2.4.2 .Phương pháp thu thập số liệu
3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
3.4.2. Các nhân tố xuất phát từ nguồn nhân lực ngân hàng
Mô hình nghiên cứu cho thấy, yếu tố nguồn nhân lực ngân hàng thuộc nhóm yếu tố chiếm trọng số cao thứ 2 trong các yếu tố có ảnh hướng mạnh tới rủi ro tín dụng của Techcombank Hoàng Quốc Việt.
Tìm hiểu thực tế hoạt động của chi nhánh Hoàng Quốc Việt từ khi thành lập đến nay cho thấy: đội ngũ cán bộ tín dụng của Chi nhánh hiện nay được đánh giá là trẻ nhất trong hệ thống. Đội ngũ cán bộ được đào tạo chính quy, rất nhiệt huyết, năng động, tuy nhiên thiếu kinh nghiệm, đôi khi nóng vội, chủ quan nên việc quản lý khoản vay và xử lý các trường hợp vi phạm còn nhiều hạn chế.
Chất lượng cán bộ tín dụng còn hạn chế do ít kinh nghiệm hoặc cách làm truyền thống đã ăn sâu, làm việc theo thói quen, chưa chuyển dịch theo cơ chế thị trường dẫn đến nhận thức trách nhiệm quyền hạn trong hoạt động tín dụng chưa đầy đủ; tâm lý đùn đẩy, né tránh trong xử lý tín dụng khá nặng nề; nghiệp vụ thực hiện soạn thảo, thiết kế chính sách văn bản chế độ còn yếu.
kinh nghiệm ứng dụng các kỹ thuật, mô hình kiểm soát rủi ro vào việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng. Tỷ lệ cán bộ có kinh nghiệm trong chi nhánh chỉ chiểm tỷ lệ nhỏ (chiếm khoảng 8% tổng số nhân sự tại chi nhánh). Giai đoạn năm 2012-2013 là giai đoạn chi nhánh có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất cũng là giai đoạn chi nhánh tuyển mới nhân sự ồ ạt. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng không nhỏ của nhân tố nguồn nhân lực ngân hàng tới rủi ro tín dụng của Techcombank Hoàng Quốc Việt đúng như phản ánh của mô hình.
Như vậy, nguồn nhân lực nói chung và cán bộ chuyên viên công tác trong mảng hoạt động tín dụng nói riêng vững mạnh sẽ góp phần không nhỏ trong việc hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
3.4.3. Các nhân tố xuất phát từ yếu tố quản trị Ngân hàng cũng nhƣ nhân tố sự phân tích, đánh giá thẩm định khách hàng trƣớc khi cấp tín dụng
Theo mô hình nghiên cứu, nhóm nhân tố xuất phát từ yếu tố Quản trị Ngân hàng cũng như nhân tố sự phân tích, đánh giá thẩm định khách hàng trước khi cấp tín dụng cũng góp phần đáng kể nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng (nhóm này chiếm trọng số đứng thứ 2 trong các nhóm yếu tố ảnh hưởng).
Trong những năm qua, chi nhánh Techcombank Hoàng Quốc Việt đã cố gắng xây dựng được một mô hình quản trị khoa học, đảm bảo sự kiểm soát giữa các bộ phận nhằm hạn chế rủi ro, xây dựng cơ chế cảnh báo rủi ro sớm cũng như quy trình phối hợp giữa các phòng ban trong nội bộ Chi nhánh chặt chẽ. Tuy nhiên, kết quả đạt vẫn chưa đạt như mong đợi.
Với việc phân tích, đánh giá thẩm định khách hàng trước khi cấp tín dụng, Chi nhánh đã thực hiện chấm điểm xếp loại khách hàng để áp dụng chính sách khách hàng tuy nhiên khi có biến động lớn của thị trường thì nhiều chỉ tiêu định tính không bắt kịp với những thay đổi này hoặc quan điểm khi nhận định một số chỉ tiêu chưa thống nhất giữa các phòng ban trong Chi nhánh
Việc xây dựng các quy trình cho vay đối với các doanh nghiệp đặc thù đã triển khai tuy nhiên chưa đáp ứng được tình hình thực tế. Nhiều quy định về cho vay tại các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước còn bị hiểu bó hẹp trong phạm vi nhất định gây khó khăn cho công tác cho vay.
