Kinh nghiệm của Ngân hàng VIB – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hoàng quốc việt, hà nội (Trang 45 - 49)

1.2.1 .Khái niệm

1.3 Kinh nghiệm về công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của

1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng VIB – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh

Tại Ngân hàng VIB, cơ cấu quản trị được xác định rõ ràng giữa Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lược và Ban điều hành là người thực thi chiến lược, nếu không “rõ ràng” điều này sẽ dấn đến mâu thuẫn về quyền lợi. Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập như Ủy ban tín dụng độc lập, được Chủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, không chỉ giúp HĐQT nắm vững được tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà còn đảm bảo tính minh bạch, chất lượng tín dụng tại VIB.

Nhìn chung công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng đã có những thay đổi rõ rệt so với trước dây, cụ thể: + Ngân hàng đãđánh giá được tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng và đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa và phát hiện rủi ro tín dụng.

+ Ngân hàng đã đưa ra hàng loạt các chính sách nhằm tăng cường công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. Với sự có mặt của hệ thống chấm điểm mới, với những quy định mới chặt chẽ hơn về tài sản đảm bảo về quy trình cho vay…đã giúp cho ngân hàng có được những bước đầu về công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng một cách tổt khá tốt.

+ Với vai trò và sự kiểm soát mạnh mẽ hơn nữa của các bộ phận như Tái thẩm định, Giám sát tín dụng và Xử lý nợđã phần nào mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Đã có những vụ nợ quá hạn của Doanh nghiệp liên quan đến 4-5 ngân hàng và tài sản đảm bảo của doanh nghiệp thuộc diện tranh chấp giữa các Ngân hàng. Tuy nhiên, nhờ sự phối hợp nhanh chóng và hiệu quả, nhờ biện pháp áp dụng hợp lý, VIB đã nhận được tài sản đóđể xử lý nợ, nhờ vậy giảm số tiền mất vốn của ngân hàng đối với doanh nghiệp đó.

+ Hệ thống thông tin tín dụng đang ngày càng được hoàn thiện nhằm cung cấp các thông tin, chuyên đề phân tích về ngành thường xuyên cho các chi nhánh để tăng khả năng nắm bắt thông tin, sử dụng hiệu quả trong công tác thẩm định tín dụng.

+ Ngân hàng VIB đang kiên quyết thực hiện các giải pháp đồng bộđể giảm nợ xấu, thực hiện kiểm soát tín dụng chặt chẽ, chú trọng đến chất lượng hơn là tăng trưởng dư nợ. Phòng chống nợ xấu là một trong những mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng hiện nay.

Các hạn chế trong công tác kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế rủi ro của

Mặc dù đã có những tiến bộ trong việc hạn chế rủi ro tín dụng nhưng công tác này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về những quy định, mô hình quản trị rủi ro của Ngân hàng VIB cụ thể có một số hạn chế sau:

+ Cơ sở pháp lý: Chưa có quy trình tổng thể về quản trị rủi ro. Hiện tại, các văn bản của VIB được đưa ra chủ yếu mang tính chất ứng phó với tình hình thị trường hay điều kiện kinh tế mà chưa có một quy trình tổng thể về quản trị rủi ro. Các văn bản được ra đời chưa được nghiên cứu kỹ trên cơ sở thực tế. Đặc biệt trong thời gian qua, khi lãi suất và tỷ giá ngân hàng có nhiều biến động, các chính sách thường được ra đời một cách chóng vánh mà không đánh giá hết rủi ro.

+ Về cơ chế điều hành: Chưa rõ ràng và chạy theo lợi nhuận - Chính sách tín dụng: chính sách tín dụng của Ngân hàng đãđược chuyển qua mail tới từng cán bộ, công nhân viên trong ngân hàng. Ởđơn vị kinh doanh cũng tổ chức các khóa học để trao đổi về chính sách tín dụng nhằm trao đổi vàđưa ra phương hướng kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, chính sách tín dụng mới chỉ dừng lại ở những con số quy định. Trên thực tế, việc làm việc tuân thủ theo chính sách tín dụng chưa được đặc biệt quan tâm.

