch 12-KH/TU của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy, với sự cố gắng của các sở, ban, ngành, địa phƣơng, việc ứng dụng CNTT của Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Đã dần tạo ra một phƣơng thức làm việc mới có sử dụng CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc, bƣớc đầu nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức; bắt đầu hình thành hệ thống thông tin điện tử của tỉnh bao gồm Trung tâm tích hợp dữ liệu, mạng cục bộ (LAN) của các cơ quan, mạng diện rộng liên kết các hệ thống tin học. Hệ thống thông tin điện tử của một số sở, ngành, địa phƣơng đã vận hành các phần mềm ứng dụng tin học hóa quản lý hành chính nhà nƣớc. Nhiều hệ thống phần mềm đƣợc triển khai tại các đơn vị, CSDL một số lĩnh vực quan trọng đƣợc xây dựng. Hơn 60% số cán bộ công chức biết sử dụng thƣ điện tử công vụ (dạng gov.vn) và khai thác mạng Internet; gần 1000 công chức hành chính đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức tin học để sử dụng, khai thác hệ thống thông tin điện tử đang triển khai tại các sở, ngành, địa phƣơng. Hầu hết số cán bộ tin học chuyên trách của các sở, ngành, địa phƣơng đã đƣợc đào tạo và có trình độ quản trị cơ bản để khai thác, quản lý, vận hành các hệ thống thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị [34].

Tuy vậy, việc ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh nói chung, cơ quan quản lý nhà nƣớc nói riêng chƣa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Do khó khăn về tài chính, về biên chế trong hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc nên đội ngũ chuyên trách về CNTT còn thiếu. Đầu tƣ cho ứng dụng CNTT ở mức quá khiêm tốn nên chƣa thể tạo ra đƣợc sự đồng bộ cả về hạ tầng và nguồn nhân lực cho phát triển CNTT. CNTT của tỉnh Quảng Bình vẫn ở tình trạng chậm phát triển so với nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực và trên cả nƣớc. Nhận thức vai trò của ứng dụng CNTT nói chung còn thấp, thể hiện ở việc đầu tƣ, bố trí thời gian, nguồn nhân lực của tỉnh cho chƣơng trình tin học hóa quản lý hành chính nhà nƣớc, tình trạng cát cứ thông tin vẫn diễn ra. Tình trạng chậm ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã làm ảnh hƣởng đến tiến độ triển khai các dự án ứng dụng CNTT, không tổ chức đƣợc nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc; không giải phóng đƣợc lƣu lƣợng thông tin điện tử trao đổi trên mạng. Nhiều cơ quan đã trang bị một số lớn thiết bị CNTT hiện đại, nhƣng những ứng dụng chuyên ngànhhầu nhƣ không đƣợc chú trọng phát triển. Công suất sử dụng và khai thác thiết bị CNTT còn thấp, chƣa đem lại hiệu quả đích thực. Phần lớn cán bộ, công chức đều chƣa có thói quen làm việc trên thiết bị CNTT, do đó kỹ năng sử dụng thiết bị CNTT chậm đƣợc nâng cao và gây nhiều khó khăn cho việc điều hành và ứng dụng CNTT, đặc biệt là chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu đặt ra là ứng dụng CNTT trong hoạt động để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 65 - 66)