PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hoàng quốc việt, hà nội (Trang 52)

2.1. Nội dung và quy trình nghiên cứu

2.1.1. Nội dung nghiên cứu

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết tác giả đã trình bày ở phần mở đầu và phần chương 1 về nội dung Cơ sở lý luận và thực tiễn về Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, trong chương 2 tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban thuộc Techcombank Hoàng Quốc Việt:

- Thực trạng cung cấp dịch vụ và kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Hoàng QuốcViệt.

- Thực trạng rủi ro tín dụng củaTechcombank Hoàng Quốc Việt.

- Xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD tại Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Quốc Việt: đề xuất mô hình nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, trình bày các bước khảo sát và thu thập thông tin, xử lý kết quả và đánh giá kết quả nghiên cứu.

2.1.2. Quy trình nghiên cứu

Dựa trên mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã trình bày ở các chương trước, tác giả đã xây dựng quy trình nghiên cứu của luận văn bao gồm các bước cơ bản sau:

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu 2.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thiết

Để xác định chính xác mức độ rủi ro của mỗi khoản cho vay, các ngân hàng phải có một hệ thống phân loại khoản vay đáng tin cậy dựa trên cơ sở đánh giá rủi

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng trong NHTM Xây dựng mô hình

nghiên cứu Thu thập thông tin sơcấp

Thu thập thông tin thứ cấp

Thiết kế bảng hỏi Phát phiếu khảo sát Xử lý số liệu SPSS

- Phân tích thống kê mô tả

- Phân tích độ tin cậy thang đo

- Phân tích nhân tố khám phá

- Phân tích hồi quy tương quan

Nhận xét kết quả khảo sát

Định hướng, giải pháp quản trị rủi ro tín dụng

ro tín dụng. Ngân hàng thường áp dụng một số mô hình cụ thể để đánh giá rủi ro tín dụng. Có rất nhiều mô hình đo lường rủi ro tín dụng, bao gồm mô hình phân tích tín dụng cổ điển (định tính) và các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng. Phương pháp định tính có nhược điểm là mất thời gian, tốn kém, lại mang tính chủ quan. Còn đối với mô hình lượng hoá thì có ưu điểm so với phương pháp truyền thống là nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng lớn hồ sơ xin vay, với chi phí thấp, khách quan và do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng. Mặc dù vậy, nhưng trong phê duyệt tín dụng của các khách hàng, rất nhiều ngân hàng vẫn còn dựa chủ yếu vào hệ thống chuyên gia (định tính) trong việc đánh giá các khách hàng tiềm năng.Trong luận văn này, đề tài nghiên cứu của tác giả có tính kể thừa và phát huy những nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước. Đặc biệt trong nghiên cứu này tác giả kế thừa phần lớn là công trình nghiên cứu trên thế giới.

Theo đó, tác giả lựa chọn mô hình đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Techcombank Hoàng Quốc Việt như sau:

Rủi ro tín dụng = β0+ β1X1 + β2X2 + ... +βnXn + εi

Trong đó: - Xn biểu hiện nhân tố ảnh hưởng thứ n

- βn là các tham số.

Theo đó, tác giả xây dựng các giả thuyết nhƣ sau:

H1: Tư cách và năng lực của khách hàng có ảnh hưởng thuận chiều với rủi

ro tín dụng của ngân hàng Techcombank HQV

Aqel (2001) chỉ ra rằng việc cấp các khoản tín dụng bao gồm một vài bước

đó là: Đảm bảo độ an toàn của các tài liệu pháp lý và đảm bảo các điều kiện trong hợp đồng với khác hàng, yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin, các biện pháp buộc khách hàng phải trả đúng hạn và cung cấp các khoản bảo đảm và xác nhận. Đánh giá cao yếu tố cam kết trả nợ vốn vay của khách hàng. Nghiên cứu này

xác định nguyên nhân rủi ro tín dụng phát sinh chủ yếu là từ phía khách hàng. Nhiệm vụ quan trọng trong nghiên cứu đề cập đến đó là hiệu quả sử dụng vốn vay và phương án trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó các yếu tố khác phản ánh mức độ rủi ro tín dụng chỉ mang tính tương đối:

H2: Nguồn nhân lực ngân hàng có ảnh hưởng thuận chiều với mức độ rủi ro

tín dụng của ngân hàng Techcombank HQV.

Tarawneh (2002), trong nghiên cứu của mình nhằm tìm kiếm giải pháp để

giải quyết các vấn đề phải đối mặt với việc cấp tín dụng ngân hàng, nghiên cứu chỉ ra rằng cần phải chú trọng đến quản lý để cung cấp trực tiếp và hướng dẫn cho những khách hàng đầu tư tiền của họ, công bố những nhận thức của ngân hàng trong toàn bộ các tổ chức, nguồn lực con người phát triển hoạt động trong các ngân hàng thương mại, cần xem xét các chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại để phù hợp với thực tế tình hình kinh tế.Althaher và những công sự, (2007), kết quả nghiên cứu đầy đủ về tín dụng, sự thiếu thông tin, thiếu theo dõi khách hàng sau khi cấp các khoản tín dụng, khách hàng không sử dụng khoản vay cho mục đích mà nó đã được cấp, mở rộng phi lý trong đầu tư, và các thay đổi trong hành vi và uy tín của khách hàng.

H3: Chính sách tín dụng có ảnh hưởng thuận chiều với rủi ro tín dụng của

ngân hàng Techcombank HQV

Theo Basel II quy định:

Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị (HĐQT) có trách nhiệm phê duyệt và rà soát định kỳ (ít nhất là hàng năm) chiến lược và chính sách về rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chiến lược này phản ánh sức chịu đựng của ngân hàng đối với rủi ro và mức độ sinh lời mà ngân hàng dự kiến đạt được khi phải gánh chịu các loại rủi ro tín dụng.

lược rủi ro tín dụng do HĐQT phê duyệt và xây dựng chính sách, quy trình để nhận dạng, đo lường, kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng. Những chính sách và quy trình này cần chỉ rõ rủi ro tín dụng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng ở từng khoản tín dụng cũng như ở cấp độ quản lý danh mục.

Như vậy, chính sách tín dụng của ban lãnh đạo Ngân hàng Techcombank nói chung cũng như ban giám đốc điều hành Techcombank Hoàng Quốc Việt nói riêng có ảnh hưởng lớn tới rủi ro tính dụng tại Techcombank Hoàng Quốc Việt.

H4: Công tác quản trị của Ngân hàng có ảnh hưởng thuận chiều với rủi ro

tín dụng của ngân hàng Techcombank HQV.

Liên quan đến công tác quản trị tín dụng, Basel II có một số nguyên tắc như sau:

Nguyên tắc 5: Ngân hàng phải xây dựng các hạn mức tín dụng tổng thể cho mỗi khách hàng hoặc đối tác vay vốn, hoặc nhóm khách hàng có liên được tổng hợp lại theo các loại rủi ro khách nhau theo các phương pháp có nghĩa và có thể so sánh được cả trong sổ ngân hàng và sổ kinh doanh cả trong và ngoài bảng tổng kết tài sản.

Nguyên tắc 6: Ngân hàng cần phải có quy trình rõ ràng cho việc phê duyệt mới, sửa đổi, cấp lại hoặc tái tài trợ các khoản tín dụng hiện tại.

Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng phải được thực hiện trên nguyên tắc thận trọng và khách quan. Cụ thể là các khoản tín dụng cho các công ty và cá nhân có liên quan phải được giám sát và quan tâm đặc biệt, cần có những biện pháp thích hợp để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro trong việc cho vay.

Như vậy, rủi ro tín dụng phụ thuộc nhiều vào công tác quản trị tín dụng của toàn hệ thống Techcombank nói chung và Techcombank Hoàng Quốc Việt nói riêng.

H5: Yếu tố kinh tế vĩ mô và chính sách pháp luật có mối tương quan thuận

Albulescu (2009) xem xét các yếu tố nội sinh liên quan đến điều kiện kinh tế vĩ mô như yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Trong mô hình ông đã đưa ra lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng trưởng tiền lương, tốc độ tăng trưởng tiền gửi và tỷ lệ thất nghiệp.

Kobayashi (2011) đã nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ vào khả năng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp không có sự lựa chọn nhưng vay vốn ngân hàng để trang trải chi phí lao động. Theo Heffernan (2005), các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng có hệ thống; và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng không có hệ thống. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng có hệ thống là: (i) các yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ lệ việc làm, tăng trưởng tổng sản phẩm trong quốc nội, chỉ số chứng khoán, tỷ lệ lạm phát và biến động của tỷ giá hối đoái; (ii) thay đổi trong chính sách kinh tế như những thay đổi trong chính sách tiền tệ và thuế, thay đổi pháp luật kinh tế, cũng như hạn chế nhập khẩu và kích thích xuất khẩu; (iii) và những thay đổi chính trị hoặc những thay đổi trong chủ trương của Đảng.Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng không có hệ thống là những yếu tố cụ thể: (i) yếu tố cá nhân, khả năng thanh toán tài chính và vốn, khoản bảo đảm tín dụng; (ii) và các công ty như quản lý, tình hình tài chính, các nguồn vốn và báo cáo tài chính, khả năng chi trả các khoản vay và các yếu tố cụ thể của các ngành công nghiệp củadoanh nghiệp. Các yếu tố cụ thể ngành công nghiệp có thể bao gồm các cấu trúc và kinh tế của ngành công nghiệp, sự trưởng thành của ngành công nghiệp và sự ổn định của nó.

H6: Việc đánh giá, phân tích trước khi cấp tín dụng có ảnh hưởng thuận

chiều với rủi ro tín dụng của ngân hàng Techcombank HQV.

Nghiên cứu của Thaher và Alamrat, (2006) nhằm kiểm tra kỳ hạn để cấp tín dụng, giai chuẩn bị cấp tín dụng và các giai đoạn thực hiện cấp tín dụng và giai đoạn sau khi cấp tín dụng, và các bên liên quan như các chi nhánh ngân hàng, quản lý cơ sở và quản lý cấp cao, các kết quả cho thấy không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các giai đoạn trước khi cấp tín dụng và giai đoạn thực hiện tín dụng

và giữa các cơ sở không rõ ràng, những khuyến nghị quan trọng nhất để kích hoạt sự kiểm soát để làm tăng hiệu quả của các khoản cấp tín dụng. Đồng thời trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trước khi cấp các khoản tín dụng các ngân hàng cần phân tích tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả của tín dụng.

H7: Công tác thanh tra giám sát tín dụng có ảnh hưởng thuận chiều với rủi

ro tín dụng của ngân hàng Techcombank HQV

Nghiên cứu của Abu Muammar, (2007) ,vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển các ngành kinh tế đa dạng và từ quan điểm của các chủ sở hữu và các nhà quản lý của công ty, nghiên cứu kết luận rằng chất lượng sản phẩm tín dụng và công tác quản trị đóng vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Trong nghiên cứu này tác giả đề cập đến vai trò của quản trị ngân hàng đối với công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng trên các phương diện:Sự độc lập giữa các chức năng: cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định và phê duyệt; kiểm tra nội bộ, kiểm tra của lãnh đạo, kiểm tra chuyên đề. Bên cạnh đó ngân hàng cần chú trọng hoạt động đa dạng hóa sản phẩm tín dụng để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng nhằm phân tán rủi ro. Thêm vào đó, lỗi con người, thiếu kiểm soát để ngăn chặn các giao dịch trái pháp luật hoặc không phù hợp được thực hiện, báo cáo gian lận và sai sót có thể dẫn đến những tổn thất phát sinh thêm do thất bại quá trình nội bộ, con người và hệ thống điều hành (Medova, 2001).