+ Về chính sách khách hàng: Chưa cụ thể,chưa phân loại được khách hàng Chính sách của Ngân hàng VIB về khách hàng chưa có sự rõ ràng và chưa có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro với lợi ích đòi hỏi của ngân hàng tương ứng với mức độ rủi ro đó. Ngân hàng VIB đã đưa ra hệ thống xếp hạng tín dụng mới và là cơ sởđề ngân hàng đưa ra chính sách cho vay.

+ Về định hướng khách hàng: Chưa xác định được cụ thể cho toàn hàng, cho từng khu vực, chi nhánh. Để thực hiện cấp tín dụng một cách chủđộng, có sự nghiên cứu kỹ càng, lựa chọn những thị trường mục tiêu phù hợp với đặc thù của ngân hàng vàít rủi ro, cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch tín dụng và định hướng thị trường, khách hàng mục tiêu.

+ Về định hướng ngành hàng: Thiếu đa dạng. Hiện nay VIB mới chỉ đang tập trung vào một số ngành hàng nhất định như ngành thép, bất động sản, xây dựng... Chính vì vậy, khi thị trường có dấu hiệu bất lợi với một trong những ngành hàng lớn này thì VIB bịảnh hưởng đáng kể.

+ Quy định về tài sản đảm bảo: Thiếu chặt chẽ, chưa được thực hiện nghiêm túc Tài sản đảm bảo được xem là nguồn đảm bảo của khách hàng cho Ngân hàng với khoản vay của mình. Đây cũng chính là nguồn đảm bảo cho Ngân hàng xử lý khi khách hàng phát sinh nợ quá hạn. Tuy nhiên, cán bộ trực tiếp về tín dụng của VIB đôi khi lại không thực sự quan tâm đến vấn đề này.

- Cơ chế phán quyết: Thiếu sự chuẩn bị, hời hợt. Việc thực hiện cơ chế phán quyết tại VIB thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng. Tuy nhiên, tồn tại vấn đề nổi cộm như Ngân hàng nhà nước đó chính là cơ chế“xin –cho”. Thực tế, các cấp phê duyệt chưa thực sự đầu tư thời gian để nghiên cứu cụ thể tờ trình của đơn vị kinh doanh, chưa đánh giá hết những rủi ro của thị trường và của doanh nghiệp mà chỉ dựa trên những thông tin chủ quan của đơn vị kinh doanh để quyết định cho vay.

- Về quy trình cho vay: Lỏng lẻo, hình thức. Việc phối hợp với các bộ phận của VIB trong phán quyết cho vay còn lỏng lẻo và chưa đảm bảo. Do chạy theo dư nợ, chạy theo chỉ tiêu nên cán bộ tín dụng và trưởng đơn vị kinh doanh thường bỏ qua rủi ro của khách hàng mà quyết định cho vay. Tuy nhiên, bộ phận hỗ trợ tín dụng lại chỉ kiểm tra bề mặt hố sơ thay vì kiểm tra thực tế nên rủi ro tiềm ẩn của khoản vay là rất lớn. Phòng Giám sát tín dụng chỉ đóng vai trò là đơn vị sao kê và thông báo khi nợ quá hạn đã phát sinh mà không có vai trò cùng đơn vị kinh doanh để kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Việc kiểm tra 6 tháng của bộ phận Giám sát tín dụng của phòng giám sát cũng không đạt kết quả tốt do đơn vị kinh doanh đã nắm được tình hình và xử lý hồ sơ hay xử lý tài sản đảm bảo.

- Về đào tạo cán bộ: Chưa được quan tâm đúng mức. Trong thời gian gần đây, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng tăng lên nhanh chóng

với chính sách phát triển mở rộng mạng lưới của ngân hàng. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị kịp thời, số lượng cán bộ chủ chốt đểđáp ứng cho hoạt động kinh doanh thiếu khá nhiều.

1.3.3. Một số bài học về kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng choTechcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hoàng quốc việt, hà nội (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)