Một số điểm hạn chế trong công tác quản trị Ngân hàng cũng như hoạt động thẩm định, phân tích đánh giá khách hàng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Techcombank Hoàng Quốc Việt:
Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng chưa được thực hiện tập trung. Đây là
một trong những nguyên nhân khiến Techcombank Hoàng Quốc Việt chưa kiểm soát chặt được chất lượng tín dụng làm tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 còn cao trong những năm vừa qua.
- Việc phân cấp uỷ quyền phán quyết tín dụng đối với các chi nhánh lớn gây khó khăn trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro và chưa phù hợp với thông lệ đó là quản lý tín dụng tập trung tại Hội sở chính;
- Về mô hình kinh doanh tín dụng: trong những năm gần đây, mô hình kinh doanh của Techcombank đã có sự thay đổi so với các năm trước. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh vẫn phân chia theo hàng ngang tại Hội sở chính và các chi nhánh (các chi nhánh như những ngân hàng nhỏ trong một ngân hàng, được Hội sở chính “nhượng quyền” kinh doanh). Chính mô hình này đang làm giảm đi tính hiệu quả do nguồn lực bị phân tán, tính cạnh tranh không cao và gây khó khăn cho quản lý kinh doanh nói chung và kiểm soát rủi ro tín dụng nói riêng.
- Tại Chi nhánh Hoàng Quốc Việt việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư của doanh nghiệp đôi khi còn sơ sài, đánh giá hiệu quả của phương án/dự án đầu tư thiếu chính xác, đánh giá năng lực pháp lý thiếu toàn diện, đánh giá tình hình tài chính chưa sâu, đánh giá tính pháp lý tài sản đảm bảo và khả năng phát mại chưa đồng nhất, chưa có tính thuyết phục cao… dẫn tới định kỳ hạn nợ không phù hợp, nảy sinh rủi ro khách hàng không trả nợ đúng hạn phải cơ cấu
nợ và/hoặc không trả được nợ phải chuyển sang nợ xấu.
Thiếu công cụ đo lường rủi ro và khả năng phân tích rủi ro tín dụng, phân
tích ngành còn yếu
- Do hệ thống các công cụ phân tích, khả năng dự báo của Techcombank nói chung và Techcombank Hoàng Quốc Việt nói riêng còn yếu kém, do đó chưa thực hiện được quản lý dòng tiền của khách hàng.
- Các công cụ đo lường rủi ro còn khá nghèo nàn và thiếu tính đồng bộ. Hệ thống XHTDNB là công cụ duy nhất để Techcombank Hoàng Quốc Việt đánh giá rủi ro của khách hàng. Tuy nhiên, hệ thống XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp mới được triển khai từ cuối năm 2006, vẫn tiếp tục trong quá trình kiểm nghiệm và hoàn thiện nên vẫn còn những hạn chế nhất định. Techcombank cũng là một trong những Ngân hàng tiên phong trong việc xây dựng Hệ thống XHTDNB, do vậy không tránh khỏi có nhiều thiếu sót.
- Do khả năng phân tích ngành nghề yếu kém, đồng thời Việt Nam lại chưa có các hệ thống các chỉ tiêu trung bình của từng ngành, nên Techcombank Hoàng Quốc Việt chưa có cơ sở để phân tích, so sánh nên chưa đưa ra được các cảnh báo và định hướng kịp thời cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả. Đây chính là một trong những nguyên nhân, Techcombank Hoàng Quốc Việt chưa xây dựng được một chính sách tín dụng dài hạn, hiệu quả.
Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin còn nghèo nàn
- Kho cơ sở dữ liệu về khách hàng vay vốn chưa đầy đủ, chính xác và chưa được lưu trữ trong thời gian dài. Do đó, dù đã triển khai xây dựng chiến lược và chính sách tín dụng nhưng Techcombank Hoàng Quốc Việt vẫn chưa tổ chức nghiên cứu, xây dựng được một chính sách tín dụng dài hạn để định hướng phát triển tín dụng do kho dữ liệu còn nhiều hạn chế.