Dựa trên phân tích các công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, tác giả hình thành nên mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt như sau:

Hình 2.2. Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng tại Techcombank Hoàng Quốc Việt

Theo các cơ sở trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Techcombank Hoàng Quốc Việt như sau:

RR= β0+β1KH+ β2NL+ β3CS+ β4QT+ β5VM+ β6+ β7TT+ εi

Trong đó: RR là biến phụ thuộc: rủi ro tín dụng tại Techcombank Hoàng QuốcViệt . Trong đó các giả thiết nghiên cứu được tóm tắt tại bảng dưới đây:

Tên nhân tố Ký hiệu Nguồn Kỳ vọng

nghiên cứu

Yếu tố khách hàng KH Aqel (2001) +

Nguồn nhân lực ngân

hàng NL

Tarawneh (2002), Althaher và

các công sự, (2007) +

Chính sách tín dụng CS Thaher và Alamrat, (2006) +

Yếu tố quản trị ngân

hàng QT Abu Muammar, (2007) +

Yếu tố kinh tế vĩ mô VM Theo Heffernan (2005); +

Yếu tố khách hàng

Nguồn nhân lực ngân hàng

Chính sách tín dụng

Công tác quản trị ngân hàng

Yếu tố kinh tế vĩ mô, chính sách pháp luật

Phân tích tín dụng

Thanh tra, giám sát tín dụng

Rủi ro tín dụng tại ngân hàng Techcombank HQV

Kobayashi (2011)

Phân tích tín dụng PT Thaher và Alamrat, 2006 +

Thanh tra, giám sát

tín dụng GS Medova, 2001 +

2.3. Thiết kế bảng hỏi và thang đo

2.3.1. Xây dựng thang đo

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo Likert 5 bậc trong việc đo lường các nhân tố tác động đến thực trạng QTRR của ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Quốc Việt nhằm cung cấp những kết quả nhất quán qua những lần đo khác nhau được coi là có độ tin cậy. Đo lường đảm bảo độ tin cậy là cách loại trừ sai số ngẫu nhiên và cung cấp được dữ liệu tin cậy.

Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý/ Rất cao

Bậc 4: Đồng ý/ Cao

Bậc 3: Không ý kiến/ Bình thường

Bậc 2: Không đồng ý/ Thấp

Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý/ Rất thấp

Với các yếu tố về đặc điểm cá nhân : được kết hợp sử dụng một số thang đo như thang đo định danh đối với các thông tin về giới tính, trình độ văn hóa, chức vụ, chuyên môn.

2.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi là một công cụ dùng để thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo logic nhất định. Bảng câu hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời

trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Nội dung bảng hỏi và các thang đo biến nghiên cứu:

Phần I : Thông tin cá nhân bao gồm: Tên, giới tuổi, đại chỉ, chức vụ, kinh nghiệm, số điện thoại, email…

Phân II: Thang đo khảo sát điều tra của 6 nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng Techcombank Hoàng Quốc Việt ( Sử dụng thang đo likert 1 5 để đánh giá)

Bảng 2.1. Mã hóa biến nghiên cứu

o Yếu tố thuộc về nội tại Ngân hàng

STT Biến Diễn giải

01 NL

Trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng Techcombank đáp ứng yêu cầu, có tư cách đạo đức, thái độ làm việc tốt, thường xuyền được trau dồi, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn

02 CS Chính sách tín dụng được xây dựng khoa học, chặt chẽ đáp ứng nhu cầu kiểm soát được rủi ro tín dụng

03 QT

Xây dựng quy trình đảm bảo sự độc lập giữa các chức năng: cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định và phê duyệt, Công tác kiểm tra nội bộ của Hội sở chính Techcombank với Chi nhánh, kiểm tra của lãnh đạo trong nội bộ Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, kiểm tra chuyên đề được tiến hành định kỳ, thường xuyên

04 PT

Thực hiện phân tích đánh giá khách hàng đầy đủ, đúng quy trình đảm bảo đưa ra quyết định cấp tín dụng hợp lý nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hoàng quốc việt, hà nội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)