Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hoàng quốc việt, hà nội (Trang 77)

2.4.2 .Phương pháp thu thập số liệu

3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt

giai đoạn 2012 đến 30/06/2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 30/06/2015

Thu dịch vụ ròng 18 19 22 12

Hoạt động thanh toán quốc tế 4.25

5.28

5.83 3.18 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

2.42 4.30 4.63 2.64

Hoạt động bảo lãnh

7.78 7.38

9.22 4.20 Hoạt động thanh toán trong

nước và các dịch vụ khác ( ebanking, phí BSMS, W.U, phí hoa hồng bảo hiểm)

3.54 2.04 2.32 1.98

(Nguồn: Trích từ Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh hàng năm)

Từ bảng tổng hợp trên có thể thấy nguồn thu từ dịch vụ ròng có xu hướng tăng từ năm 2012 đến 30/06/2015. Hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh thực hiện chủ yếu là: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh bảo hành, cam kết mở thư tín dụng (L/C). Dịch vụ thanh toán: bao gồm thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế. Trong đó, phí dịch vụ thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế chiếm khoảng 23%/tổng phí thanh toán của Chi nhánh. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: Với các sản phẩm hiện có của Techcombank, Chi nhánh luôn đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đa dạng của khách hàng, đảm bảo cạnh tranh và hiệu của Chi nhánh. Dịch vụ khác: dịch vụ thẻ, thanh toán hóa đơn, thu hộ, ngân quỹ, bảo hiểm… tăng đều qua các năm.

3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Hoàng Quốc Việt. Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

3.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng rủi ro tín dụng tại Techcombank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt. nhánh Hoàng Quốc Việt.

3.2.1.1. Nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Trong những năm gần đây, những khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại trong đó có Chi nhánh Techcombank Hoàng Quốc Việt. Nợ quá hạn là một trong những dấu hiệu rủi ro xảy ra có nguy cơ tạo nên tổn thất mất vốn của Chi nhánh.

Bảng 3.5: Nợ quá hạn tại Techcombank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2012 đến 30/06/2015

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 30/06/2015

Dư nợ tại Chi nhánh 663 789 812 837

Nợ quá hạn 30.44 37.10 54.22 32.56 Tỷ lệ nợ quá hạn 4.59% 4.70% 6.68% 3.89% Khách hàng có dư nợ 321 411 397 388 Khách hàng có nợ quá hạn 33 45 47 40 Tỷ lệ KH có nợ quá hạn/KH có dư nợ 10.28% 10.95% 11.84% 10.31%

(Nguồn: Trích từ Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh hàng năm)

Nợ quá hạn có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây, thời điểm 31/12/2012, dư nợ quá hạn ở mức 30.44 tỷ đồng. Đặc biệt, dư nợ quá hạn có sự gia tăng đột biến trong năm 2014, nợ quá hạn là 54.22 tỷ đồng. Nguyên nhân xuất phát từ cả sự gia tăng nợ quá hạn của cả đối tượng khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo, dư nợ quá hạn tại chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã được giảm về mức 32.56 tỷ đồng, chiếm 3.89% tổng dư nợ của Chi nhánh.

Cùng với sự gia tăng của nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn cũng ở mức tương đối cao, đặc biệt trong năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 6.68%. Tuy nhiên, đến 30/06/2015, tỷ lệ nợ quá hạn được giảm xuống và khống chế ở mức 3.89%.

Biểu đồ 3.1. Số lƣợng khách hàng có nợ quá hạn qua các năm tại Techcombank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Số lượng khách hàng có nợ quá hạn, tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn còn ở mức khá cao. Số lượng khách hàng có nợ quá hạn tăng nhanh từ 2013 so với 2012 và giảm nhẹ trong những thời gian nghiên cứu còn lại.

Khi đánh giá nợ quá hạn tại Chi nhánh, chỉ tiêu cũng cần quan tâm xem xết đến là cơ cấu nợ quá hạn theo ngành nghề. Qua các năm nghiên cứu, cơ cấu dư nợ quá hạn theo ngành nghề tại Techcombank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt như sau:

Bảng 3.6. Dƣ nợ quá hạn theo ngành nghề tại Techcombank Hoàng Quốc Việt qua các năm 2012 – 30/06/2015

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 30/06/2015

Tổng dƣ nợ quá hạn 30.44 37.10 54.22 32.56

1. Xơ sợi - dệt may 10.00 9.15 8.33 5.12

2. Dược và dịch vụ y tế 9.01 7.01 9.12 8.66

3. Thương mại 8.11 11.89 24.11 11.69

4. Xây lắp 2.10 3.98 6.05 7.01

5. Ngành khác 1.22 5.07 6.61 0.08

Nợ xấu đối với ngành thương mại có xu hướng gia tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2014, dư nợ quá hạn là 24.11 tỷ đồng. Trong khi đó, ngành xơ sợi – dệt may, dư nợ quá hạn đã dần được kiểm soát và giảm dần qua các năm. Đến thời điểm 30/06/2015, dư nợ quá hạn ngành xơ sợi – dệt may là 5.12 tỷ đồng. Ngành xây lắp cũng có nợ quá hạn tăng qua các năm, đến 30/06/2015 là 7.01 tỷ đồng.

Biểu đồ 3.2. Nợ quá hạn theo ngành nghề tại Techcombank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt từ 2012 đến 30/06/2015

Do đó, trong thời gian tới Chi nhánh cũng cần xây dựng những chính sách phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng riêng biệt đối với từng ngành nghề có dư nợ chiếm tỷ trọng lớn tại Chi nhánh để có biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với từng mảng hoạt động này.

3.2.1.2. Nợ xấu

Nợ quá hạn là dấu hiệu rủi ro ban đầu thì nợ xấu là chỉ tiêu phản ảnh mức độ tổn thất có nguy cơ xảy ra một cách rõ rệt hơn.

Bảng 3.7: Phân loại nợ tại Techcombank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2012 đến 30/06/2015 Đơn vị: tỷ đồng Tổng dƣ nợ 2012 2013 2014 30.6.2015 Nhóm 1 417.74 564.90 610.48 636.12 Nhóm 2 228.74 198.83 177.00 183.30 Nhóm 3 11.27 14.36 16.32 15.74 Nhóm 4 5.25 10.91 8.20 1.84 Nhóm 5 - - - -

(Nguồn: Trích từ Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh hàng năm)

Trong giai đoạn từ 2012 đến 30/06/2015, nợ xấu (nợ nhóm 3-5) cũng có dấu hiệu gia tăng nhẹ, tuy nhiên đã được khống chế và giảm vào thời điểm 30/06/2015. Năm 2012, nợ xấu chiếm tỷ trọng 2.49%, năm 2013 là 3.2%, năm 2014 là 3.02 % và thời điểm 30/06/2015 là 2.1%. Trong thời gian từ 2012 đến 30/06/2015, Chi nhánh đã nỗ lực tối đa trong việc kiểm soát nợ xấu, tránh phát sinh nợ xấu mới, tích cực thu hồi nợ xấu cũng như áp dụng các biện pháp khác như bán nợ, cơ cấu thời hạn trả nợ, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh….

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu nợ các nhóm tại Techcombank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt thời điểm 30/06/2015

Trong thời gian tới, để hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, đòi hỏi tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong công tác thu hồi nợ quá hạn, giảm nợ xấu (nợ nhóm 3-4) tại Chi nhánh.

3.2.1.3. Trích lập dự phòng rủi ro và bù đắp rủi ro tín dụng

Trích lập dự phòng rủi ro cấu thành chi phí hoạt động của Chi nhánh và là nguồn dự phòng để bù đắp tổn thất xảy ra trong hoạt động tín dụng. Do đó, tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà Nước nói chung và của Techcombank Hội sở chính nói riêng, chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo cơ cấu Nhóm nợ trên và tài sản bảo đảm của Khách hàng.

Bảng 3.8: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012–30/06/2015

Đơn vị: tỷ đổng STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 30/06/2015 1 Dư nợ tín dụng bình quân 641 777 786 796 2 Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập 8.33 10.88 14.94 9.55 3 Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng 1.3% 1.4% 1.9% 1.2%

(Nguồn: Trích từ Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh hàng năm)

DPRR tín dụng bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dư nợ từ nhóm 2 -5 của Chi nhánh có dấu hiệu gia tăng qua các năm và được khống chế giảm dần vào thời điểm 30/06/2015. Tuy nhiên, các khoản cho vay chủ yếu là có tài sản bảo đảm đã góp phần giảm chi phí từ việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động của Chi nhánh thời gian qua.

3.2.1.4. Mô hình nhận diện, hạn chế rủi ro tín dụng

Nhận thức rõ vai trò thiết yếu của việc hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt động của toàn Ngân hàng, Techcombank đã xây dựng chiến lược nhận biết và hạn chế rủi ro tín dụng đối với toàn hệ thống nói chung và các Chi nhánh nói riêng trên cơ sở các nguyên tắc:

- An toàn trong hoạt động cho vay;

- Đa dạng danh mục cho vay;

- Đơn giản, thuận tiện trong quy trình;

- Cam kết đầu tư vào phát triển con người và hệ thống;

- Các chính sách thận trọng có tầm nhìn dài hạn.

Để đạt được các mục tiêu trên, yếu tố quan trọng đầu tiên là phải xây dựng được một bộ máy quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả trên cơ sở nền tảng con người và công nghệ, đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh doanh và mức độ rủi ro của Ngân hàng từng thời kỳ. Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng được phân thành 2 cấp tại Hội sở chính và Chi nhánh.

Tại Hội sở chính: Tổ chức bộ máy hoạt động và kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Phòng Quản lý tín dụng hội sở

- Hội đồng quản trị: Phê duyệt chính sách tín dụng, giới hạn tăng trưởng tín dụng hàng năm, cơ cấu và giới hạn quản lý an toàn, chất lượng và hiệu quả

- Ban Tổng giám đốc: Xác định định hướng, lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng; Trực tiếp điều hành, theo dõi, giám sát chất lượng tín dụng; Xét duyệt tín dụng theo uỷ quyền của HĐQT, các khoản tín dụng vượt thẩm quyền của Chi nhánh

- Phòng Quản lý tín dụng Hội sở: Theo dõi, giám sát đánh giá chất lượng tín dụng, quản lý danh mục đầu tư tín dụng toàn hệ thống; Tái thẩm định các hồ sơ tín dụng của Chi nhánh trước khi trình lên Ban TGĐ, HĐTD Hội sở; Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc xây dựng chính sách tín dụng, xây dựng và tổ chức triển khai các văn bản quy định liên quan đến hoạt động tín dụng

- Ban Giám đốc: Thực hiện vai trò lãnh đạo, chức năng phê duyệt tín dụng theo Ủy quyền của Tổng giám đốc. Bên cạnh đó, để tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng, đồng thời nâng cao tính chủ động trong kinh doanh tại Chi nhánh, Hội đồng tín dụng tại các Chi nhánh được thiết lập với các thành viên và mức thẩm quyền phán quyết theo Ủy quyền của Tổng giám đốc từng thời kỳ.

- Phòng kinh doanh: Tại Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, Phòng kinh doanh bao gồm: Phòng doanh nghiệp (phục vụ khách hàng doanh nghiệp) và Phòng bán lẻ (phục vụ khách hàng cá nhân) với chức năng: Thực hiện marketing, tiếp thị sản phẩm; Tiếp xúc khách hàng, tập hợp hồ sơ, thẩm định tín dụng; Theo dõi hoạt động của Khách hàng, đôn đốc thu nợ;

- Ban thẩm định và kiểm soát tín dụng: Theo dõi giám sát, kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh; Tái thẩm định các khoản vay của Phòng kinh doanh; Hướng dẫn triển khai và kiểm soát việc thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động tín dụng tại Chi nhánh;

- Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh: Thực hiện các công việc, thủ tục trong quá trình giải ngân; Hạch toán kế toán nghiệp vụ tín dụng; Kiểm soát hồ sơ tín dụng trước khi giải ngân, phát hành bảo lãnh.

Như vậy, mô hình hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện đồng thời tại cả cấp Hội sở chính và Chi nhánh. Đối với Hội sở chính, mô hình cơ cấu tổ chức được thiết lập nhằm kiểm soát, giám sát đối với hoạt động tín dụng của toàn hệ thống Techcombank. Đối với cấp độ Chi nhánh, các Phòng ban cũng được thành lập, tổ chức nhằm kiểm soát hoạt động cấp tín dụng ở các giai đoạn từ thẩm định đến khâu cuối cùng là giản ngân, đảm bảo sự kiểm soát giữa các phòng ban để hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.

3.3.2 Đánh giá một số ƣu điểm, hạn chế trong việc nhận diện, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank Hoàng Quốc Việt

3.3.2.1. Về việc nhận dạng, phân tích, đo lường, theo dõi, cảnh báo và kiểm soát rủi ro tín dụng. soát rủi ro tín dụng.

* Những ưu điểm:

- Chi nhánh đã ý thức được hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều loại rủi ro, Ban lãnh đạo Ngân hàng có sự chú trọng đến việc phân tích , đánh giá và quản lý các loại rủi ro chủ yếu như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý.

- Về hoạt động tín dụng, Ban lãnh đạo ngân hàng nhận biết được khá đầy đủ các loại rủi ro tín dụng trong điều kiện môi trường hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và định lượng các loại rủi ro tín dụng theo đặc điểm hoạt động, chính sách tín dụng và năng lực của Techcombank.

- Techcombank nói chung và Chi nhánh Techcombank Hoàng Quốc Việt nói riêng đã đưa vào sử dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp và xem như là một thước đo rủi ro chung đối với khách hàng. Hệ thống này khắc phục được tình trạng cùng một khách hàng, cùng một đề nghị xin vay nhưng có Chi nhánh trong hệ thống của ngân hàng kiên quyết từ chối trong khi Chi nhánh khác lại sẳn sàng cho vay.

- Mọi hoạt động chủ yếu của Chi nhánh đều được thiết kế các thủ tục kiểm soát theo sự đánh giá bản chất của từng loại nghiệp vụ. Về nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng đã xây dựng được quy trình tín dụng khá đầy đủ và kỹ càng, trong đó :

+ Có sự phân công, phân nhiệm giữa cấp xét duyệt nghiệp vụ và những người thực hiện nhiệm vụ.

+ Đảm bảo tính độc lập giữa chức năng thực hiện nghiệp vụ tín dụng và chức năng kế toán, giữa chức năng thực hiện nghiệp vụ tín dụng và chức năng bảo vệ tài sản, thu chi tiền.

+ Tồn tại sự kiểm soát quá trình xử lý thông tin về các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động tín dụng ngân hàng như : kiểm soát chứng từ giải ngân, kiểm soát sự cập nhật vào hệ thống xử lý..

+ Quy định về bảo quản, lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ tài sản đảm bảo.

+ Thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá tính hiệu quả và rủi ro của danh mục cho vay.

- Chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại trong quản trị ngân hàng. Đường truyền thông tin được kết nối trên toàn hệ thống để các đơn vị trong cùng hệ thống có thể trao đổi, truyền đạt thông tin về chính sách của ngân hàng.

- Xây dựng các quy trình, cầm nang hướng dẫn nghiệp vụ và phổ biến đến các cấp thông qua các buổi họp, các buổi tập huấn. Có bộ phận cập nhật thông tin về ngành nghề và cung cấp cho khách hàng như : thông tin cà phê, cao su, điều, tiêu, kim loại…

* Những tồn tại.

� Chưa phân tích và định lượng một cách đầy đủ các loại rủi ro tín dụng và chưa xây dựng một quy trình giám sát đầy đủ nhằm hạn chế các loại rủi ro này và không có các kế hoạch để đối phó trong các trường hợp có biến động đột xuất của môi trường kinh doanh, sự thay đổi cơ cấu tổ chức, thay đổi công nghệ….

� Hệ thống đánh giá tín dụng còn mang tính chất cảm tính, chủ quan nên việc xét duyệt cho vay phần nhiều dựa trên tài sản thế chấp và dựa trên sự trình bày của cán bộ tín dụng về khách hàng, thiếu sự kiểm tra, tái thẩm định lại thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hoàng quốc việt, hà nội (Trang 77)