- Thông tin của Techcombank Hoàng Quốc Việt hiện nay chủ yếu xuất phát từ 2 nguồn: do khách hàng cung cấp và lấy từ CIC. Tuy nhiên thông tin do khách hàng cung cấp còn có nhiều bất cập: thiếu tính trung thực, chính xác,… còn thông tin do CIC cung cấp nhiều khi không đầy đủ và cập nhật.
- Chưa có sự trao đổi, chia sẻ thông tin về khách hàng giữa các chi nhánh trong hệ thống Techcombank.
Hệ thống kiểm tra, kiểm soát chưa phát huy được hiệu quả và chưa có chế
tài xử phạt
Do đa phần Doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Techcombank Hoàng Quốc Việt có trụ sở đóng ngoài địa bàn Hà Nội, trải rộng toàn quốc như: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh… nên việc bám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức nên đôi khi không phát hiện hoặc phát hiện không kịp thời các trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích, gây ra rủi ro mất vốn. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tín dụng chưa phát huy được hiệu quả, chưa chủ động phát hiện được các sai sót trong quy trình nghiệp vụ mà chỉ “chạy theo” những sự vụ đã phát sinh hay xảy ra tổn thất cho ngân hàng, công tác kiểm tra mới được thực hiện định kỳ, chưa triển khai được việc kiểm tra đột xuất.
Mặt khác, ngân hàng chưa có chế tài quy định về trách nhiệm của cán bộ quan hệ khách hàng, kiêm soát tín dụng... đối với kết quả, chất lượng tín dụng. Các sai phạm chưa bị xử lý nghiêm, dẫn đến trách nhiệm của cán bộ trong công việc không cao.
3.4.4. Các nhân tố xuất phát từ yếu tố kinh tế vĩ mô và chính sách pháp luật
Mô hình nghiên cứu cũng đã chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố xuất phát từ yếu tố kinh tế vĩ mô và chính sách pháp luật tới rủi ro tín dụng của chi
nhánh Techcombank Hoàng Quốc Việt. Theo nghiên cứu của mô hình, nhóm yếu tố này có mức ảnh hưởng thấp nhất tới rủi ro tín dụng của ngân hàng Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong các nhóm yếu tố nghiên cứu.
Trong hệ thống các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam, Ngân hàng Techcombank luôn là ngân hàng đi đầu về công nghệ cũng như triển khai rất nghiêm túc đường lối chính sách của Ngân hàng Nhà nước cũng như của pháp luật. Hệ thống sẽ quán triệt triển khai cụ thể tới từng chi nhánh về các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách pháp luật. Do đó, có thể thấy mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố này tới rủi ro tín dụng của chi nhánh thấp hơn các nhóm nhân tố khác. Tuy nhiên, đôi khi nhóm nhân tố này cũng có ảnh hưởng ở mức độ nhất định tới rủi ro tín dụng của từng chi nhánh, cụ thể ảnh hưởng tới chi nhánh được nghiên cứu là chi nhánh Techcombank Hoàng Quốc Việt ở các khía cạnh sau:
Thông tin về phát triển kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành, kinh tế vùng còn thiếu
thốn
Các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng, quy hoạch xây dựng hạ tầng…có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và hoạt động kinh doanh khách hàng nhưng những thông tin này thường không được công bố chi tiết. Do vậy ngân hàng khó dự đoán chính xác được ảnh hưởng của các thông tin đó đối với hoạt động của khách hàng.
Sự thay đổi liên tục trong các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà
nước
Sự thay đổi trong các chính sách, cơ chế quản lý kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các tổ chức kinh tế cũng như các cá nhân. Sự thay đổi này không được thông báo trước để các cá nhân, tổ chức liên quan kịp chuyển đổi, thích nghi (như chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu; sự thay đổi trong quy hoạch xây dựng hạ tầng; thay đổi cơ chế lãi xuất, tỷ giá; cơ chế tài chính; những quy định về quản lý sử dụng đất đai… trong thời gian qua) có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho các
tổ chức, cá nhân mà ngân hàng không lường trước được nên cho vay, dẫn tới những dự án, phương án kinh doanh của khách hàng bị thua lỗ do không theo kịp chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước.
- Tình hình kinh tế xã hội là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của Ngân hàng. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra khá phức tạp đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra, suy giảm doanh thu, lợi nhuận làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng.
- Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay còn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ. Một số văn bản đã ban hành nhưng chưa có các thông tư hướng dẫn đi kèm gây lúng túng trong việc áp dụng của ngân hàng. Nhiều hoạt động của ngân hàng đã phát sinh hoặc có thay đổi phù hợp với thực tế nhưng hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chưa hoàn thiện, chưa ban hành.
- Các chế tài về xử lý nợ, bảo đảm quyền lợi của ngân hàng còn thiếu, đặc biệt là xử lý tài sản bảo đảm; quá trình giải quyết khiếu kiện, phá sản doanh nghiệp còn kéo dài gây thiệt hại vốn cho ngân hàng.
Tóm lại,thông qua việc đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Techcombank Hoàng Quốc Việt, có thể thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong kiểm soát rủi ro tín dụng, Chi nhánh còn tồn tại những hạn chế nhất định. Để đảm bảo hoạt động tín dụng tại Chi nhánh an toàn và có hiệu quả trong những năm tiếp theo, đòi hỏi Techcombank Hoàng Quốc Việt phải có các định hướng tín dụng đúng đắn và phải có các giải pháp cần thiết để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Ngoài ra, bên cạnh những giải pháp mang tính chủ quan từ phía Chi nhánh, cũng cần có các kiến nghị phù hợp với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước, với NHNN và với Ban lãnh đạo Ngân hàng Techcombank để cùng tháo gỡ những vướng mắc tồn tại, từ đó hạn chế rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng tại Techcombank Hoàng Quốc Việt nói riêng.
CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VN CHI NHÁNH
HOÀNG QUỐC VIỆT
4.1. Định hƣớng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng VN Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong thời gian tới. nhánh Hoàng Quốc Việt trong thời gian tới.
Định hướng hoạt động tín dụng là một phần quan trọng trong định hướng chiến lược kinh doanh chung của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN Chi nhánh Hoàng Quốc Việt. Định hướng hoạt động tín dụng được xây dựng trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung của Techcombank nói chung và của Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng, phù hợp với tình hình thị trường và tình hình hoạt động thực tế của Techcombank. Trong thời gian tới, các nội dung chính trong định hướng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hoàng Quốc Việt bao gồm:
-Tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển khách hàng tại các khu vực thị trường mục tiêu của Chi nhánh thông qua việc tiếp thị các sản phẩm hiện có. Tín dụng cá nhân nên được quản lý theo danh mục để những chiều hướng xấu cũng như những điểm yếu tiềm tàng trong danh mục sớm được phát hiện giúp Chi nhánh các biện pháp điều chỉnh tín dụng kịp thời. Đối với doanh nghiệp, phát triển các nhóm khách hàng hoạt động trong các ngành nghề có tiềm năng phát triển tốt, thúc đẩy cung cấp tín dụng để tài trợ xuất nhập khẩu, chế biến, tạo giá trị gia tăng lớn thông qua các sản phẩm tín dụng hiện có như: tín dụng vốn lưu động theo món hoặc theo hạn mức, thấu chi doanh nghiệp và các hình thức cấp tín dụng đầu tư trung dài hạn.
-Mở rộng thị trường hoạt động thông qua các mối quan hệ của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo Chi nhánh, đặc biệt dựa trên nền tảng các Khách hàng hiện có
-Áp dụng linh hoạt, tham gia đóng góp ý kiến đối với Hội sở chính Techcombank trong việc hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ, cải tiến quy trình hiện có thông qua việc tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa thủ tục xử lý công việc, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh